Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 85 - 99)

hoạt động GDKNS

TT Nội dung Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch mua và sử dụng csvc cho hoạt động GDKNS 0 0 07 17,5 22 55 11 27,5 2

Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản csvc cho hoạt động

GDKNS 0 0 05 12,5 19 47,5 16 40

3

Kinh phí đầu tư cho cán bộ Đoàn đội và các lực lượng giáo dục tham gia tập huấn về GDKNS

0 0 04 10 20 50 16 40

Nhận xét:

Trong 3 nội dung khảo sát về việc quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDKNS thì cả ba nội dung đều khơng đạt mức độ khá, tốt mà đều ở mức độ dưới trung bình. Từ thực trạng trên có thể thấy rằng BGH nhà trường có sự đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động GDKNS chưa được hợp lý và chưa chú trọng đến đầu tư cho CSVC nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

2.4.6. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Ban giám hiệu nhà trường

Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý. Kiểm tra là công cụ đế các nhà quản lý phát hiện những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra giúp cho BGH nhà trường tạo ra được các bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Nếu việc kiểm tra của BGH nhà trường làm khơng tốt thì sẽ dẫn đến tình trạng Ịàm qua loa, đại khái mang tính hình thức và đối phó là chính.

Để việc đánh giá được chính xác, tác giả tiến hành khảo sát 3 cán bộ quản lý, 37 giáo viên mức độ đánh giá sau:

Kết quả khảo sát ở bảng 2.16

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động GDKNS

TT Nội dung Mức độ thực hiện Trung

bình

Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Kiểm tra việc lập kế hoạch thực hiện. 0 0 09 22,5 21 52,5 10 25 1,98

2 Kiểm tra thường xuyên

việc thực hiện kế hoạch 0 0 13 32,5 25 62,5 02 5 2,28

3 Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch 0 0 10 25 17 42,5 13 32,5 1,93

4

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDKNS thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

0 0 11 27,5 22 55 07 17,5 2,1

5

Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động GDKNS

0 0 14 35 20 50 06 15 2,2

Nhận xét:

- Trong 5 nội dung của công tác kiêm tra đánh giá hoạt động GDKNS của BGH nhà trường được tiến hành khảo sát về kết quả thực hiện thì khơng có nội dung nào đạt khá và tốt. Chỉ có 03 nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình và trên trung bình: Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch GDKNS của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDKNS thông qua két quả rèn luyện của học sinh

- Từ những thực trạng nêu trên có thể kết luận rằng: Chủ trương xây dựng các kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS của BGH nhà trường đã có nhưng vẫn cịn chưa cụ thể, tỷ mỉ. Cơng tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường thực hiện với hiệu quả thấp nhất là kiểm tra đột xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động GDKNS cho học sinh trong nhà trường còn thấp

2.4.7. Đánh giá chung thực trạng: điểm mạnh, điểm yếu

* Điểm mạnh

Nhờ có các cuộc vận động và các phong trào thi đua được phát động nên nhà trường thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. BGH và các giáo viên trong trường bước đầu đã có ý thức triển khai hoạt động giáo dục KNS cho học sịnh.

Về phía địa phương: Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành ln quan tâm tới công tác giáo dục; việc phối hợp các lực lượng trong công tác GD với nhà trường đã bước đầu đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội nhưng Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định có mơi trường xã hội lành mạnh, địa bàn phường ổn định về an ninh trật tự.

CMHS ln đồng thuận với các chủ trương chính sách của nhà trường đề ra trong công tác giáo dục HS, bước đầu cũng đã có sự phối kết hợp tốt với GVCN, GVBM để quản lý và giúp các em HS tiến bộ trong học tập cũng như trong việc tu dưỡng đạo đức.

* Điểm yếu

- Mục tiêu, kế hoạch của công tác giáo dục KNS của BGH nhà trường chưa được xác định rõ ràng; chưa có chỉ đạo cụ thể về nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục KNS trong giảng dạy; đặc bệt là trong công tác chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.

- Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng GV về hoạt động GD KNS chưa được phòng giáo dục quan tâm thực hiện chưa được tập huấn. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV về trách nhiệm thực hiện giáo dục KNS chưa đồng nhất. Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả của hoạt động GD KNS cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được giai đoạn của quá trình giáo dục.

- Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa được chặt chẽ nên chưa phát huy được hết khả năng của các lực lượng.

* Những thách thức

- Đời sống của bà con nhân dân Xã Xuân Hồng, huyện Xuân trường cũng cịn khó khăn, một số em học sinh phải giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình nhiều, thiếu thời gian học tập.

- Là một xã ở khu vực trung tâm của huyện, mơi trường sống có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều khi gia đình và nhà trường khơng kiểm sốt hết. - Cha mẹ HS phần đông là đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, một số gia đình hiểu biết về văn hóa – xã hội chưa cao, giao phó sự giáo dục con cái cho các nhà trường.

Với những điểm mạnh, điểm yếu và nguy cơ thách thức vừa phân tích ở trên, để chỉ đạo tốt việc thực hiện giáo dục KNS cho HS, nhà trường cần tận dụng cơ hội và phát huy điểm mạnh đã có và khắc phục các điểm yếu. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho đội ngũ GV.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

Trường THCS Đặng Xuân Khu là một trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện, khi đến trường bên cạnh việc các em được trang bị nhũng kiến thức văn hóa cơ bản nhất thì một yếu tố hết sức quan trọng là các em được trang bị những kiến thức KNS giúp các em tự tin hòa nhập với xã hội hiện đại. Nhà trường cũng đã chú trọng đến GDKNS. Có sự kết hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như GVCN, GV bộ mơn, BCH Đồn trường, phối họp CMHS và các lực lượng giáo dục khác. Những nỗ lực đó bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh cũng đã bước đầu hứng thú với hoạt động GDKNS.

Tuy nhiên công tác quản lý của nhà trường chưa được chặt chẽ chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể, chưa có những kiểm tra đánh giá nên cũng chưa tìm ra được những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường chưa được tập huấn tổ chức hoạt động, một số giáo viên còn thiếu trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, khi thực hiện cịn mang tính đối phó. Sự phối kết hợp giữa GVCN và GVBM chưa cao. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Từ những thực trạng trên nhà trường cần phải có các biện pháp hoạt động giáo dục KNS một cách khoa học, hợp lý để tạo được sự chuyển biến

của nhà trường nâng cao hiệu quả của việc giáo dục KNS nói riêng và cơng tác giáo dục nói chung.

Từ cơ sở lý luận đã được tác giả trình bày ở chương I và thực trạng của trường THCS Đặng Xuân Khu ở chương II sẽ là căn cứ để tác giả đề xuất các giải pháp thích hợp tang cường hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh tại chương 3

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS ĐẶNG XUÂN KHU,

XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN XUÂN TRƢỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục THCS

Giáo dục KNS phải đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu. Mục tiêu là cái đích của mọi hoạt động. Để đảm bảo được mục tiêu của giáo dục phổ thơng là: „học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” thì giáo dục KNS giúp phần quan trọng. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục KNS phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục. Ngoài mục tiêu của Đảng và nhà nước sự phát triển kinh tế, xã hội của xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường cũng có phần tác động đến.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của nhà trường THCS Đặng Xuân Khu. Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp như: nguồn nhân lực trong và ngoài nhà trường, CSVC, đặc điểm đối tượng học sinh – đối tượng được giáo dục KNS.

* Đối với nhà trường

Cần xác định giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường chứ không phải

trách nhiệm của một cá nhân nào cả. Vì thế, tập thể sư phạm nhà trường phải nêu gương cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo. Việc giáo dục đạo đức, GDKNS cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xun, liên tục với nhiều hình thức và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường.

