2.3. Thực trạng hoạt động ĐGKQHT theo TCNL tại các trƣờng THCS trên địa
2.3.4. Thực trạng việc thực hiện kỹ thuật tổ chức hoạt động đánh giá kết quả học
quả học tập
Trong các năm qua, về cơ bản hoạt động ĐGKQHT đƣợc thực hiện khá nghiêm túc, Ban giám hiệu các nhà trƣờng đều có các biện pháp quản lý trong từng nhiệm vụ cụ thể: công tác phổ biến quy chế, quy định cho GV và HS; công tác ra đề thi, in sao đề thi; công tác coi thi, chấm thi; công tác quản lý và công việc: công tác quản lý và xử lý KQHT của HS; cơng tác lên điểm; tính điểm mơn học, tính ĐTB học kỳ, ĐTB năm học của HS; Thực hiện một số công việc đƣợc phân công liên quan đến ĐGKQHT của HS tùy theo sự phân công của từng trƣờng.
2.3.4.1. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng phiếu hỏi theo 4 mức độ: rất tốt, tốt, trung bình, chƣa tốt với 79 cán bộ, giáo viên 3 trƣờng THCS huyện Hạ Hòa thu đƣợc kết quả nhƣ sau ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nội dung Giá trị trung bình
CBQL GV Tổ CM
1. Thực hiện nghiêm quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh 3,83 3,85 3,70
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh 3,75 3,50 3,65
3. Ra đề kiểm tra phân hóa đƣợc trình độ học sinh 3,25 3,00 3,13 4. Chấm bài kiểm tra và đánh giá học sinh khách
quan, công bằng 3,89 3,75 3,65
5. Đổi mới hình thức kiểm tra và thi học kỳ 2,14 2,10 2,17 Ƣu điểm: Qua phỏng vấn 44 tổ trƣởng chuyên môn ở 22 trƣờng THCS đƣợc khảo sát và kết hợp với bảng số liệu trên cho thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trƣờng THCS huyện Hạ Hòa đƣợc thực hiện rất tốt, đặc biệt
là khâu chấm bài kiểm tra và việc thực hiện các quy chế thi cử.
Hạn chế: Việc kiểm tra đánh giá các trƣờng vẫn còn tồn tại hạn chế trong việc thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra và thi học kỳ, đa số các bài kiểm tra vẫn là dạng bài viết tự luận, chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của học sinh.
Việc đánh giá năng lực học sinh ở các trƣờng cho thấy giáo viên chủ yếu dựa vào điểm số để đánh giá học sinh mà ít xem xét đến quá trình tiến bộ, rèn luyện kỹ năng và thái độ trong học tập của các em. Chính vì vậy mà 341/512 (chiếm 66,6%) học sinh đƣợc hỏi cảm thấy bị áp lực lớn trong các giờ kiểm tra và 73/512 (chiếm 14,3%) học sinh đƣợc hỏi thích các mơn thể dục, mĩ thuật, âm nhạc và cơng nghệ vì lí do dễ đƣợc điểm đạt và điểm cao hay không lo bị điểm kém và điểm không đạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho một bộ phận khơng nhỏ học sinh có động cơ học tập chƣa tích cực. Điều đó thể hiện thơng qua kết quả khảo sát 512 học sinh của 22 trƣờng THCS huyện Hạ Hịa về mục đích và động cơ học tập trong bảng 2.8:
2.3.4.2. Thực trạng công tác ra đề thi trong hoạt động ĐGKQHT
Trong các khâu mà chúng ta thực hiện để ĐGKQHT của HS trong toàn bộ quá trình học thì ra đề thi là khâu rất quan trọng. Để làm rõ hơn thực trạng công tác ra đề thi trong hoạt động ĐGKQHT của HS theo tiếp cận năng lực qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.9. Thực trạng công tác ra đề thi
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Rất tốt Tốt thường Bình Khơng tốt
SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung đề thi/kiểm tra phù hợp
với yêu cầu của môn học
CBQL 2 4.2 22 45.8 18 37.5 6 12.5 GV 29 18.7 43 27.7 64 41.2 19 12.4 2 Đề thi/ kiểm tra đánh giá đúng
kiến thức, kỹ năng ngƣời học
CBQL 4 8.3 22 45.8 16 33.3 6 12.5 GV 34 21.9 65 41.9 40 25.9 16 10.3 3 Đáp án và biểu điểm chấm thi
chính xác tƣờng minh
