Tiếp cận năng lực trong giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

1.4.1. Năng lực là gì?

Theo Hồng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể đƣợc hiểu theo hai nét nghĩa: Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó. Là

một đặc điểm tâm sinh lí tạo cho con ngƣời có khả năng để hồn thành một hoạt động nào đó có chất lƣợng cao. Hiểu theo nét nghĩa thứ nhất, năng lực là một khả năng có thực, đƣợc bộc lộ ra thơng qua việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của ngƣời học. Hiểu theo nét nghĩa thứ hai, năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của ngƣời học có thể giúp họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Nhƣ vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng vừa là một khả năng đƣợc bộc lộ thơng qua q trình giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực.

Theo DeSeCo, 2002. Năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ

có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ.

Theo OECD, 2002. Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức

hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể.

John Erpenbeck “năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả

năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hố qua chủ định”.

Cịn theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000) “Năng lực là tập hợp các tính

chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

Nhƣ vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là một loại năng lực, nhƣng khi nói phát triển năng lực ngƣời ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động.

Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động.

1.4.2. Tiếp cận năng lực trong giáo dục

Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam sau năm 2015, đã xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề ra bao gồm: Đổi mới tƣ duy và cơ chế quản lý giáo dục là khâu đột phá; Hệ thống giáo dục quốc dân; Đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý. Đặc biệt, đổi

mới chƣơng trình theo hƣớng chuyển từ cách tiếp cận nội dụng sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực. Ngoài ra cần đổi mới thi, kiểm tra kiểm định, đánh giá chất lƣợng giáo dục. Đồng thời đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục; Tăng cƣờng hội nhập quốc tế, liên kết đào tạo nƣớc ngoài…vv.

Theo ý kiến của TS Hoàng Thị Tuyết, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học (ĐHSP TP HCM) thì cần phải xác định rõ ràng, cụ thể hƣớng tiếp cận rồi mới xây dựng bộ trắc nghiệm, đánh giá chuẩn và muốn làm tốt đƣợc điều này thì rất cần thiết làm theo xu hƣớng quốc tế.

Bộ GD&ĐT xác định tiếp cận theo hƣớng năng lực làm sao phát triển cho HS có đƣợc những năng lực cơ bản, những năng lực chuyên biệt để có thể vào đời và tôi thấy hƣớng này theo hƣớng quốc tế đang theo xây dựng chuẩn chúng tôi sẽ cố gắng xác lập những loại năng lực mà các HS xuyên qua các lớp đều đạt, các lớp khác nhau, các cấp học khác nhau để khi các em ra trƣờng rồi các em vẫn sử dụng năng lực áp dụng việc học vào cuộc sống của mình và vào các cơng việc chun mơn của mình chắc chắn những cái chuẩn chúng ta nói sẽ xây dựng trên khung đó”.

Sau khi nghe những chia sẻ của chuyên gia nƣớc ngoài, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu bƣớc đầu các chủ đề này và tham vấn những ý kiến, kinh nghiệm của chuyên gia nƣớc ngoài.

PGS. TS Trần Kiều cho rằng: Kinh nghiệm quốc tế theo ơng rất q, chỉ có điều khơng dễ để có thể thống kê lại tất cả những xu thế giáo dục trên thế giới, mà chỉ có thể nhìn ở một số nƣớc xem họ tiến hành công việc này theo một triết lý nào, theo những quan điểm chính thống nào. Cịn ở Việt Nam thì phải có cách làm riêng phù hợp với tình hình thực tế (Tr.9).

Do đó, PGS.TS. Trần Kiều nhấn mạnh: Đổi mới căn bản và tồn diện địi hỏi phải thực hiện trên một cái phổ rất rộng, còn đây chỉ là vấn đề chƣơng trình và sách. Dự kiến của Bộ GD&ĐT là sẽ cố gắng đi theo một cách tiếp cận mới, cách tiếp cận này ở một số nƣớc tiên tiến, một số nƣớc có nền giáo dục phát triển để thực hiện định hƣớng phát triển chƣơng trình.

Phát triển năng lực ngƣời học khơng có nghĩa là mâu thuẫn với chuyện chúng ta trang bị cho học trò kiến thức kỹ năng mà căn bản là ở chỗ muốn cho con ngƣời có đƣợc cái năng lực hành động họ lƣu ý đến chuyện làm chứ khơng phải chỉ có tri thức, năng lực ở đây là năng lực làm, hành động chứ khơng chỉ có tri thức nên học đƣợc tri thức phát triển đƣợc kỹ năng để làm gì một cách hiệu quả, chúng ta nên

tham khảo để có thể học tập.

Theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trƣởng vụ Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết các nhà giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu 3 xu hƣớng chính của giáo dục thế giới và đang chọn lọc cách tiếp cận các xu hƣớng này cho nền giáo dục Việt Nam, cụ thể là cách tiếp cận theo hƣớng tiếp cận năng lực.

Tiếp cận theo năng lực thực chất là tiếp cận đầu ra, có điều đầu ra là các năng lực chung, tiếp cận về mặt kiến thức hay về mặt năng lực. Xu hƣớng mới nhất hiện nay là tiếp cận theo hƣớng năng lực, họ hình dung ra HS tốt nghiệp phổ thơng phải có đƣợc những năng lực nhƣ thế nào để nó ứng phó đƣợc với cuộc sống bên ngoài bên cạnh năng lực chung mà ai cũng phải có, cần có những năng lực chuyên biệt: âm nhạc, vẽ, văn, năng lực toán học, năng lực sáng tạo…vv tƣ duy phê phán, năng lực chung ai cũng cần có trong cuộc sống.

Xu thế năng lực trong nhà trƣờng để hình thành năng lực đó mình phải lựa chọn những mơn học có vai trị chủ đạo để giảm đầu môn học đừng bắt HS phải học quá nhiều mơn học, hình thành năng lực là khơng cần nhồi nhét, cách dạy và yêu cầu HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống đời sống tránh chạy theo nội dung.

Các chuyên gia giáo dục đều thống nhất với việc cần đổi mới chƣơng trình, đổi mới SGK, đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá… nhƣng làm thế nào để các hình thức này đƣợc thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam. Vì theo các chuyên gia giáo dục, giáo dục phƣơng Tây có những điểm khác biệt và những điều kiện thuận lợi nên chúng ta chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm chứ không sao chép hay bắt buộc giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi theo cách làm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)