Quản lý việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹnăng sống trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 101)

1.3.1 .Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

3.2.4. Quản lý việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹnăng sống trong công tác

tác chủ nhiệm lớp của GVCN

3.2.4.1. Mục tiêu

GVCN chính là cầu nối giữa HS với nhà trường và gia đình; là cầu nối giữa tập thể học sinh tự quản với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh một cách khách quan và chính xác.

Vì vậy, khi ra tiếp xúc thực tế, chịu trách nhiệm quản lý một lóp học, họ thường làm theo thói quen cảm tính và bản năng, thậm chí có khi lúng túng.

3.2.4.2. Nội dung

Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tâm sinh lí của học sinh, thơng qua các hoạt động hưởng ứng phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", Trường học “xanh – sạch đẹp - an toàn” để rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử, rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa, phịng chống bạo lực, tệ nạn xã hội ...

3.2.4.3. Cách thực hiện hiện pháp

Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch GDKNS cho học sinh ngay từ đầu năm học sát với điều kiện thực tế của lóp, từ đó lựa chọn nội dung GDKNS phù hợp, chuẩn bị các phương tiện, tài liệu và phương pháp giảng dạy thích họp để tổ chức hoạt động, đồng thời phân công học sinh chuẩn bị các hoạt động theo nội dung đã lựa chọn, bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự điều khiển hoạt động cho học sinh. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thơng qua các hình thức dạy học của mình, đồng thời lồng ghép vào các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần có những chính sách quan tâm hơn nữa tới đội ngũ GVCN để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình:

- Phịng giáo dục đào tạo cần có những lóp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.

- Ban giám hiệu nhà trường cần làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng các GVCN có nhiều đóng góp. Đây là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

3.2.5. Giáo dục kỹ năng sống thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng được đội ngũ giáo viên vững vàng, tâm huyết, có kinh nghiệm và có kiến thức, kỹ năng trong cơng tác GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng GDKNS trong trường.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng tích cực, điển hình với vai trị tư vấn, nêu gương, giúp đỡ phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, người hiệu trưởng cần hết sức quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực GDKNS và đặc biệt có lịng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người . Bên cạnh đó mỗi GV cần nắm chắc nội dung GDKNS, tích hợp một cách nhẹ nhàng, hiệu quả vào hoạt động ngoài giờ lên lớp , giúp HS dần hình thành những KNS cơ bản nhất, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trước những vấn đề của cuộc sống giáo viên phải có thái độ đúng đắn để biết phân biệt và đánh giá sau đó tự điều chỉnh và hồn thiện bản thân mình và người khác nhằm hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mỹ.

- Nhà trường cần phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL gồm một đồng chí phó hiệu trưởng làm trưởng ban và các thành viên là TPT Đội, BTĐ thanh niên, các giáo viên dạy thể dục, nhạc họa…. là các thành viên.

- Xây dựng kế hoạch tích hợp hoạt động GDKNS với kế hoạch của hoạt động GDNGLL, thông báo kế hoạch rộng rãi đến GV và HS toàn trường

- Hiệu trưởng tạo điều kiện để giáo viên được tham dự các khóa tập huấn GDKNS, được theo học các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tổng phụ trách, Bí thư đồn , người chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng cơng tác của tổ chức Đồn Đội trước Hiệu trưởng nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện tiến hành

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo định biên và có nhận thức đúng đắn trong việc GDKNS cho học sinh.

Đội ngũ giáo viên có năng lực, có trình độ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có kỹ năng tích hợp dạy KNS trong các mơn học cũng như các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp. Đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi sẽ giúp HS được hình thành KNS một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, thường xuyên, hiệu quả. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS trong nhà trường.

