Thực trạng về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 69 - 73)

1.3.1 .Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trường trung học cơ sở

2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

TT Nội dung Tổng

điểm

ĐTB Thứ bậc

1 Kĩ năng làm việc nhóm 539 2,85 % 1

2 Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đơng 531 2,81 % 2

3 Kỹ năng giao tiếp 508 2,69 3

4 Kỹ năng chăm sóc bản thân 507 2,68 4

5 Kỹ năng giải quyết vấn đề 503 2,66 5

6 Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân 490 2,59 6 Qua bảng trên cho thấy: trong 6 nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì có kỹ năng làm việc nhóm là thực hiện tốt nhất. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tiễn, bởi vì học sinh hoạt động hóm thì phải trao đổi nhóm, phải báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này tơi đã phỏng vấn cô Tống Thị Nga giáo viên dạy môn Sinh học của trường cho biết: “Trong các hoạt động dạy học chúng tôi thường xuyên lồng ghép giáo dục KNS và yêu cầu tất cả học sinh trình bày và bẻo vệ kết quả hoạt động nhóm của mình trước lớp”. Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng cho thấy điều này phù hợi với số liệu điều tra.

Kỹ năng thực hiện yếu nhất là: “Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân”. Thực chất đây là kỹ năng kiểm sốt cảm xúc của bản thân mà đơi khi người lớn cũng còn yếu. Đối với học sinh THCS lứa tuổi đang bắt chước người lớn khả năng ức chế cịn yếu thì kỹ năng kiểm sốt cảm xúc cịn yếu là điều đễ hiểu.

2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện các hình thức giáo dục kĩ năng sống.

2.3.3.1. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống qua tích hợp trong các mơn học.

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua tích hợp vào các môn học. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên dạy bộ môn chủ yếu là các giáo viên dạy Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục cơng dân, Sinh học, Hóa học, kết quả được như sau:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS thông qua tích hợp vào các mơn học của GVBM trƣờng THCS Đặng Xuân Khu. tích hợp vào các môn học của GVBM trƣờng THCS Đặng Xuân Khu.

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa thực hiện SL % SL % SL % SL %

1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào môn học 0 0 5 16,6 8 26,6 17 58,6 2

Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS phù hợp

0 0 6 20 10 30 14 50

3 Có điều chỉnh bổ sung kế hoạch sau khi đã thực hiện 0 0 0 0 2 6,6 28 93,4 Như vậy, qua phiếu hỏi chỉ 43,2% được hỏi tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình . Đặc biệt, đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp; có đến 58,6% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào mơn học. Có hơn một nửa GV được hỏi tự đánh giá tổ chức q trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS ở mức độ trung bình và khá, việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 6,6%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học một cách khoa học. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phát động một cách hình thức, chưa u cầu GV bộ mơn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục KNS vào mơn học.

2.3.3.2. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua giáo viên chủ nhiệm

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua giáo viên chủ nhiệm. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 28 giáo viên chủ nhiệm của các khối 6, 7, 8, 9.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chƣa tơt

SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch cho hoạt động giáo dục KNS 0 0 3 15 7 35 10 50

Tổ chức, triển khai nội dung phong

phú, hấp dẫn, phù hợp 3 15 5 25 10 50 2 10

Phối hợp với GV bộ môn, Đội TNTP HCM, CMHS để giáo dục KNS cho học sinh

3 15 6 30 10 50 1 5

Đánh giá kết quả tham gia hoạt động

Giáo dục KNS của học sinh 1 5 4 20 9 45 6 30

Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 2 10 3 15 8 40 7 35

Kết quả điều tra việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống của GVCN cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN còn yếu. GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh trong lớp, nhưng cơng tác này cũng chưa làm tốt và ít được tiến hành thường xuyên. Hiệu quả các hoạt động giáo dục KNS chưa được đồng đều giữa các GV. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN chưa rút kinh nghiệm và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, GVCN các tổ nhóm học sinh tự đánh giá cịn hạn chế, nếu có thì cũng khơng cơng bố kết quả đánh giá. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch của GVCN hiệu quả chưa cao.

2.3.3.3. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 40 giáo viên gồm các giáo viên tham gia cơng tác đồn đội, giáo viên nhạc thể dục, nhạc họa, giáo dục công dân…

Bảng 2.6. Thực trạng việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chƣa tôt

SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch tích hợp cho hoạt động giáo

dục KNS với HĐ GDNGLL 0 0 12 15 26 35 2 5

Tổ chức, triển khai nội dung phong

phú, hấp dẫn, phù hợp 6 15 10 25 20 50 4 10

Phối hợp với GV bộ môn, GVCN,

CMHS để tổ chức các hoạt động 2 5 6 15 20 50 12 30 Đánh giá kết quả tham gia hoạt động

Giáo dục KNS của học sinh 2 5 8 20 18 45 12 30 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 4 10 6 15 16 40 14 35

Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết giáo viên đã có kế hoạch tích hợp giáo dục KNS vào hoạt động GDNGLL nhưng mới chỉ ở mức trung bình và khá; việc tổ chức và triển khai thực hiện với những nội dung tương đối hấp dẫn và phù hợp. Tuy nhiên, việc phối hợp với GVCN, đặc biệt là với CMHS chưa tốt, công tác kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm (75% trung bình và chưa tốt); việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động mới chỉ thực hiện ở mức trung bình, thậm chí là chưa tốt.

Ngoài ra, để đánh giá sự quản lý chỉ đạo của BGH trong việc tích hợp nội dung GD KNS với hoạt động GDNGLL, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 16 giáo viên được phân công đảm nhiệm hoạt động GDNGLL, nội dung phỏng vấn như sau:

“Xin đồng chí cho biết, Ban giám hiệu đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động GD KNS với các chủ đề của hoạt động GD NGLL”

Qua phỏng vấn, 75% giáo viên (12/16) đều trả lời Ban giám hiệu chưa có sự thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp vào các chủ đề của hoạt động GD NGLL; việc tích hợp là tùy vào các giáo viên giảng dạy, giáo viên nào

mạnh về nội dung nào thì tích hơp nội dung đó. Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phân công giáo viên tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề. Sự thực hiện của BGH mới chỉ là quản lý mang tính hình thức, và tiến hành theo lịch phân công, theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, chưa qua tâm đến đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Chưa có tiêu chí đánh giá cũng như chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV. Chính vì thế, hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 69 - 73)