Quy định về biện pháp bắt người trong Hiến pháp một số nước trên thế gió

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)

ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ

1.4.1. Quy định về biện pháp bắt người trong Hiến pháp một số nước trên thế gió

nước trên thế giói

Quyền con người nói chung và quyền tự do thân thể nói riêng là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan cùa con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật các quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, quyền con người, quyền tự do thân thể của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Đe thực hiện tốt những quy định bảo đảm về quyền con người, quyền công dân này, các quy định trên đã được ghi nhận trong những bản Hiến pháp cùa mỗi quốc gia - văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của một quốc giạ

Trong Hiến pháp năm 1993 của Liên bang Nga, quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền tự do thân thể nói riêng của con người rất được coi trọng. Hiến pháp Nga đã xây dựng riêng 01 Chương (Chương II) các quyền và tự do của con người và công dân bao gồm 48 Điều (từ Điều 17 đến Điều 64).

Riêng đối với quyền tự do thân thể, Hiến pháp Nga có những quy định hết sức chi tiết và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, thực hiện tốt các thỏa thuận quốc tế đã ký kết đồng thời vẫn bảo đảm công tác tố tụng. Tại Điều 17 hiến pháp Nga đã quy định: “7. Ở Liên bang Nga, các quyền và

tự do của con người và công dân theo các nguyên tẳc và quy phạm đã được

công nhận rộng rãi của pháp luật quôc tê và theo Hiên pháp này được thừa

nhận và đảm bảọ

2. Các quyền và tự do cơ bàn của con người là không thể tách rời và thuộc về moi người từ lúc sinh ra" [18].

Mặt khác, trong hoạt động tố tụng, khi các co quan có thẩm quyền muốn áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp bắt người nói riêng cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật, không được tùy tiện áp dụng, tránh xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Tại Điều 22 Hiến pháp Nga cũng quy định: “7. Mỗi người đều có quyền tự do và bất khả xâm phạm cá

nhãn.

2. Chỉ được bắt, giam, tạm giam theo quyết định của tồ án. Khi chưa

có quyết định của tồ, khơng được giữ người quá 48 tiếng đồng hồ" [18].

Trong Hiến pháp năm 1982 của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tại Chương II từ Điều 33 đến Điều 56 bao gồm 24 Điều quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân. Theo Hiến pháp này, các quyền cơ bản và quan trọng của công dân đều được pháp luật tôn trọng và bảo đảm. Đối với việc bào vệ quyền tự do thân thể của công dân, Hiến pháp nước này cũng có quy định cụ thể tại Điều 37: “Ổíỉyển do thân thê Quyền tự do thân thê của

công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm.

Tất cả mọi công dân, trừ những người do Viện kiêm sát nhân dân phê

chuẩn hoặc quyết định hoặc những người do Toà án nhản dãn quyết định, và

do cơ quan công an thi hành, đều không bị bắt giữ.

Nghiêm cấm các hành vỉ giam giữ, bắt bớ trái pháp luật hoặc hạn chế tự do thăn thể công dân, nghiêm cấm việc xâm phạm thân thê công dân bất họp pháp" [18].

Trong Hiên pháp năm 1946 của Nhật Bản, quyên con người, quyên công dân đã được quy định tại Chương III các quyền và nghĩa vụ của nhân dân (từ Điều 10 đến Điều 40) [18],

Đối với quyền tự do thân thể, Hiến pháp Nhật có những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng đáp ứng được yêu cầu hoạt động tố tụng và đấu tranh phịng chống tội phạm. Theo đó tại Điều 33 Hiến pháp quy định: “Không ai bị

bắt bớ mà khơng có sự cho phép của Tịa án có thẩm quyền trong đó chi rõ hành vi phạm tội, trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang" [66].Thẩm quyền

bắt người trong trường hợp này chỉ được giao cho Tòa án và phải bảo đảm chỉ rõ hành vi phạm tội của người bị bắt. Việc quy định chặt chẽ như vậy giúp bảo đảm quyền và lợi ích của người bị bắt, tránh việc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng bắt tràn lan, lạm dụng. Mặt khác, tại Điều 34 cịn có các quy định giúp bảo vệ người bị bắt đồng thời bảo đảm quyền bào chừa của người này theo đó: “Khơng ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và

nếu khơng có luật sư bênh vực, khơng cỏ chủng cứ xác đáng. Nếu cỏ đơn

khiếu nại, cần phải được công bổ ngay tại phiên tồ cơng khai trước bị cáo

và luật sư” [18].

Khác với các nước trên, trong Hiến pháp năm 1958 của nước Cộng hịa Pháp lại khơng có một chương riêng quy định về quyền con người, quyền công dân nhưng các nhà nước vẫn bảo đảm thực hiện tốt việc bảo đảm quyền con ngườị Ngay tại lời mở đầu của bản Hiến pháp này đã nêu rõ “Nhãn dân

Pháp trịnh trọng tun bổ sự gan bó của mình với các quyền con người và các nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhãn dân như đã được quy định trong Tuyên ngơn nhân quyền và dân quyền 1789" [18]. Qua đó có thể thấy quan

điểm xuyên suốt, chỉ đạo của bản Hiến pháp này, luôn tôn trọng, bão vệ và báo đảm quyền con người, quyền công dân.

Đối với hoạt động bắt người, tước đi quyền tự do thân thể được Hiến pháp Pháp quy định tại Điều 66 theo đó: “Một người khơng thê bị bắt giữ khi

khơng có căn cứ pháp luật.

Cơ quan tư pháp, với tư cách là người báo vệ cho tự do cá nhãn, đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc này theo các điều kiện do pháp luật quy định” [18].

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 41)