Giới thiệu về khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 66)

1.3.1 .Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

2.2. Giới thiệu về khảo sát

Hiện nay việc giáo dục KNS trong các nhà trường chủ yêu được thực hiện qua phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường cũng tìm hiểu và thấy được mặt tích cực của việc giáo dục KNS nên cũng đưa lĩnh vực này vào một số hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy việc khảo sat thực trạng tổ chức hoạt động GDKNS cũng gặp những khó khăn nhất định, nội dung khảo sát cũng chỉ tập trung vào một vài vấn đề phù hợp với thực tế.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Xem xét hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS Đặng Xuân Khu để từ đó có ý kiến đánh giá cần thiết về thực trạng giáo dục KNS, quản lý hoạt động giáo dục KNS.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về hoạt động giáo dục KNS.

- Cách thức tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục KNS trường THCS - Nhận định về kết quả đạt được, những khó khăn và thuận lợi.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp lấy ý kiến điều tra bằng phiếu thu thập thông tin: Nhằm thu thập thông tin của đối tượng điều tra về các nội dung cần nghiên cứu. Nội dung các phiếu hỏi (có mẫu đính kèm tại phụ lục)

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, báo cáo.

- Phương pháp trao đổi theo chủ đề: Tọa đàm, trao đổi trực tiếp về các chủ đề hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS đang được thực hiện tại trường, những nội dung và hình thức GDKNS đang được thực hiện, những khó khăn, thuận lợi cần hỗ trợ và giải quyết.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Ứng dựng CNTT trong xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các số liệu thống kê làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh.

- Địa bàn khảo sát: Khối THCS của trường THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

- Mẫu đối tượng khảo sát:

+ Học sinh khối 6, 7, 8, 9: 400 học sinh + Cán bộ quản lý, giáo viên: 65

+ Phụ huynh học sinh: 100 + BCH đoàn trường: 5 + TTCM, TPCM: 6

+ Giáo viên chủ nhiệm: 28

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trƣờng trung học cơ sở Đặng xuân Khu

Năm học 2016 - 2017 Trường THCS Đặng Xuân Khu có 938 học sinh được phân bố theo các khối, lớp như sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng học sinh, lớp học của trƣờng THCS Đặng Xuân Khu, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định.

TT Lứa tuổi Năm học 2016-2017 Số lớp Số học sinh Tỉ lệ % 1 Lớp 6 7 245 26,12 2 Lớp 7 7 231 24,63 3 Lớp 8 7 238 25,37 4 Lớp 9 7 224 23,88 4 Tổng cộng 28 938 100

2.3.1. Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu, hoạt động giáo dục kĩ năng sống

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

TT Nội dung Số lƣợng %

1 Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.

10 14,1 %

2 Hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi lành mạnh tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày

7 9,86 %

3 Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển sự hài hịa thể chất, trí tuệ , tinh thần và đạo đức

6 8,45 %

4 Tất cả các ý trên 48 67,61 %

Tổng 71 100

Qua bảng trên cho thấy, số khách thể điều tra nhận thức về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đầy đủ chiếm 67,61% và chỉ có 32,39% khách thể điều tra nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Kết quả này đã phản ánh phần nào thực trạng giáo dục kỹ năng sống chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác tai trường một số giáo viên nhận thức giáo dục kỹ năng sống chỉ chú trọng tới kỹ năng chứ không nhất thiết phải quan tâm đến mục tiêu khác. Qua kết quả bảng 2.2 cũng cho thấy phần lớn cán bộ giáo viên trường THCS Đặng Xuân Khu nhận thức được mục tiêu giáo dục KNS và đánh giá thực hiện được cả 3 mục tiêu là

2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

TT Nội dung Tổng

điểm

ĐTB Thứ bậc

1 Kĩ năng làm việc nhóm 539 2,85 % 1

2 Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đơng 531 2,81 % 2

3 Kỹ năng giao tiếp 508 2,69 3

4 Kỹ năng chăm sóc bản thân 507 2,68 4

5 Kỹ năng giải quyết vấn đề 503 2,66 5

6 Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân 490 2,59 6 Qua bảng trên cho thấy: trong 6 nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì có kỹ năng làm việc nhóm là thực hiện tốt nhất. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tiễn, bởi vì học sinh hoạt động hóm thì phải trao đổi nhóm, phải báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này tơi đã phỏng vấn cô Tống Thị Nga giáo viên dạy môn Sinh học của trường cho biết: “Trong các hoạt động dạy học chúng tôi thường xuyên lồng ghép giáo dục KNS và yêu cầu tất cả học sinh trình bày và bẻo vệ kết quả hoạt động nhóm của mình trước lớp”. Kết quả nghiên cứu thực trạng cũng cho thấy điều này phù hợi với số liệu điều tra.

