2.1.3 .Tình hình văn hóa, xã hội
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục yêu cầu phải đổi mới tất cả các mặt, các thành tố của hệ thống giáo dục, đổi mới những vấn đề cốt yếu, những khâu then chốt, khâu đột phá để giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, các biện pháp quản lý giáo dục có hiệu quả khi nó đảm bảo tính hệ thống. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải tác động đến tất cả các mặt, các thành tố, các khâu của quá trình giáo dục.
Bởi vì, quá trình dạy học tồn tại nhƣ một thể thống nhất, bao gồm nhiều thành tố liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Nếu nhà quản lý chỉ tác động tới một số thành tố mà coi nhẹ các thành tố khác thì chắc chắn hoạt động quản lý không đem lại hiệu quả. Đồng thời, các biện pháp đề xuất không đƣợc mâu thuẫn nhau, khơng đƣợc tách rời nhau mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới tất cả các mặt của vấn đề đƣợc quản lý.
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS nói chung và dạy học theo tiếp cận NLTH nói riêng đƣợc đề xuất có thể có những biện pháp đã đƣợc áp dụng, nhƣng những biện pháp đề xuất trong luận văn này tuy chƣa đầy đủ nhƣng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nghĩa là
các biện pháp có mối quan hệ phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau (có thể nói là có sự cộng hƣởng) nhằm đạt mục tiêu dạy học. Để đảm bảo sự thành công của quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận NLTH, nếu chỉ dùng một biện pháp hoặc vài ba biện pháp riêng lẻ không gắn kết với nhau, khơng hƣớng vào mục đích chung thì khơng thể phát huy đƣợc tác dụng mà cần một số biện pháp tạo thành hệ thống. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, các biện pháp có thể chƣa áp dụng đồng thời đầy đủ ngay một lúc, mà có một số biện pháp đƣợc ƣu tiên nhƣng không tách ra khỏi hệ thống.