Những hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 76)

2.Ị5.3 Băt người phạm tội là người nước ngoà

2.3.2. Những hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót sau:

Thứ nhât, cịn đê xảy ra trường hợp băt sau phải trả tự do khơng xử lý

hình sự; nhiều trường hợp CQĐT cịn bắt người trái với quy định, vi phạm về trình tự thủ tục bắt người theo quy định của BLTTHS năm 2015.

Thứ hai, cịn xảy ra tình trạng nhầm lẫn về việc xác định căn cứ giữ

người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt cịn để xảy ra tình trạng lạm dụng các biện pháp bắt người, coi biện pháp bắt người như một biện pháp điều tra, xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là CQĐT đã lạm dụng biện pháp bắt người, trường họp không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt người nhưng CQĐT vẫn ra lệnh bắt mà không áp dụng BPNC khác phù hợp hơn.

Thứ ha, việc xác định căn cứ bất người phạm tội quả tang trong thực tế

gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp để xảy ra tình trạng xâm phạm đến sức

khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phâm của đôi tượng bị băt đặc biệt trong các trường hợp bắt trộm.

Thứ tư, công tác kiểm tra, xác minh thông tin cần thiết trong quyết định

truy nã còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát hiện, truy bắt đối tượng, gây khó khăn đối với các đơn vị chức năng và quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, xác minh và bắt giữ đối tượng bị truy nã.. Nhiều trường họp đối tượng trốn truy nã chỉ thay đối tên họ và vẫn ung dung cư trú tại địa bàn lân cận.

Những hạn chế, tồn tại trên có nhiều nguyên nhân như do số vụ việc, vụ án tăng nhiều trong tất cả các lĩnh vực, nhiều nhiệm vụ tăng theo quy định mới của pháp luật trong khi các đơn vị đều phải chấp hành cắt giảm biên chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ;... Nhưng những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng biện pháp bắt người là:

Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ những bất cập trong các quy định

của PLTTHS

Tại khoản 1 điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khấn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hỗn xuất cảnh”. Trong khi đó tại điểm đ khoản 1 Điều 4 giải thích: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” mà khơng có “người bị tố giác”, “kiến nghị khới tố”, do vậy theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì khơng thể áp dụng các BPNC đối với các đối tượng là người bị tố giác, kiến nghị khởi tố mà khơng có căn cứ chứng minh là áp dụng BPNC để ngăn chặn tội phạm. Việc quy định chưa thống nhất như vậy

khiến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt khi các cơ quan có thẩm quyền THTT đối mặt với các đối tượng có hiểu biết về pháp luật.

về thời hạn để ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp hoặc trả tự do cho người bị giữ là 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Thời hạn VKS xét phê chuẩn là 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn. Trong thực tế, nhiều trường hợp phức tạp, cần rất nhiều thời gian để xác minh các tình tiết để đưa ra các quyết định tố tụng chính xác. Tuy nhiên, việc quy định phải ra quyết định tố tụng trong vòng 12 giờ khiến việc xác minh tình tiết và ra quyết định tố tụng khơng bảo đảm chính xác. Có thể thấy việc xác định các căn cứ và ra quyết định tố tụng trong trường họp này phụ thuộc phần lớn vào ý chí chủ quan của chủ thể áp dụng. Nếu chủ thế áp dụng biện pháp bắt người nắm vững các quy định của pháp luật, có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vụ án và có thái độ khách quan thì việc xác định các căn cứ để ra quyết định tố tụng được chính xác. Ngược lại, sẽ dẫn đến những sai phạm trong tố tụng, bắt tràn lan, bắt oan người vô tộị

Mặt khác, trong BLTTHS năm 2015, quy định về bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp còn được quy định chung chung, phỏng đốn dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn khơng thống nhất. Việc quy định các tình tiết như: “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”; “người bị nghi thực hiện tội phạm”; “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ” hay “đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” trong thực tế cịn q chung chung, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể áp dụng biện pháp này và rất khó xác minh ngay lập tức. Neu xác minh đúng thì bảo đảm việc ngăn chặn tội phạm tiếp tục xảy ra, hạn

chê việc cản trở hoạt động tơ tụng của các cơ quan có thâm qun. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể áp dụng cho nên nếu chủ thể áp dụng chưa đúng, chưa đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật TTHS sẽ dễ dẫn đến việc áp dụng tràn lan, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người dân. Mặt khác, khi khơng áp dụng biện pháp này triệt để dễ dần đến tình trạng bở lọt người phạm tội, để tội phạm tiếp tục xảy ra hoặc người phạm tội có cơ hội bò trốn, cản trở hoạt động tố tụng sau nàỵ

