Biện pháp 1: Tập huấn đổi mới, nâng cao nhận thức, NL và trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHTcủa HS theo tiếp cận NL

3.2.1. Biện pháp 1: Tập huấn đổi mới, nâng cao nhận thức, NL và trách nhiệm

nhiệm của cán bộ quản lí, GV về việc thực hiện ĐGKQHT theo TCNL

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp nâng cao nhận thức của tồn thể cán bộ quản lí, GV, nhân viên và HS các nhà trƣờng về việc tổ chức ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL nhằm làm cho cán bộ quản lí, GV nắm rõ về các yêu cầu, nhiệm vụ của ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL, các hình thức ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL. Từ nhận thức đầy đủ giúp cho việc tổ chức thực hiện ĐGKQHT của HS theo TCNL đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, ý nghĩa của ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL đƣợc làm rõ.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, nhân viên và HS về mục đích của việc ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL. Trên cơ sở của việc nhận thức đúng đắn mục đích của việc ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL, cần quán triệt nhận thức về việc thực hiện các quy định về ĐGKQHT của HS theo hƣớng

TCNL. Để nâng cao nhận thức về thực hiện nghiêm túc việc ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL thì cần nâng cao nhận thức ở tất cả các khâu của toàn bộ quá trình thi và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể, luận văn chọn ra vấn đề nâng cao nhận thức ở các khâu:

- Nhận thức về khâu xác định đúng các mục tiêu, nội dung đánh giá. Cần phân rõ mục tiêu nào “phải biết”, mục tiêu nào “cần biết” và mục tiêu nào “nên

biết”. Từ các mục tiêu đó xây dựng bảng trọng số cần ĐHKQHT cho từng nội

dung, nội dung nào “phải có”, nội dung nào “cần có” và nội dung nào “nên

có”. Vấn đề này cần đƣợc nhận thức sâu sắc ở mỗi cán bộ quản lí, GV, các mục

tiêu đánh giá (cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ) cần đƣợc thông báo cho HS biết ngay từ khi bắt đầu dạy môn học.

- Nâng cao nhận thức về khâu ra đề và chấm thi. Có thể nói đây là vấn đề dễ thấy nhất, dễ đổi mới nhất trong tồn bộ q trình vì hầu hết các cán bộ GV và HS đƣợc hỏi đều cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết và khả thi trong đổi mới hoạt động ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL.

- Nhận thức về khâu tính điểm thi, kiểm tra và cơng bố kết quả: khâu này giúp củng cố nhận thức về quy chế, thực hiện tính điểm theo đúng quy chế thi, kiểm tra. Đảm bảo công bằng, khách quan trong hoạt động ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL.

3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp

Trƣớc mắt, cần xây dựng ngay môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, thống nhất. Bố trí cán bộ quản lí, GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức và kĩ năng về phƣơng pháp ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL và quản lí hoạt động ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL do Bộ, Sở GD&ĐT tổ chức. Đƣa nội dung ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL thành các phong trào thi đua của nhà trƣờng.

Thông qua các đợt tập huấn, các đợt sinh hoạt chuyên môn nâng cao về nhận thức cũng nhƣ chuyên môn của GV về nghiệp vụ ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL. Tổ trƣởng chun mơn chủ trì đề ra quy định ra đề thi, kiểm tra với số lƣợng hợp lí ở từng mơn học, vừa thực hiện đúng quy chế, vừa để GV ra

đề đúng nội dung cần ĐGKQHTcủa HS theo hƣớng TCNL, nó cũng là cơ sở tạo lập ngân hàng đề thi, câu hỏi sử dụng về sau.

Tùy từng môn học để, nội dung dạy học và u của mỗi mơn để có thể lựa chọn hình thức ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL phù hợp nhƣ: thi vấn đáp hay thi viết. Với hình thức thi viết cần chú ý đến đặc thù của môn học để sử dụng hình thức thi, dạng câu hỏi phù hợp, có thể lựa chọn các dạng câu hỏi nhƣ: câu hỏi tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận với trắc nghiệm; viết thu hoạch hoặc dạng bài tập thực hành.

3.1.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.

Lãnh đạo nhà trƣờng phải thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo trong việc nắm bắt các nội dung của hoạt động ĐGKQHT của HS theo hƣớng TCNL để triển khai và tổ chức chỉ đạo đến GV; thƣờng xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện, uốn nắn GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hệ thống hóa đƣợc các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở thành tài liệu hƣớng dẫn chi tiết cho GV thực hiện.

BGH, Tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường THCS huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)