CBQL 4 8.3 30 62.5 12 25.0 2 4.2 GV 39 25.2 81 52.3 33 21.2 2 1.3 4 ND kiểm tra, kiến thức đảm bảo
tính hệ thống của cấp học
CBQL 4 8.3 26 54.2 16 33.3 2 4.2 GV 31 20.0 59 38.0 54 34.9 11 7.1 5 Nội dung kiểm tra, kiến thức đảm
bảo tính phát triển
CBQL 2 4.2 30 62.5 14 29.2 2 4.2 GV 14 9.0 75 48.3 58 37.5 8 5.2 6 Mức độ phù hợp về thời gian, thời
lƣợng của đề thi
CBQL 2 8.3 26 54.2 14 29.2 4 8.3 GV 25 16.1 87 56.1 35 22.6 8 5.2 7 Phản ánh đúng NL của ngƣời học CBQL 2 4.2 10 20.8 9 37.5 9 37.5
GV 12 7.8 54 34.8 63 40.7 26 16.7 8 Việc đảm bảo bí mật đề thi CBQL 4 8.3 34 70.8 10 20.8 0 0.0
Ƣu điểm: Cơng tác đảm bảo tính bí mật của đề thi có sự khác nhau trong đánh giá của CBQL, GV và HS: Hầu hết CBQL và GV cho rằng công tác bảo mật đảm bảo tƣơng đối tốt, nên ý kiến của CB, GV cho điểm tốt chiếm tỷ lệ khá cao; Số lƣợng HS đánh giá đạt trung bình và chƣa tốt chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo ý kiến của HS, nguyên nhân của tính bảo mật chƣa cao là một số nội dung của đề thi thƣờng ra vào các phần trọng tâm của chƣơng trình HS có thể học tủ. Một ngun nhân nữa là do nhiều phần trong đề đã dạy trƣớc chƣơng trình ở lớp học thêm. Do đó HS đánh giá tính bảo mật chƣa tốt nhiều hơn CBQL và GV.
Hạn chế: Một thực tế đang diễn ra tại các trƣờng THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là hầu nhƣ các bài kiểm tra từ một tiết, thậm chí cả bài kiểm tra cuối kỳ thƣờng do GV ra đề để kiểm ra chung cho tồn khối. Cơng tác ra đề lại không đƣợc thực hiện đầy đủ, cá thể, thiếu khâu phản biện nên khi phỏng vấn HS, các em cho biết trong các lần kiểm tra đề vẫn có những sai sót nhầm lẫn khơng đáng có: lỗi chính tả, lỗi in đề, thiếu hoặc sai dữ kiện, khơng có đáp án đúng, hai đáp án đúng, số liệu sai, câu hỏi thi và kiểm tra còn nhiều trùng lặp, thiếu sáng tạo. Nhiều câu hỏi chủ yếu tái hiện kiến thức lý thuyết, thậm chí ra đúng đề mục trong bài, đề ra gần nhƣ “trúng tủ” vì lớp cơ giáo ra đề dạy... Những lỗi này khơng ít và gần nhƣ ở lần kiểm tra nào cũng có.
Các đề thi tự luận thƣờng tập trung vào một số vấn đề trọng tâm của chƣơng hay gói trọn kiến thức cơ bản trong phần vừa học, chính vì vậy nên HS thƣờng đốn đƣợc và học tủ một số vấn đề chính.
Có những bài thi chỉ đo NL HS ở mức biết, hiểu và phân tích chƣa vận dụng kiến thức vào bài và liên hệ thực tế.
Bệnh chạy theo thành tích, đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa thực dụng có đất để phát triển, điểm số trở thành công cụ để tăng thời gian học dạy thêm cho một số nhà giáo, tâm lý dễ dãi trong vấn đề đánh giá học sinh của mình, GV rất khó phân biệt HS có NL thấp với NL cao, HS khá giỏi có thể hồn thành bài thi, bài kiểm tra một cách dễ dàng, khơng địi hỏi phải tƣ duy nhiều. Kết quả mơ hình học tủ, thi tủ, ra đề tủ, phƣơng pháp học tủ xuất hiện phổ biến,nhiều học sinh sau khi tổng kết điểm cao nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, khó khăn trong vận dụng vào thực tiễn. Điển hình cho thấy 37.5% CBQL, 16.7% GV việc phản ánh đúng năng lực của ngƣời học thực hiện chƣa tốt, trong khi đó phản ánh đúng năng lực ngƣời học thực hiện rất tốt số lƣợng lại thấp 4.2% CBQL, 7.8% GV.
Qua kết luận của các cuộc thanh tra, kiểm tra hồ sơ GV và đánh giá của CBQL và qua kiểm tra giáo án của GV nhận thấy: đề kiểm tra tự luận thƣờng cho điểm cả câu, GV làm đáp án thiếu chi tiết, các ý nhỏ thì cho điểm tùy vào nội dung bài viết của HS và cảm tính GV khi chấm: nếu điểm số của cả lớp thấp thì GV chấm bắt lỗi ít hơn, nếu điểm kiểm tra quá thấp thì kiểm tra lại. Điều này dẫn đến việc ĐGKQHT của HS thiếu tính khách quan.