77íứ hai, do nhận thức, thái độ, năng lực, trình độ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của những người có thẩm quyền THTT (cơng tác quản lý chỉ đạo giám sát, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhận thức và đạo đức cán bộ).

Áp dụng BPNC trong TTHS nói chung và áp dụng biện pháp bắt người nói riêng là một lĩnh vực đặc biệt, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân. Do đó, khi áp dụng các biện pháp này cần địi hởi những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền THTT phải có nhận thức đúng đắn, có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và đặc biệt phải có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp bảo đảm các hoạt động tố tụng được tiến hành một cách khách quan, đúng theo quy định pháp luật, không đế xảy ra oan sai, bở lọt tội phạm.

Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người trên địa bàn cả nước trong thời gian qua cho thấy một trong những nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác thực hiện biện pháp bắt người xuất phát từ chính nhũng cán bộ,

những cá nhân có thẩm quyền THTT. Một số người có thẩm quyền THTT chưa đáp ứng được trình độ chun mơn về pháp luật, trình độ về nghiệp vụ cịn hạn chế dẫn đến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn bắt người cịn lúng túng, thiếu chính xác. Cịn lúng túng trong việc xác định căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,

nhiêu trường hợp còn đê xảy ra tình trạng lạm dụng việc băt khân câp, chưa chấp hành nghiêm các quy định về trinh tự, thủ tục bắt người, chưa tập trung vào việc giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.

Còn để xảy ra tình trạng CQĐT triệu tập đối tượng lên trụ sở CQĐT làm việc rồi tiến hành bắt đối tượng, khơng có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập và người khác chứng kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 2015. Các Điều tra viên, cán bộ điều tra tự hoàn tất các thủ tục, trái với quy định của BLTTHS, làm cho việc áp dụng biện pháp bắt người không được khách quan, công bằng và nghiêm minh, xâm phạm quyền cơng dân.

Ngồi ra, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát hoạt động thực hiện biện pháp bắt người nói chung chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện, kiến nghị những giải pháp ngăn chặn các trường hợp

sai phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý tội phạm. Trong thực tế, việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cũa các cấp lãnh đạo nhất là của thủ trường, phó thủ trưởng CQĐT cịn chưa sâu sát, cịn xuất hiện tình trạng Điều tra viên trình lệnh, quyết định lên là ký, xem xét hồ sơ qua loa, sơ sài, việc hướng dần chỉ đạo mang tính chung chung, khơng đạt hiệu quả trong thực tiễn. Việc kiểm sát hoạt động áp dụng biện pháp bắt người của VKSND cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề rạ Việc kiểm tra, giám sát chưa được sâu sát, chặt chẽ, chưa phát hiện kịp thời những sai phạm của CQĐT trong việc bắt người để đưa ra các kiến nghị cần thiết khắc phục những vi phạm nàỵ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thấm quyền THTT với nhau trong hoạt động áp dụng biện pháp bất ngườị

Thứ ba, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Việc quy định mọi người dân đều có quyền bắt người phạm tội quả tang giúp vận động sức mạng của toàn xã hội trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dân ít hiểu biết về pháp luật khi thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang dễ dẫn đến trường

hợp băt người thiêu căn cứ, hay xâm hại đên sức khỏe, tính mạng của người bị bắt, đặc biệt trong các trường hợp bắt trộm. Trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang, pháp luật TTHS quy định mọi người đều có quyền bắt, sau khi bắt phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, VKS hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Nhiều trường hợp người dân không hiểu biết pháp luật, không giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc vi phạm pháp luật, thậm chí có thể bị xử lý hình sự đối với tội danh “bắt, giữ

hoặc giam người trái pháp luật” theo quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015.

