ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ
1.3.1. Giai đoạn trước năm
Ra đời vào thời Vua Lê Thánh Tông - nhà Lê (năm 1483), Quốc triều hình luật (hay Bộ luật Hồng Đức) là một trong những văn bản pháp luật còn được lưu giữ thể hiện sâu sắc các giá trị pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong
lĩnh vực hình sự và TTHS.
Bắt người trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương Đoán ngục, Bộ vong và một số quy định khác trong bộ luật. Đặc biệt, trong một số trường hợp, Bộ luật còn quy định các quy tắc bắt người phạm tội quả tang; đồng thời, các quy định chế tài với người vi phạm như Điều 410 về "bắt gian
phu trong đêm tối, đã bắt được rồi, mà cỏn đánh chết thì xử tội đồ..."', Điều 425
về "Bat được kẻ giết người mà tự tiện giết đi thì xử nhẹ hơn giết người 2
bậc..."; Điều 459 "Những người bắt được kẻ cướp mà tự tiện thả ra, thỉ xử tội lưụ.."; Điều 462 "Bắt được trộm cưóp, mà khơng biên... lại tự ỷ lấy đi, thì xử tội biếm ba tư, bồi thường gấp đôị.. ”.
Các quy định về thời hạn và chống sự tuỳ tiện lạm quyền cũng được thể hiện cụ thể "nếu tự tiện sai bắt, thì cũng bị phạt" (Điều 667); "nếu chưa cho
phép mà quan tra án đã sai bat những kẻ bị cung xưng thì xử tội như luật
định" (Điều 666); kỳ hạn không xét xử được xác định "lấy ngày bắt bị cáo
đến hầu kiện làm ngày đầu" (Điều 671). Ngoài ra, các quy định tại Điều 702,
Điều 703, Điều 704 xác định thấm quyền bắt người bị kiện, phạm nhân chủ yếu thuộc về ngục giám.
Bắt người trong Quốc triều hình luật chưa thể hiện rõ nội dung của một BPNC trong TTHS như PLTTHS hiện đại; mặt khác, chưa có sự tách biệt rõ ràng với BPNC khác. Mặc dù vậy, các quy định nêu trên cho thấy ở thời kỳ này, chế độ phong kiến đã bắt đầu dành sự quan tâm đến các quy định TTHS
nhất là trong việc bảo đảm việc xét xử và hạn chế sự tuỳ tiện của hệ thống quan lại đối với việc bất ngườị