Từ thực tế đã nêu ở trên là việc ra đề của GV cịn có những lỗi cơ bản do GV vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm thi, GV ra đề theo trọng tâm và dạy gì thì thi cái đó. Việc này dẫn đến kết quả là việc ĐGKQHT sẽ làm cho ngƣời học theo kiểu đối phó, học tủ, học lệch. Chính vì vậy cùng học một GV điểm tổng kết của hai em bằng nhau nhƣng kiến thức và kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Việc đánh giá thƣờng không đảm bảo tính khách quan, kết quả đánh giá không phản ánh chính xác việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của ngƣời học.
Hoạt động ĐGKQHT theo tiếp cận năng lực (NL) hiện nay hạn chế nhất ở khâu ra đề thi, GV hầu nhƣ không xác định và bỏ quên mục tiêu đánh giá, xây dựng ma trận đề thi và xây dựng bảng trọng số trƣớc khi viết câu hỏi thi.
Khi thi TNKQ nếu không xây dựng mục tiêu đánh giá, ma trận đề và bảng trọng số, dẫn đến nhiều GV chọn câu hỏi theo cảm tính, khơng đánh giá đúng mức độ các câu hỏi. Qua các kỳ thi do các nhà trƣờng tổ chức vẫn còn nhiều lỗi sai từ đề đến đáp án, đề thi TNKQ các câu đều có điểm bằng nhau. Do đó ít nhiều làm ảnh hƣởng đến độ giá trị của đề thi.
Phỏng vấn HS, một số em nhận xét là: Nhiều khi kết quả các bài kiểm tra HS sao chép lại có điểm cao hơn ngƣời học bài, điều này làm cho hoạt động ĐGKQHT trở nên khơng chính xác, khơng cơng bằng; Đề thi quá nặng về kiến thức và yêu cầu HS phải học thuộc lý thuyết, những bài học quá dài hoặc nhiều lúc đề TNKQ quá khó hoặc quá dễ đối với HS, mã đề thi ít, số câu hỏi ít, HS vẫn hỏi và nhìn nhau dẫn đến kết quả chƣa chính xác, chƣa khách quan.
Tính chất tồn diện, độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị và thời gian thi, kiểm tra: các câu hỏi thƣờng ở mức độ nhận thức nhƣ biết và hiểu là chính, câu hỏi ở mức độ vận dụng và liên hệ thực tế cịn ít. Nếu GV thiết kế các câu hỏi chi đo mức độ nhớ và hiểu, nếu HS học tủ hoặc học theo kiểu ghi nhớ máy móc các thuật ngữ trong bài thì sẽ đƣợc điểm cao, những HS học theo kiểu tƣ duy lại đƣợc điểm trung bình. Cách cho điểm này có ƣu điểm là đánh giá đƣợc khả năng bậc cao của
HS khá và giỏi nhƣng khó có thể phân biệt đƣợc HS có NL trung bình, yếu và kém vì các đối tƣợng này có điểm số cơ bản khơng khác nhau nhiều.
Hƣớng dẫn chấm và thang điểm của bài kiểm tra và của đề thi chƣa đƣợc làm chi tiết đến từng ý, chƣa chú ý đến tính sáng tạo của HS: Với các câu hỏi tự luận, câu hỏi vấn đáp GV thƣờng cho điểm cả câu. GV cho điểm tùy theo nội dung bài làm của HS, nếu cả lớp tƣơng đối thấp thì HS chỉ viết hoặc trả lời đúng ý cũng có thể đạt đƣợc một số điểm nhất định mà chƣa cần phân tích và bình luận; nếu điểm số cả lớp tƣơng đối cao thì những HS sẽ đƣợc điểm thấp hơn khi chỉ viết hoặc trả lời đúng mà khơng có bình luận và phân tích. Mặt khác với cùng một bài thi nhƣng hai GV chấm thi khác nhau cho kết quả khác nhau. Điều này dẫn đến sự thiếu khách quan và công bằng khi ĐGKQHT của HS chỉ bằng bài thi theo phƣơng pháp tự luận.
