Quy định về biện pháp bắt người trong Luật Tố tụng hình sự một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)

ỉ.1.3 Ý nghĩa cùa biện pháp ngăn chặn bắt ngườ

1.4.2. Quy định về biện pháp bắt người trong Luật Tố tụng hình sự một số nước trên thế giớ

một số nước trên thế giới

Bắt người trong BLTTHS Liên Bang Nga là một nội dung quan trọng và là tiền đề gắn liền với quy định về giam giữ người bị tình nghi phạm tội được quy định tại Mục IV chương 12.

Trong giai đoạn điều tra ban đầu, cơ quan điều tra ban đầu có quyền tạm giữ người bị tình nghi phạm tộị Điều 91 BLTTHS Liên bang Nga quy định: “1. Cơ quan điều tra ban đầu, Dự thảm viên và Kiêm sát viên có quyền

tạm giữ người bị tình nghi phạm tội mà có thê bị hình phạt tù nếu có một

trong những căn cứ sau: 1) Khi người đó bị phát hiện khi đang thực hiện tội

phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm; 2) Khi người bị hại hoặc người

trực tiếp chứng kiến chỉ rõ người đỏ là người đã thực hiện tội phạm; 3) Khi trên mặt, trên quần áo, trong người hoặc nơi ở của người đó phát hiện có

những dấu vết tội phạm rõ ràng”. Sau đó, người bị bắt giữ có thể bị khám xét

cá nhân, đồng thời trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm thực sự bị bắt, phái được thẩm vấn (Điều 46).

BLTTHS Trung Quốc quy định BPNC tại chương VI, theo đó bắt người được coi là biện pháp có tính cưỡng chế cao hơn biện pháp giám sát nơi

cư trú với căn cứ áp dụng là khi nghi can, bị cáo vi phạm nghiêm trọng những quy định tại Điều 57. Điều 61 quy định: “Cơ quan cơng an có thể bắt giữ một

tội phạm đang hoạt động hoặc một nghi phạm chính trong bất kỳ điều kiện nào sau đây: (1) nếu anh ta đang chuẩn bị phạm tội, đang trong quả trình

phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; (2) nêu nạn nhân hoặc nhân chứng xác định anh ta đã phạm tội; (3) nếu bằng chứng phạm tội được tìm thấy trên cơ thể anh ta hoặc tại nơi cư trú của anh ta; (4) nếu anh ta cổ

gắng tự tử hoặc bỏ trốn sau khi phạm tội, hoặc anh ta là một kè chạy trốn; (5)

nếu có khả năng anh ta tiêu hủy hoặc làm sai lệch bằng chứng hoặc kiếm đếm lời thủ tội; (6) nếu anh ta không cho biết tên và địa chỉ thật của mình và

khơng rõ danh tỉnh của anh ta; và (7) nếu anh ta bị nghi ngờ phạm tội từ nơi

này sang nơi khác, nhiều lần, hoặc trong một băng nhỏm tội phạm'''’. Điều 63

quy định: “Những người có tên dưới đây có thê bị bắt giữ ngay bởi bất kỳ

công dân nào và giao cho cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa

án nhân dân dê xử lý: (ỉ) bất kỳ người nào đang phạm tội hoặc bị phát hiện

ngay sau khi phạm tội; (2) bất kỳ người nào đang bị truy nã; (3) bất kỳ người nào đã vượt ngục; và (4) bất kỳ người nào đang bị truy đuôi để bẳt giữ”.

Bắt người trong BLTTHS Nhật Bản (Code of Criminal Procedure (Act Nọ 131 of July 10, 1948, as amended in 2006)) được coi là một trong những biện pháp điều tra hiệu quả được quy định tại chương Ị Theo đó: Thấm quyền ban hành lệnh bắt người thuộc về Thấm phán theo yêu cầu của Công tố viên

hoặc sĩ quan Cảnh sát (khoản 2 Điều 199). Sau đó, Cơng tố viên, Trợ lý Cơng tố viên hoặc Cảnh sát có thể bắt người này theo lệnh bắt do Thấm phán ban hành trước đó (khoản 1 Điều 199).

về thủ tục áp dụng: Đối với thể thức, lệnh bắt người cũng được coi là một văn bản tố tụng quan trọng và yêu cầu cỏ thể thức đúng theo quy định BLTTHS. Theo đó, Lệnh bắt phải có tên và địa chỉ của bị can, tội phạm, các tình tiết chính bị cáo buộc, cơ quan nhà nước hoặc nơi khác cần đến, thời hạn hiệu lực và tuyên bố nêu rõ là sau khi hết thịi hạn này thì lệnh bắt khơng được thi hành và bị trả lại cũng như ngày ban hành lệnh, và các vấn đề được quy định trong các nguyên tắc của Toà án; Thẩm phán phải ký tên, đóng dấu vào lệnh. (Điều 200).