Hiện nay, nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của biện pháp bắt ngườị Nhiều người cịn lầm tưởng, coi biện pháp này là một hình thức trừng phạt của nhà nước đổi với người phạm tội; coi việc áp dụng biện pháp bắt người là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, cá nhân có thấm quyền THTT, khơng liên quan đến bản thân, khơng tìm hiểu các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện biện pháp bắt người nhất là biện pháp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Việc thiếu tìm hiểu và hiểu biết pháp luật về việc bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã của người dân khiến khi áp dụng vào thực tiễn gặp khó khăn, lúng túng, khơng xác định được việc cần làm ngay sau khi bắt người dẫn đến các vi phạm về trình tự, thủ tục bắt ngườị Nhiều trường hợp người dân trong quá trình bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, thậm chí người dân có thể bị xử lý hình sự về tội bắt giữ ngưòi trái pháp luật quy định tại Điều 157 BLHS năm 2015. Những hạn chế này đã tạo ra tâm lý e ngại khi họ tham gia phối hợp cùng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp bắt người, thậm chí nhiều trường hợp người dân khơng hợp tác, có những vi chống đối lại các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Thứ tư, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng biện pháp bắt ngườị

Cơ sở vật, công cụ, phương tiện chât đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp bắt ngườị Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện về cơ sở vật chất, công cụ phương tiện hồ trợ công tác áp dụng biện pháp bắt người còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ cho việc áp dụng biện pháp bắt người khiến cho công tác này trong thực tiễn gặp khơng ít khó khăn, các cơ quan, cá nhân có thấm quyền thường xuyên phải khấc phục khó khăn để hồn thành cơng tác và nhiệm vụ được giaọ

về công cụ, phương tiện phục vụ cho việc áp dụng biện pháp bắt người được trang bị cho lực lượng chức năng bao gồm: Camera, sủng, máy ghi âm, còng số 8, áo giáp, lựu đạn cay, dùi cui điện, phương tiện giao thông,... tuy nhiên trang bị vẫn còn hạn chế. Nhiều trường họp cán bộ thi hành lệnh bắt người phải sử dụng đến phương tiện cá nhân, như: điện thoại di động, xe máy, xe taxi khi thực hiện việc bắt ngườị Điều đó không bảo đảm yêu cầu thực tiễn đề ra, trong khi các đối tượng phạm tội hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại để phạm tội thì lực lượng chức năng vẫn chưa được trang bị công cụ phương tiện đầy đủ, hiện đại đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đặc biệt các tội phạm liên quan đến ma túy, bn lậu thường xun có hàng “nòng” như: súng, lựu đạn, dao, kiếm,... và sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng khi bị truy bắt, việc này đe dọa đến tính mạng sức khỏe của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ.• • • ^2 • • • • • Mặt khác, do các đối tượng phạm tội ngày càng manh động, trang bị cơng cụ, phương tiện, vũ khí đầy dữ khi thực hiện tội phạm, đặc biệt nhiều trường hợp sẵn sàng đe dọa, trả thù người bắt khiến cho việc nhân dân tham gia, hồ trợ việc bắt các đối tượng phạm tội quả tang, đang bị truy nã trên địa bàn cụ thể rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơng tác đấu tranh và phịng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng và toàn thể nhân dân.

Kêt luận Chương 2

Chương 2 của Luận văn đã tập trung phân tích về các trường hợp bắt người theo quy định của BLTTHS năm 2015, như: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quà tang; bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong những trường hợp đặc biệt. Việc nghiên cứu này là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình áp dụng BPNC bắt người trên địa bàn cả nước.

Q trình phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật trên địa bàn cả nước, Luận văn đã làm rõ một số vấn đề như:

Thứ nhất, đánh giá khái quát tình hình tội phạm và công tác xử lý trên

địa bàn cả nước giai đoạn từ năm 2017 đến hết 06 tháng đầu năm 2021.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của Luật

TTHS về BPNC bắt người trên địa bàn cả nước giai đoạn từ năm 2017 đến hết 6 tháng đầu năm 2021. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét đánh giá về ưu điểm, hạn chế, bất cập cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập đó.

Những kết quá nghiên cứu trong Chương 2 của Luận văn sẽ là cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 76)