2.3.4.3. Công tác tổ chức coi thi, chấm thi
Công tác coi thi, chấm thi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong đánh giá kết quả học tập học sinh
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá về thái độ của CBQL, GV, HS trong phòng thi, coi thi/kiểm tra, công tác chấm thi
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Rất nghiêm túc Nghiêm túc Bình thường Không nghiêm túc SL % SL % SL % SL %
1 Thái độ của GV trong phòng thi
CBQL 4 8.3 26 54.2 16 33.3 2 4.2 GV 17 11.0 85 54.8 44 28.4 9 5.8 HS 73 13.2 278 50.4 150 27.2 50 9.1
2 Thái độ của HS trong phòng thi
CBQL 2 4.2 16 33.3 28 58.3 2 4.2 GV 19 12.3 85 55.0 37 23.8 14 8.9 HS 28 5.1 217 39.3 211 38.2 96 17.4
3 Tổ chức coi thi đúng quy chế CBQL 4 8.3 24 50.0 16 33.3 4 8.3 GV 17 11.0 52 34.0 73 46.0 13 9.0 HS 40 7.3 204 37.0 241 43.7 67 12.0 4 GV thực hiện đúng quy trình làm thi CBQL 4 8.3 22 45.8 18 37.5 4 8.3 GV 14 9.0 62 40.0 65 42.0 14 9.0 HS 68 12.3 247 44.7 180 32.7 57 10.3 5 Đảm bảo tính chính xác, cơng bằng, khách quan CBQL 4 8.3 28 58.3 10 20.8 6 12.5 GV 12 7.7 76 49.0 54 35.0 13 8.3 HS 76 13.8 216 39.1 187 33.9 73 13.2
6 Công tác thanh kiểm tra
CBQL 4 8.3 24 50.0 14 29.2 6 12.5 GV 11 7.1 68 43.8 54 35.0 22 14.1 HS 76 13.8 228 41.3 187 33.8 61 11.1 Kết quả bảng 2.10 cho thấy: có 4.2% CBQL, 5.8% GV và 9.1% HS cho rằng coi thi chƣa nghiêm túc dẫn đến học sinh quay cóp là một trong những tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT, điều đó chứng tỏ rằng đội ngũ CBQL chƣa sâu sát với
công việc hoặc chƣa có cái nhìn thật sự khách quan. Cơng tác coi thi hiện nay chƣa thực sự nghiêm túc nên còn nhiều hiện tƣợng tiêu cực nhƣ: Trao đổi bài, cho nhau nhìn bài, quay cóp, ném bài cho nhau có 4.2% CBQL, 8.9% GV và 17.4% HS cho rằng nguyên nhân của việc coi thi không nghiêm túc một phần là do GV đối phó thành tích, chạy theo thành tích sợ khơng cập kế hoạch đề ra, khơng thực hiện đúng chức năng coi thi, tâm lý dễ dãi.
Có thể nhận thấy cơng tác tổ chức coi thi, kiểm tra còn nhiều vấn đề; Ở khâu tổ chức coi thi đúng quy chế vẫn còn 8.3% CBQL, 9% GV và 12% HS nhận định việc tổ chức coi thi chƣa nghiêm túc. Các số liệu: 33.3% của CBQL; 46% của GV và 43.7% của HS đánh giá việc thực hiện Quy chế là bình thƣờng, đây cũng chính là vấn đề nổi cộm vì việc đảm bảo Quy chế phải đƣợc thực hiện nghiêm túc chứ không thể dùng thuật ngữ bình thƣờng. Nhận định của CBQL về việc thực hiện quy trình làm thi chƣa nghiêm túc cao hơn nhận đinh của GV và HS.
Công tác chấm thi của GV đƣợc khảo sát trên 3 tiêu chuẩn là tính chính xác, cơng bằng và khách quan thể hiện trong bảng 2.10. Cũng nhƣ công tác coi thi, công tác chấm thi cũng đƣợc nhiều ý kiến đánh giá đạt ở mức độ từ nghiêm túc trở lên đối với CBQL, GV và HS (50% trở lên) nhƣng vẫn những nội dung đó đánh giá chƣa nghiêm túc của HS là 13.2%.
Hạn chế: Trong chấm điểm các bài KTĐG trong môn học: Tồn tại một số vấn đề là quy trình chấm thiếu mất một khâu đó là để đơn giản các kỳ kiểm tra chung của nhà trƣờng thƣờng thiếu khâu đánh và dọc phách bài thi, đây là kỳ kiểm tra tại nhà trƣờng, thơng lệ khơng làm bao giờ do vậy khó tránh khỏi cảm tính của GV với các HS khác dẫn tới thiếu khách quan của GV khi chấm bài. Mặt khác GV nhẹ tay chấm điểm, ít trừ lỗi chính tả, lỗi trình bày, cứ có ý là cho điểm. Bên cạnh đó, có hiện tƣợng GV khơng muốn học trị của mình thua kém HS các lớp khác nên đã cho điểm cao để cho kết quả đƣợc tƣơng đƣơng. Một số GV có quan niệm kết quả đánh giá HS phản ánh kiến thức và NL của ngƣời dạy, muốn