Kỹ năng thực hiện yếu nhất là: “Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân”. Thực chất đây là kỹ năng kiểm sốt cảm xúc của bản thân mà đơi khi người lớn cũng còn yếu. Đối với học sinh THCS lứa tuổi đang bắt chước người lớn khả năng ức chế cịn yếu thì kỹ năng kiểm sốt cảm xúc cịn yếu là điều đễ hiểu.

2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện các hình thức giáo dục kĩ năng sống.

2.3.3.1. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống qua tích hợp trong các mơn học.

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua tích hợp vào các mơn học. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên dạy bộ môn chủ yếu là các giáo viên dạy Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sinh học, Hóa học, kết quả được như sau:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS thơng qua tích hợp vào các mơn học của GVBM trƣờng THCS Đặng Xuân Khu. tích hợp vào các môn học của GVBM trƣờng THCS Đặng Xuân Khu.

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa thực hiện SL % SL % SL % SL %

1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào môn học 0 0 5 16,6 8 26,6 17 58,6 2

Tổ chức q trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS phù hợp

0 0 6 20 10 30 14 50

3 Có điều chỉnh bổ sung kế hoạch sau khi đã thực hiện 0 0 0 0 2 6,6 28 93,4 Như vậy, qua phiếu hỏi chỉ 43,2% được hỏi tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình . Đặc biệt, đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp; có đến 58,6% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào mơn học. Có hơn một nửa GV được hỏi tự đánh giá tổ chức q trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS ở mức độ trung bình và khá, việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 6,6%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học một cách khoa học. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phát động một cách hình thức, chưa u cầu GV bộ mơn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục KNS vào mơn học.

2.3.3.2. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua giáo viên chủ nhiệm

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua giáo viên chủ nhiệm. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 28 giáo viên chủ nhiệm của các khối 6, 7, 8, 9.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chƣa tôt

SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch cho hoạt động giáo dục KNS 0 0 3 15 7 35 10 50

Tổ chức, triển khai nội dung phong

phú, hấp dẫn, phù hợp 3 15 5 25 10 50 2 10

Phối hợp với GV bộ môn, Đội TNTP HCM, CMHS để giáo dục KNS cho học sinh

3 15 6 30 10 50 1 5

Đánh giá kết quả tham gia hoạt động

Giáo dục KNS của học sinh 1 5 4 20 9 45 6 30

Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 2 10 3 15 8 40 7 35

Kết quả điều tra việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống của GVCN cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN còn yếu. GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh trong lớp, nhưng công tác này cũng chưa làm tốt và ít được tiến hành thường xuyên. Hiệu quả các hoạt động giáo dục KNS chưa được đồng đều giữa các GV. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN chưa rút kinh nghiệm và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, GVCN các tổ nhóm học sinh tự đánh giá cịn hạn chế, nếu có thì cũng khơng cơng bố kết quả đánh giá. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch của GVCN hiệu quả chưa cao.

2.3.3.3. Thực trạng về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Để đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 40 giáo viên gồm các giáo viên tham gia cơng tác đồn đội, giáo viên nhạc thể dục, nhạc họa, giáo dục công dân…

Bảng 2.6. Thực trạng việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình Chƣa tơt

SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch tích hợp cho hoạt động giáo

dục KNS với HĐ GDNGLL 0 0 12 15 26 35 2 5

Tổ chức, triển khai nội dung phong

phú, hấp dẫn, phù hợp 6 15 10 25 20 50 4 10

Phối hợp với GV bộ môn, GVCN,

CMHS để tổ chức các hoạt động 2 5 6 15 20 50 12 30 Đánh giá kết quả tham gia hoạt động

Giáo dục KNS của học sinh 2 5 8 20 18 45 12 30 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 4 10 6 15 16 40 14 35

Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết giáo viên đã có kế hoạch tích hợp giáo dục KNS vào hoạt động GDNGLL nhưng mới chỉ ở mức trung bình và khá; việc tổ chức và triển khai thực hiện với những nội dung tương đối hấp dẫn và phù hợp. Tuy nhiên, việc phối hợp với GVCN, đặc biệt là với CMHS chưa tốt, công tác kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm (75% trung bình và chưa tốt); việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động mới chỉ thực hiện ở mức trung bình, thậm chí là chưa tốt.