Phải ln quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo tinh thần, khơng khí học tập, sinh hoạt , làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỷ luật, quy chế học tập, thưởng phạt nghiêm minh đối với học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh vi phạm.

* Đối với gia đình

CMHS phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con em mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn, các em có ý thức hơn.

* Đối với địa phương

Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh xã nơi địa bàn của trường giúp nhà trường giải quyết những khó khăn ngồi thẩm quyền của nhà trường. Bên cạnh đó địa phương cũng có thể phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt,

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của hoạt động giáo dục KNS

Trong nguyên tắc này hệ thống các biện pháp phải tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động quản lý và hoạt động giáo dục KNS, đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Học sinh là chủ thể nhận thức các hoạt động của giáo dục KNS phải thu hút được nhiều học sinh tham gia. Để đi đến kết quả cao các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường phải đi tới thống nhất một chương trình hành động

chung mà trong đó có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng. Người quản lý cần thể hiện rõ nội dung công việc, kế hoạch thực hiện, khả năng đóng góp, thời gian thực hiện, điều kiện CSVC, tài chính cho hoạt động để mỗi lực lượng xã hội chủ động được phần việc của mình, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục, giúp nhà trường thực hiện và đạt được mục tiêu giáo dục hoạt động KNS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi của học sinh THCS

Giáo dục cấp THCS trang bị cho học sinh kiến thức khá đầy đủ về Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hình thành năng lực và phát triển nhân cách tồn diện để có kiến thức học THPT và chuyên nghiệp.

Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS rất đa dạng và phong phú, việc đánh giá chưa có những tiêu chí cụ thể nên cũng rất khó huy động được HS tham gia tích cực. Người tổ chức phải bao quát được nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của HS để thúc đẩy và động viên kịp thời HS.

3.2 . Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học trƣờng THCS Đặng Xuân Khu, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam định

3.2.1. Kế hoạch hố q trình quản lý hoạt động GDKNS phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của trường THCS Đặng Xuân Khu

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hố cơng tác giáo dục có vai trị rất quan đảm bảo tính ổn định, tính hệ thống Bên cạnh đó cịn tránh chồng chéo với các hoạt động khác trong nhà trường.

Kế hoạch hoá giúp cho Hiệu trưởng định hướng được việc xây dựng mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được mọi hoạt động trong nhà trường, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu cà dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch. Do đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hố hoạt động GDKNS sẽ đảm bảo được tính tính hệ thống và tính hướng đích của hoạt động ổn định tương đối

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung của biện pháp này gồm: Xác định mục tiêu; xác định hình thức tổ chức; xác định các lực lượng tham gia; dự trù csvc, không gian và thời gian thực hiện.

Xây dựng kế hoach giáo dục KNS vào đầu năm học cho từng khối lớp học. Kế hoạch xây dựng phải bám sát các mục tiêu là: Nâng cao nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi.

Hiệu trưởng và các tổ nhóm chun mơn, TPT, BTĐ phân tích những thuận lợi và khó khăn của trường, PGD, địa phương để xác định rõ mục tiêu cho từng khối lớp và từng giai đoạn cụ thể.

Trên cơ sở kế hoạch giáo dục KNS của hiệu trưởng các lực lượng trong và ngoài nhà trường xem xét, phối hợp thống nhất và xây dựng dự thảo các kế hoạch của từng ban ngành và mình phụ trách.

Khi các trưởng ban ngành đoàn thể xây dựng xong kế hoạch hiệu trưởng họp ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo thành kế hoạch chung của toàn trường về giáo dục KNS.

Hoàn thành kế hoạch hiệu trưởng phải nhận sự góp ý của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đi đến sự đồng thuận phát huy sức mạnh của tập thể. Từ đó xây dựng kế hoạch lộ trình chính thức cho giáo dục KNS cho trường THCS Đặng Xuân Khu.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Bước 1: Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào thực tế của nhà trường và

mục tiêu của từng khối lớp, nội dung của hoạt động GDKNS, xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 85 - 99)