ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ
1.2.3. Yêu cầu bảo đảm quyền con ngi trong tố tụng hình sự
Quyền con người chính thức được pháp điển hóa và công nhận rộng rãi trong luật quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ haị Quyền con người đã dần trở thành một tiêu chuẩn đế đánh giá trình độ văn minh, phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Vì lẽ đó, bảo vệ quyền con người đã trở thành vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm và coi trọng, đặc biệt là việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS. vấn đề này đã được thể hiện rất rõ trong các Công ước quốc tế, điển hình tại Điều 9 Tun ngơn quốc tế nhân quyền năm 1948 đã có quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện”. Hay tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966, đã quy định rất chi tiết về việc bảo vệ quyền con người trong TTHS cụ thể:
“1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân. Không ai bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp có lý do và phải theo đúng thủ tục mà luật pháp đã quy định.
2. Bât cứ người nào bị băt giữ đêu phải được thông báo vào lúc họ bị bắt về nhũng lý do bị bắt và được thông báo ngay lập tức về những cáo buộc đối với mình”.
Có thê thây, trên trường quôc tê, quyên con người đã được quy định khá cụ thể và chi tiết, tạo chuẩn mực cho cộng đồng quốc tế có thể đánh giá trình độ phát triển về dân trí, chính trị, kinh tế, xã hội của mồi quốc giạ Đồng thời, điều này cũng giúp các quốc gia có thề dễ dàng trong việc nội luật hóa các Cơng ước quốc tế về quyền con người, băo vệ quyền con người được tốt hon.
ơ Việt Nam, việc bảo vệ, bảo đảm quyên con người luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Việc báo đảm quyền con người luôn là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã quy định:
“ 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thế, được pháp luật
bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tẩn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đoi xử nào khác xâm phạm thân tlìể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án nhân dãn, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiêm sát nhân dân, trừ trường họp phạm tội
quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định ”.
Trên cơ sở đó, BLTTHS năm 2015 đã ghi nhận cụ thể những nguyên tắc cơ bản bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong TTHS, có thể kể đến như: Điều 8 quy định về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân; Điều 10 quy định về bảo đâm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Điều 11 quy định về bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cá nhân, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân; Điều 12 quy định về bảo
đảm quyền bất khả xâm phạm về chồ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân;...
Như vậy, việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã và đang được pháp luật TTHS nước ta coi trọng, được quy định cụ thể và chặt chẽ trong các quy phạm mang tính định hướng của BLTTHS hiện hành.
Yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong TTHS gắn liền với công cuộc cải cách tư pháp của Nhà nước tạ Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác tư pháp, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ quyền con người trong TTHS như hoạt động bắt người, tạm giữ người, tạm giam người, coi đây là những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp. Các quan điểm, tư tưởng, chủ trương trên của Đảng tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiếc lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” [3, tr.10].
Như vậy có thể thấy, yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung và trong việc quy định liên quan đến BPNC bắt người nói riêng ln được quan tâm và được thế hiện xuyên suốt trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tạ