Bắt bị can bị cáo để tạm giam ••• <-

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sụ VIỆT NAM

2.1.4. Bắt bị can bị cáo để tạm giam ••• <-

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 BLTTHS.

Thứ nhất, thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS nhân dân và VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tồ án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tồ, Phó Chánh tồ Tịa phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Thứ hai, đối tượng bị áp dụng là bị can, bị cáọ Thứ ba, thủ tục áp dụng:

về thể thức văn bản, lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấụ

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyên và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phái có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tố chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt ngườị

Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường họp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)