TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM ••••
3.3.2. Tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngưòi dân
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hộị Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, người dân sẽ được trang bị những tri thức cơ bàn về pháp luật từ đó xây dựng nên nền móng cơ bản hồn thiện hành lang pháp lý, giúp người dân hiểu biết về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Đồng thời góp phần định hướng lịng tin của nhân dân vào các giá trị của pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành hệ thống các hành vi chuẩn mực ở mồi cá nhân.
Muốn nâng cao ý thức pháp luật của người dân về pháp luật TTHS nói chung và việc áp dụng biện pháp bắt người nói riêng địi hỏi phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phồ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt ngườị Đây là cầu nối, là con đường ngắn nhất để đưa những quy định của pháp luật TTHS đến với người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người là giúp người dân hiểu được các quyền lợi và nghĩa vụ
pháp lý của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS nói chung và hoạt động áp dụng biện pháp bắt người nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người cho người dân trên địa bàn cả nước cần:
Thứ nhất, cần phát huy vai trò của của Đảng ủy các cấp, chính quyền
địa phương bởi đây là những cá nhân, cơ quan đại diện cho nhân dân, gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Yêu cầu Đảng ủy, chính quyền các cấp phái thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban ngành đoàn thể trực thuộc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các thành viên và người dân.
Thứ hai, cần liên tục đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp với địa bàn cơ sở cũng như đối tượng tiếp nhận tuyên truyền, phổ biến. Đặc biệt cần phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người cho người dân. Bởi đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đưa các thơng tin về pháp luật nói chung và các quy định về BPNC bắt người nói riêng đến với người dân.
Mặt khác, yêu cầu các cấp chính quyền địa phương xây dựng một đội ngũ có chun mơn, nghiệp vụ thực hiện việc tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn. Đội ngũ này sẽ vừa đàm nhiệm vai trò lên kế hoạch vừa trực tiếp thực hiện các biện pháp, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Có thể tham khảo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hay của các địa phương khác về áp dụng cho địa phương mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện của địa phương. Ví dụ như: Thường xuyên tố chức các cuộc thi tìm hiếu pháp luật về biện pháp bắt người; xây dựng các nhà sách, tủ sách pháp luật trên địa bàn; thông
qua hệ thông giáo dục tại các trường học trên địa bàn; xây dựng trang web tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân;...
Thứ ba, cần bào đảm về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về BPNC bắt người cho người dân phải đơn giản, dễ hiểu và đặc biệt là phải dễ nhớ. Vì đa phần người dân trên địa bàn là lao động chân tay, dù là lao động trí thức thì cũng có rất ít người tìm hiếu về các quy định của pháp luật TTHS cũng như quy định về biện pháp bắt người trong TTHS nên hầu như không biết về các quy định áp dụng biện pháp bắt ngườị Để tuyên truyền, phố biến đạt hiệu quả cao, cần các cơ quan, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải xây dựng một hình thức, nội dung đơn giản, dễ hiểu, ấn tượng để thu hút người được tuyên truyền lắng nghe và ghi nhớ thay vì tuyên truyền một cách hời hợt, chỉ đọc các quy định của pháp luật khiến người nghe nhàm chán.
Thứ tư, cần tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
người dân. Neu người dân mà khơng có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, dù họ có hiểu biết pháp luật thì họ vẫn khơng thực hiện nghiêm chỉnh, vẫn vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật cho người dân phái liên tục tiến hành và phái có sự đơn đốc, kiểm tra của các ban, ngành, đồn thể, chính quyền địa phương. Xây dựng một mơi trường tơn trọng, tn thủ pháp luật, mọi người dân có ý thức chấp hành pháp luật tốt.