TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM ••••
3.2.1. về căn cứ áp dụng
Tiếp cận từ phương diện lịch sử, so sánh pháp luật một số quốc gia và thực tiễn ở Việt Nam, tác giả cho rằng bắt người nên được áp dụng theo hai hướng cụ thể:
A/ợí là, bắt người với tính chất là BPNC trong TTHS. về cơ bản, trong BLTTHS Việt Nam trong hầu hết giai đoạn lịch sử, bắt người vần thể hiện rõ ý nghĩa phòng ngừa đối với cơng cuộc đấu tranh, phịng chống tội phạm và giải quyết VAHS. Tuy nhiên, trong BLTTHS năm 2015 vẫn còn một số vướng mắc thiếu sự thống nhất như tác giả đã đề cập ở phần nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Việc này địi hỏi các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho bảo đảm sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật TTHS, tránh trường hợp xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo các quy định khiến việc áp dụng vào thực tiễn gặp khó khăn, gây lúng túng cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và gây hoang mang cho người dân.
Cụ thể, cần nghiên cứu xây dựng điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS theo hướng xây dựng nội hàm khái quát khái niệm người bị buộc tội là đối tượng của quyền buộc tộị Bởi lẽ phương pháp liệt kê trong cách xây dựng định nghĩa của một khái niệm thế hiện kỳ thuật lập pháp còn hạn chế và rủi ro pháp lý cao như liệt kê khơng đầy đủ hay chính sách pháp luật thay đổi dẫn tới phạm vi đối tượng có xu hướng mở rộng hoặc thu hẹp. Trong trường hợp này, trước hết cần bổ sung thêm người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp để bảo đảm tính thống nhất giữa với khoản 1 và khoản 2 Điều 109 BLTTHS năm 2015.
Hai là, băt người là biện pháp cưỡng chê thn t. Điêu này có thê
khơng xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa mà xuất phát từ yêu cầu pháp quyền, sự tôn trọng đối với nền TPHS thông qua việc cưỡng chế đối với hành vi chống đối hoặc không tuân thủ quy định BLHS và TTHS. Với tinh thần như vậy, căn cử áp dụng bắt người với vai trò là biện pháp cưỡng chế cần được xây dựng một cách cụ thể, đặc biệt là các quy định mang tính nguyên tắc. Bởi lẽ, thời điểm thủ tục bắt người được áp dụng thực tế chính là thời điểm một người thực sự bị tước quyền tự do do những nghi ngờ hợp lý về họ. Nói cách khác, các quy định mang tính nguyên tắc sẽ định hướng hoạt động áp dụng biện pháp bắt người một cách ổn định tránh tình trạng sai phạm và vi phạm từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Việc quy định song song hai hướng áp dụng sẽ giúp biện pháp bắt người được áp dụng một cách hiệu quả hơn đồng thời mang lại sự tồn diện
về nhận thức lý luận. Bởi lẽ, tính cưỡng chế là xuất phát điểm cho tính phịng ngừa trong biện pháp bắt ngườị
Thêm vào đó, nghiên cứu BLTTHS một số quốc gia cũng cho thấy, căn cứ áp dụng biện pháp bắt người cũng được ghi nhận một cách rất đa dạng về hướng tiếp cận mà chúng ta cần nghiên cứu (thay cho việc chỉ sử dụng các
trường họp cụ thể) như:
- Căn cứ về tính chất cưỡng chế: Bắt người được áp dụng khi các BPNC có tính cưỡng chế thấp hơn áp dụng không hiệu quả.
- Căn cứ áp dụng đồng thời: Thực tế trong một số trường họp bắt người về bản chất đã được áp dụng kể cả khi thực hiện lệnh áp giải, dần giải hay cần được áp dụng khi lệnh triệu tập tỏ ra không hiệu quả. PLTTHS một số quốc gia cho phép cá nhân có thấm quyền căn cứ vào những văn bản pháp lý cá biệt (thường là lệnh) là căn cứ áp dụng cho biện pháp bắt ngườị
Ngoài ra, tác giả cho răng cân bô sung thêm quy định cho phép quân chúng nhân dân áp dụng biện pháp bắt người vói “ồíỉ/ kỳ người nào đã trốn
khôi trại giam Bởi lẽ, thực tiễn cho thấy các cơ sở giam giữ bao giờ cũng
cấp phát tư trang cho người bị giam giữ; khả năng rất lớn người trốn khỏi cơ sở giam giữ vần sẽ mang trang phục cùa trại giam, quần chúng có thể nhận ra, đặc biệt trong trường hợp trước khi cơ sở giam giữ phát hiện và kịp thời ra lệnh truy nã.