Ngồi ra, để đánh giá sự quản lý chỉ đạo của BGH trong việc tích hợp nội dung GD KNS với hoạt động GDNGLL, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 16 giáo viên được phân công đảm nhiệm hoạt động GDNGLL, nội dung phỏng vấn như sau:

“Xin đồng chí cho biết, Ban giám hiệu đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động GD KNS với các chủ đề của hoạt động GD NGLL”

Qua phỏng vấn, 75% giáo viên (12/16) đều trả lời Ban giám hiệu chưa có sự thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp vào các chủ đề của hoạt động GD NGLL; việc tích hợp là tùy vào các giáo viên giảng dạy, giáo viên nào

mạnh về nội dung nào thì tích hơp nội dung đó. Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phân công giáo viên tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề. Sự thực hiện của BGH mới chỉ là quản lý mang tính hình thức, và tiến hành theo lịch phân công, theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, chưa qua tâm đến đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Chưa có tiêu chí đánh giá cũng như chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV. Chính vì thế, hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao.

2.3.4. Thực trạng về việc sử dụng nguồn nhân lực giáo dục kĩ năng sống.

Đối với giáo dục KNS thì các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục KNS rất quan trọng, chúng tôi phát phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ tham gia của các lực lƣợng giáo dục KNS

STT Lực lượng tham gia giáo dục KNS Thứ bậc

1 Giáo viên bộ môn 1

2 Giáo viên chủ nhiệm 2

3 Tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên 3

4 Lực lượng xã hội 4

5 Hiệu trưởng 5

6 Cha mẹ học sinh 6

Qua bảng trên cho thấy: Lực lượng chính tham gia vào giáo dục KNS cho học sinh và đánh giá thực hiện tốt vai trò của giáo dục KNS là các giáo viên bộ mơn và giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên bộ mơn dạy nhiều mơn nên dễ tích hợp kiến thức cịn GVCN gần gũi với học sinh nên dễ rèn và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Hiệu trưởng đứng vị trí số 5 trong số lực lượng chính tham gia vào giáo dục KNS cho học sinh. Điều này cũng hợp lý vì do đặc thù quản lý của hiệu trưởng khơng phải là người tham gia trực tiếp giáo dục KNS cho học sinh. Mà chức năng chính của hiệu trưởng là quản lý và thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giáo dcuj KNS của học sinh trong nhà trường của mình.

2.3.5. Thực trạng về cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống

* Về tài liệu, sách tham khảo

Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS” trong các môn học cũng đã có nhưng chưa đầy đủ mà chỉ mới có một số mơn như: GDKNS trong mơn Sinh học, mơn Giáo dục cơng dân, mơn Hóa học....

Ngồi ra tài liệu dùng cho giáo viên THCS trong việc tích hợp cịn rất hạn chế. Trong thư viện của nhà trường chưa có các loại sách tham khảo bổ trợ các mơn quan trọng cần tích hợp giáo dục KNS, sách GD đạo đức, pháp luật, giáo dục KNS cho học sinh...

* Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cũng chưa thật đảm bảo để hoạt động đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn.

Kinh phí dành cho hoạt động ngồi giờ lên lớp khơng nhiều thì việc GV cần có ý tưởng sáng tạo, tìm tịi các phương tiện phù hợp với điều kiện của lớp, của trường còn hạn chế. Về phía nhà trường ngồi việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải nhờ vào xã hội hóa, sự hỗ trợ của hội CMHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, học sinh cũ thành đạt hỗ trợ cho hoạt động. Đội ngũ giáo viên phần lớn nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa được đào tạo nhiều về giáo dục KNS và chưa thật nhiệt tình trong việc tích hợp giáo dục KNS trong bài học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của trƣờng trung học cơ sở Đặng xuân Khu

2.4.1. Thực trạng về việc quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý việc mục tiêu xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiệu trưởng của trường, kết quả:

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD KNS

TT Nội dung Mức độ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở đặng xuân khu, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)