Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

1.3.1. Đánh giá

Theo GS Nguyễn Đức Chính, thuật ngữ đánh giá đƣợc định nghĩa “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt đƣợc ở mức độ nào” [1]. Đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc dựa vào sự phân tích những thơng tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Trong giáo dục, đánh giá là một hình thức chuẩn đốn của việc xem xét chất lƣợng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chƣơng trình đào tạo dựa vào việc

kiểm tra chi tiết các chƣơng trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lƣợng của cơ sở đó. Trong dạy- học, đánh giá là q trình thu thập thơng tin về năng lực, phẩm chất của một học sinh và sử dụng thơng tin đó để đƣa ra những quyết định về ngƣời học và việc tổ chức quá trình dạy - học.

Đánh giá là cơ sở đo lƣờng, kiểm tra bao giờ cũng đi liền với đánh giá. Vì vậy, đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy - học, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy - học. Đánh giá là công việc của nhà quản lý giáo dục. Đánh giá có thể thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng hay định tính.

Theo Nitko và Brookhart (2007) thì đánh giá trong giáo dục là “một quá trình thu thập thơng tin và sử dụng thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chƣơng trình, về nhà trƣờng và đƣa ra các chính sách giáo dục [17, tr.11].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Đánh giá trong QLGD là nhằm xem xét hoạt động

của cá nhân và tổ có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không, xem xét ưu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chỉnh quyết định [ 17, tr.131].

Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng“Đánh giá trong quản lý giáo dục là

một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý theo chuẩn mực có trong mục tiêu quản lý đã định; nó bao gồm sự mô tả định tính và định lượng kết quả quản lý đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu” [1, tr.39].

Mặc dù có những khía cạnh khác nhau trong cách tiếp cận về đánh giá nêu trên nhƣng nhìn chung các tác giả đều có chung quan điểm là: Đánh giá là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý so với mục tiêu đề ra để kịp thời điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.

1.3.2. Kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.3.2.1. Kết quả học tập của học sinh

Học tập là hoạt động nhận thức của ngƣời học đƣợc thực hiện dƣới sự tổ chức điều khiển của nhà sƣ phạm. Mục đích của hoạt động học tập là tiếp thu nền văn hóa, văn minh nhân loại và chuyển hóa chúng thành năng lực thể chất, năng lực tinh thần của mỗi cá nhân ngƣời học. Đối tƣợng của hoạt động học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng đƣợc thể hiện ở nội dung của môn học, bài học bằng hệ thống khái niệm khoa học và khái niệm mơn học. Q trình dạy - học là

khái niệm chỉ hoạt động chung của ngƣời dạy, ngƣời học và hai hoạt động này tồn tại song song. Kết quả học tập thể hiện chất lƣợng của quá trình dạy - học.

Kết quả học tập chỉ xuất hiện khi có những thay đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của ngƣời học. Trong khoa học cũng nhƣ trong thực tế, kết quả học tập đƣợc hiểu theo 2 nghĩa: Mức độ ngƣời học đạt đƣợc so với các mục tiêu đã xác định

(theo tiêu chí), hoặc là mức độ ngƣời học đạt đƣợc so với các ngƣời cùng học khác (theo tiêu chuẩn).

1.3.2.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa (2001), đánh giá kết quả học tập là “xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

so với yêu cầu của chương trình đề ra”

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc đƣa ra những kết luận, nhận định về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải đánh giá, xem xét lại việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lƣờng để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đƣa ra một quyết định.

Do vậy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một q trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá.

Đánh giá của giáo viên thực hiện trong suốt quá trình dạy học, là một cách thức phổ biến và thông dụng trên thế giới ngày nay. Đánh giá có rất nhiều cách, trong đó có các cách phổ biến nhƣ: bài tập theo nhóm, bài tập về nhà, các bài viết luận, trình bày các đề án v..v. Các bài kiểm tra (kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng) giúp giáo viên theo dõi hoặc phân loại học sinh; đánh giá sự hiểu biết của học sinh theo chiều rộng, chất lƣợng hiểu biết của học sinh theo chiều sâu, kiến thức mà học sinh vừa đƣợc học và liệu học sinh có đủ kiến thức để học ở trình độ tiếp theo khơng.

Nhƣ vậy kết quả học tập của học sinh là quá trình dạy - học, kiểm tra - đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh là cần thiết trong suốt quá trình dạy - học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)