3.2.6. Phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục kỹnăng sống cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu

Nhà trường, gia đình và xã hội là những lực lượng giáo dục quan trọng nhất là đối với giáo dục KNS cho học sinh. Do đặc điểm cha mẹ học sinh chỉ quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình ở các mơn văn hóa chứ chưa có sự nhận thức đúng về các hoạt động giáo dục khác nói chung và hoạt động giáo dục KNS nói riêng, họ thường quan tâm đến các con số đánh giá về điểm số của các môn học nhiều hơn nên việc tác động thúc đẩy GDKNS từ gia

đình gián tiếp làm tăng hiệu quả GDKNS cho học sinh trong nhà trường chưa thực hiện được.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Xuân Trường, chính quyền địa phương của xã Xuân Hồng, dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục đào tạo huyện Xuân Trường nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và các lực lượng tham gia GDKNS cho HS phù hợp và có tính khả thi.

3.2.6.2. Nội dung

Tun truyền cho phụ huynh học sinh nhà trường và phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn hiểu rõ tầm quan trọng của GDKNS.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội đạt kết quả cao, Hiệu trưởng nhà trường cần thực chỉ đạo tốt các mặt sau:

Để giúp cho gia đình ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường, mục tiêu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS. Nhà trường cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục trong gia đình có ý nghĩa rất lớn cho việc giáo dục KNS.

Giáo dục gia đình mà tiêu biểu là các bậc cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động phối họp với nhà rường trong việc chăm lo cho học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục, tránh tình trạng khốn trắng cho nhà trường mà phải hiểu rõ trách nhiệm của gia đình đối với con em mình.

Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững nắm vững các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối họp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục. Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khố theo khả năng, điều kiện cho phép.Trong sự phối họp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hàng ngày.

Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với hội CMHS, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhân dân địa phương để tạo nên sức mạnh đồng bộ để giáo dục thế hệ trẻ đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ GDKNS cho học sinh.

3.2.7. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp thi đua khen thưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống động giáo dục kỹ năng sống

3.2.7.1. Mục tiêu

Để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo dục của người học trong quá trình dạy học thì kiểm tra, đánh giá là thước đo chính xác kết quả đạt được. Kiểm tra đánh giá là một q trình được tiến hành có hệ thống.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá là sự ghi nhận kết quả của q trình giáo dục bên cạnh đó kiểm tra đánh giá còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng để cho nó tốt hơn. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích:

Một là, Nhà trường cần phải có biện pháp để phát hiện sai lệch để điều

chỉnh những sai lệch đó nhằm đạt được mục ban đầu dự kiến; mục đích dự kiến là tìm ra những lệch lạc, sai sót trong nhận thức của học sinh giúp học sinh điều chỉnh hoạt động bên cạnh đó giúp giáo viên cho những thông tin ngược lại để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy đó.

Hai là, làm sáng tỏ mức độ mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học.

đạt được và chưa đạt được.

3.2.7.2. Nội dung

- Xây dựng được các tiêu chí để đánh giá chính xác hoạt động giáo dục KNS cho HS

- Tổ chức kiểm tra đánh giá

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

3.2.7.3. Cách thực hiện

- Tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt thông tư số 30 /2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá

học sinh Tiểu học.

- Tổ chức tốt công tác đánh giá học sinh.

- Kết hợp một cách khoa học đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ trong quá trình đánh giá học sinh

+ Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

+ Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh

+ Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh

+ Kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động + Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động + Kiểm tra kết quả của hoạt động.

+ Kiểm tra chéo giữa các lóp trong trường.

- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá KNS của HS: Thơng qua việc kiểm tra nói, kiểm tra viết, các bài trắc nghiệm, các câu hỏi đố vui để đánh giá tri thức, KNS của học sinh, đánh giá thái độ, tình cảm thơng qua quan sát hành vi, việc làm, ứng xử hàng ngày; phát hiện động cơ, tình cảm, thái độ của HS hoặc thực hiện các bài kiểm tra nói, kiểm tra viết, xử lý tình huống; quan sát, đánh giá HS thông qua luyện tập trên lớp, tham gia các hoạt động của lớp, của trường, khi ở nhà và sinh hoạt cộng đồng.

