Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người bị giũ’ trong trường họp khẩn cấp

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 59)

2.Ị5.3 Băt người phạm tội là người nước ngoà

2.2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người bị giũ’ trong trường họp khẩn cấp

họp khẩn cấp

Cũng theo thống kê của VKSNDTC, trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết 06 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn cả nước có 63.244 đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp chiếm tỷ lệ

19,58% so với tổng số đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt ngườị

Cụ thê: Năm 2017, có 13.518 đơi tượng chiêm tỷ lệ 20,49%; năm 2018 có 12.121 đối tượng chiếm tỷ lệ 18,6%, giảm 1.397 đối tượng chiếm tỷ lệ 10,33%; năm 2019 có 13.730 đối tượng chiếm tỷ lệ 19,52%, tăng 1.609 đối tượng tương đương 13,27%; năm 2020 có 15.358 đối tượng chiếm tỷ lệ 19,62%, tăng 1.628 đối tượng tương đương 11,86%. 06 tháng đầu năm 2021 có 8.517 đối tượng chiếm tỷ lệ 19,67%. (Xem chi tiết tại Phụ lục 3).

Qua thống kê có thể thấy tỷ lệ đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu các trường hợp bắt người (chỉ chiếm tỷ lệ gần 20%).

Mặt khác, trong giai đoạn này, để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, VKS các cấp đã làm tốt nhiệm vụ kiềm soát hoạt động áp dụng BPNC bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc phê chuấn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Theo thống kê, trong giai đoạn này, VKS các cấp đã không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp đối với 473 trường hợp.

Khảo sát về thấm quyền áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường họp khẩn cấp, cũng trong giai đoạn này, trong tổng số 63.244 trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, có 61.521 trường hợp do CỌĐT tiến hành, chiếm tỷ lệ 97,28% và 1.723 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 2,72%. Cụ thể:

Năm 2017, trong 13.518 trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, có 13.281 trường họp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 98,25% và 237 trường họp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 1,75%.

Năm 2018, có 12.121 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có 11.860 trường họp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 97,85% và 261 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 2,15%.

Năm 2019, trong 13.730 trường họp băt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, có 13.338 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 97,14% và 392 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 2,86%.

Năm 2020, có 15.358 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có 14.857 trường họp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 96,74% và 501 trường hợp do các cơ quan khác tiến hành chiếm tỷ lệ 3,26%.

Trong 06 tháng đầu năm 2021, có 8.517 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có 8.185 trường hợp do CQĐT tiến hành chiếm tỷ lệ 96,1% và có 332 đối tượng do các cơ quan khác áp dụng chiếm tỷ lệ 3,9%. (Xem chi tiết tại Phụ lục 4).

Qua số liệu thống kê trong giai đoạn này cho thấy, đa phần các trường hợp áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do CỌĐT tiến hành (chiếm tỷ lệ trên 97%). Tỷ lệ áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do các cơ quan khác chiếm tỷ lệ rất thấp, một phần do phạm vi thẩm quyền áp dụng BPNC bắt người của CQĐT nhiều hơn các cơ quan khác, cơ cấu tội phạm chủ yểu thuộc lĩnh vực thẩm quyền của CQĐT thuộc Công an nhân dân, một phần do hạn chế về lực lượng của các cơ quan khác.

Có thể kể đến một số vụ như: Sáng ngày 19/05/2021, Công an tỉnh Đồng Nai triển khai lực lượng, khám xét khẩn cấp cây xăng 233 (Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) và nơi ở của đối tượng Bùi Ngọc Toàn trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả tại Đồng Nai, thu giữ nhiều vật chứng liên quan

đến hành vi buôn lậụ

Hay vụ, Công an tinh Đồng Nai đã ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Thanh Trung (sinh năm 1983), là "ơng trùm" đưịng dây mua, bán hố đơn giả trong

chuyên án 920G buôn lậu, sản xuât xăng giả do Phan Thanh Hữu câm đâu vào ngày 17/02/2021.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)