Khi băt người theo lệnh băt thì phải cho người này xem lệnh (Điêu 201); đồng thời sỳ quan cảnh sát phải thông báo ngay cho người này các tình tiết chính cấu thành tội phạm và quyền chỉ định người bào chữa, và phải cho người này cơ hội giải thích (Điều 203). Thêm vào đó, trong vịng 48 giờ kể từ thời điểm bị can bị bắt, phải tiến hành các thủ tục để đưa người bị bắt cùng với tài liệu và chứng cứ đến trước công tố viên trước khi gửi hồ sơ cho thẩm phán xem xét quyết định áp dụng hay không BPNC giam giữ. (Điều 203 và

Điều 204).

Theo BLTTHS Cộng hồ Pháp, Cảnh sát có quyền bắt và giam giữ có thời hạn bất kỳ người nào mà họ có một hoặc nhiều lý do chính đáng để nghi ngờ rằng người đó đã thực hiện hoặc cố gắng thực hiện một hành vi phạm tộị Thấm quyền này được mở rộng trong trường hợp trọng tội và khinh tội quả tang khi mà công chúng tham gia vào việc bắt giữ người phạm tội (Điều 53) và trong trường hợp truy nã. Việc tiếp nhận người bị bắt trong các trường hợp hầu hết vẫn thuộc về cơ quan Cảnh sát.

Mặt khác, bắt người trong TTHS Pháp hầu hết được áp dụng song song với BPNC khác như tạm giữ hoặc tạm giam. Cụ thể tại Điều 122 quy định:

“Lệnh giam là lệnh của Dự thâm yêu cầu “Giám đốc trại giam ” tiếp nhận và

giam giữ “người bị thi hành Lệnh này cũng nhằm mục đích truy tìm “người bị thi hành ”, nếu trước đó lệnh đã được tống đạt cho người nàỵ

Lệnh bắt là lệnh yêu cầu lực lượng cóng quyền truy tìm “người bị thi

hành ” và giải người đó đến nhà tạm giam ghi trong lệnh là nơi tiếp nhận và

giam giữ” [8, tr.76].

Nói cách khác, trong trường hợp lệnh tạm giam đã được tống đạt cho “người bị thi hành” thì họ bị cưỡng chế thực hiện bằng BPNC bắt người mà không yêu cầu việc dự thẩm ban hành lệnh bắt. Cảnh sát tư pháp trong có thể áp dụng tương tự trong trường họp có lệnh triệu tập.

Điêm nơi bật của BPNC băt người trong BLTTHS Pháp có thê kê đên:

Thứ nhất, như đã nêu trên thẩm quyền ban hành lệnh bắt thuộc về Dự

thẩm, thẩm quyền áp dụng là cơ quan Cảnh sát; cơng chúng có quyền tham gia đối với trường họp phạm tội quả tang và truy nã.

Thứ hai, về thể thức lệnh bắt phải ghi rõ căn cước người bị bắt, tính

chất mức độ và hành vi cấu thành tương ứng với tội danh và các điều luật áp dụng. Dự thấm ra lệnh phải ghi rõ thời gian ký tên và đóng dấụ Lệnh được tạo bản sao tống đạt cho người bị bắt.

Thứ ha, trong trường hợp khân câp lệnh được thông báo băng mọi hình

thức. Bản chính và bản sao của lệnh được giao đến cho cá nhân có trách nhiệm thi hành lệnh trong thời gian sớm nhất. (Điều 123).

Thứ tư, bắt người được được áp dụng khi bị can cố ý trốn tránh nghĩa

vụ giám sát tư pháp theo yêu cầu tại Điều 138 và Điều 141-2.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 45)