- Tổ chức các lực lượng đánh giá.

+ Để đánh giá khách quan, phải phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong việc đánh giá kết quả rèn luyện KNS của HS: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS và tập thể lớp. Hiệu trưởng là

người chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc đánh giá KNS học sinh.

+ Học sinh là nhân vật trung tâm trong họa động đánh giá.(tự đánh giá, đánh giá bạn, biết lắng nghe cơ giáo, nhóm học tập, nhóm bạn và bạn đánh giá.

+ Khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

Trong kiểm tra đánh giá, cần thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên khích lệ. Khen thưởng có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng hiệu trưởng cùng với Ban thi đua cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường. Xây dựng các tiêu chí thi đua sự cơng bằng trong để đánh giá thi đua của giáo viên và quy chế thưởng phạt đối với học sinh toàn trường.

3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp đề xuất

* Đối tượng khảo sát: Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tập họp ý kiến của các đối tượng sau:

Bảng 3.3. Đối tƣợng khảo sát

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý trường THCS Đặng Xuân Khu (Từ tổ trưởng, tổ

phó chun mơn; Trưởng Phó các bộ phận) 12

2 Giáo viên trường THCS Đặng Xuân Khu 20

3 Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường 30

4 Ban chấp hành Đoàn - Đội 5

5 Học sinh của trường 200

Tổng số 280

Các đối tượng được khảo sát là những người liên quan trực tiếp đến công tác GDKNS cho học sinh, là khách thể và chủ thể trong hoạt động quản lý GDKNS cho học sinh trong nhà trường THCS Đặng Xuân Khu

*Cách thức tiến hành khảo sát: Qua trao đổi phỏng vấn và thực hiện

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Trung

bình Rất cấp

thiết Cấp thiết Không cấp thiết

SL % SL % SL %

1 Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động GDKNS phù hợp với học sinh

và điều kiện thực tế của nhà trường. 135 48,2 109 38,9 36 12,9 1,35

2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động

GDKNS cho thầy và trò nhà trường 150 53,6 110 39,3 20 7,1 1,47

3 Tích hợp GDKNS vào các bộ mơn 137 48,9 120 42,9 23 8,2 1,4

4 Quản lý việc thực hiện hoạt động GDKNS trong công tác chủ nhiệm 165 58,9 115 41,1 0 0 1,59

5 GDKNS thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. 147 52,5 113 40,4 20 7,1 1,45

6

Phối họp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm

GDKNS cho học sinh. 165 58,9 106 37,9 09 3,2 1,56

7 Tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp với thi đua khen thưởng đối với hoạt động GDKNS.

126 45 92 32,9 62 22,1 1,23

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Trung bình

Rất

khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động GDKNS phù họp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

142 50,7 118 42,1 20 7,1 1,43

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS cho thầy và trò nhà trường

156 55,7 114 40,7 10 3,6 1,52

3 Tích hợp GDKNS vào các bộ môn 147 52,5 105 37,5 28 10 1,43

động GDKNS trong công tác chủ nhiệm

5 GDKNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 139 49,6 115 41,1 26 9,3 1,4

6

Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội

nhằm GDKNS cho học sinh. 135 48,2 115 41,1 30 10,7 1,38

7

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết họp thi đua khen thưởng đối

Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ kết quả khảo sát trong bảng 3.6; 3.7 và biểu đồ về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ta có thể kết luận:

- Tất cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.

Biện pháp 4: Quản lý việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong công tác chủ nhiệm lóp có kết quả đánh giá đứng thứ hai về tính cấp thiế và tính khả thi.

Biện pháp 2: Tổ chức chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường cũng được đánh giá cao cả về tính cần thiết và tính khả thi. Bên cạnh đó phải tăng bồi dưỡng cường nâng cao nhận thức, kỹ năng của GV và HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 101)