Quản lý nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 48 - 51)

1.3.1 .Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống

1.4.2.1. Kế hoạch hóa nội dung giáo dục

Kế hoạch hóa là một văn bản có tính pháp lý của nhà nước do BGD ĐT ban hành trong toàn quốc. Kế hoạch giáo dục quy định: Thành phần các môn học, kế hoạch dạy học của từng lớp, số giờ dành cho từng bộ môn, cấu trúc thời gian của năm học. Mọi cán bộ quản lý, giáo viên đều phải thực hiện nghiêm túc.

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua lồng ghép với các môn học khác. Xây dựng kế hoạch trong từng năm học phải có mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đạt được rõ ràng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhân cách của người học.

Xây dựng kế hoạch hoạt động là một bộ phận quan trọng trong nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS. Kế hoạch có thể lả sự sắp xếp cơng việc cụ thể cho một thời gian ngắn hay dài nhất định như: kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học.

Công tác quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục KNS gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch sửa sang và mua sắm cơ sở vật chất, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động KNS cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.

Để phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường điều quan trọng đầu tiên là nhà trường cần phải xây dựng được phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất để tạo nên sức mạnh tổng thể, nhằm động viên các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường trong q trình giáo dục KNS cho học sinh.

1.4.2.2. Tổ chức, triển khai các nội dung vạch ra

Tổ chức quá trình dạy học giáo dục KNS trong nhà trường đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường. Phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngời trường tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Thực hiện nội dung giảng dạy đúng chương trình, lồng ghép giáo dục KNS vào mỗi bài học, mỗi chủ đề của môn học.

1.4.2.3. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch đã đề ra

Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch. Quan tâm đến đội ngũ nhà giáo cũng như các lực lượng giáo dục. Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường có động cơ và ý trí tự học, tự giáo dục. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của học sinh để thông qua các hoạt động đó giáo dục KNS cho học sinh được trải nghiệm và hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân. Có hình thức giúp đỡ các học sinh nghèo vượt lên trong học tập, bỗi dưỡng học sinh giỏi, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, chú ý kết hợp giáo dục và lao động sản xuất trong nhà trường.

UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác động của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính: “Bất kì khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá phải đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục mới khơng trở thành hệ thống một chiều. Khi có đánh giá QLGD mới nhận ra được phản hồi, mới kịp phát hiện ra các vẫn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý phải có sự hai chiều tác động qua lại nhau. Như vậy có thể nói đánh giá là một trong những nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hồn thiện”

Tuy nhiên, việc đo tác động của giáo dục KNS cần phải xem xét chương trình có đạt mục tiêu ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi của nhóm hưởng lợi hay khơng? Giáo dục KNS trước hết phải được đánh giá ở 3 mức độ.

- Kết quả ngắn hạn: Thể hiện ở kết quả hình thành các kỹ năng của người học. Ví dụ: Biết thể hiện kỹ năng, biết ra quyết định.

- Kết quả trung hạn: Thể hiện sự thay đổi hay sự lưu trữ được những hành vi hiện tại của người học. Ví dụ: Khơng sử dụng tài liệu trong thi cử, không sử dụng điện thoại trong giờ học….

- Kết quả dài hạn: Đạt được mục tiêu của chương trình, thay đổi thực trạng hoặc có những kết quả về mặt xã hội như: Giảm hiện tượng bảo lực học đường, hiện tượng tai nạn giao thông…

Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá. Xác định được cách kiểm tra. Sau kiểm ta cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Như vậy nhà quản lý cần phải bám sát vào mục tiêu đề ra, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS.

Bên cạnh đó cần quản lý tốt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của nhà trường. Quản lý cơng tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban hành để thúc đẩy mục tiêu rèn luyện nhân cách học sinh và mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện nhà trường .

1.4.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục:

Các cấp quản lý giáo dục nhà trường cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về nội dung tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong chương trình các mơn bậc học THCS.

Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục KNS cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để luôn đề cao việc giáo viên có ý thức tự học, tự rèn luyện.

Bên cạnh đó gia đình và các đồn thể khác ngoài nhà trường cần phải hỗ trợ đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục KNS cho học sinh thơng qua các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)