Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 44 - 52)

1.4. Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên đại học

1.4.3. Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên

Trƣờng đại học và cơ sở GDĐH phải có đủ số lƣợng GV để thực hiện chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu, xét theo các yêu cầu tổng hợp cả về bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng, tuổi tác, v.v.

Việc tuyển chọn và nâng bậc cho GV dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực nhƣ giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ. Vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đội ngũ cán bộ đƣợc xác định và đƣợc mọi ngƣời hiểu rõ. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở bằng cấp, kinh nghiệm và khả năng phù hợp của cán bộ.

Việc quản lý thời gian và cơ chế khen thƣởng nhắm đến mục tiêu thúc đẩy chất lƣợng giảng dạy và học tập. Mọi cán bộ đều có trách nhiệm giải trình với Chủ sở hữu của nhà trƣờng (Chính phủ, Hội đồng Quản trị, Tổ chức sáng lập), thông qua Hiệu trƣởng và các đối tƣợng có liên quan, có lƣu ý đến quyền tự do về học thuật của các GV.

Có sự chuẩn bị dự phòng đối với những vấn đề nhƣ thẩm định, tƣ vấn, và sắp xếp lại nhân sự. Những quyết định về nhân sự nhƣ cho thôi việc, nghỉ hƣu, và các phúc lợi xã hội đều đƣợc lên kế hoạch sẵn và thực hiện tốt.

Việc đánh giá cán bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên dựa trên một kế hoạch xây dựng từ trƣớc và sử dụng những biện pháp công bằng và khách quan trên tinh thần hƣớng đến sự cải thiện.

GV ở bậc đại học phải có những khả năng sau:

Thiết kế đƣợc một chƣơng trình giảng dạy và học tập chặt chẽ, đồng thời thực hiện đƣợc chƣơng trình này;

Áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy và học,và chọn lựa phƣơng pháp thích hợp nhất để đạt đƣợc kết quả học tập mong đợi;

Sử dụng và phát triển nhiều loại phƣơng tiện truyền thông trong dạy học; Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của SV phù hợp với những kết quả học tập dự kiến;

Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng nhƣ chƣơng trình giảng dạy của chính mình;

Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình; Xác định các nhu cầu và xây dựng các kế hoạch phát triển liên tục.

1.4.3.1. Xây dựng bộ chuẩn năng lực của giảng viên dựa năng lực nghề nghiệp của giảng viên tại các Trường đại học và Viện nghiên cứu Pháp

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, muốn đánh giá một chủ thể có năng lực nghề nghiệp thì cần đánh giá việc hồn thành một nhiệm vụ, một tình huống nghề nghiệp thơng qua những kỹ năng, thao tác mà chủ thể đó thực hiện trên thực tế.Năng lực nghề nghiệp là “khả năng thực hiện có hiệu quả một nghề, một chức năng hoặc một số nhiệm vụ chuyên biệt với sự thành thạo cần thiết”. Năng lực nghề nghiệp là những kiến thức, thái độ và kỹ năng chuyên môn rộng cần thiết để làm việc trong một khu cực chuyên ngành hoặc nghề nghiệp.

Năng lực nghề nghiệp là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con ngƣời, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp đạt đƣợc những kết quả cao. Nếu khơng có sự tƣơng ứng này thì con ngƣời khơng thể theo đuổi nghề đƣợc. Năng lực nghề nghiệp đƣợc coi là sự tích hợp giữa ba thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành đƣợc những công việc và nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Các thành phần cơ bản trong khung năng lực nghề nghiệp của GV bậc đại học tại các Trƣờng đại học và Viện nghiên cứu Pháp bao gồm:

Nhiệm vụ của GV

Nhiệm vụ và quyền của GV nói chung đƣợc quy định bao gồm:

Giảng dạy theo mục tiêu, chƣơng trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lƣợng chƣơng trình đào tạo.

Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lƣợng đào tạo.

Định kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và phƣơng pháp giảng dạy.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của GV.

Tôn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng với ngƣời học, bảo vệ các quyền lợi chính đánh của ngƣời học.

Tham gia quản lý và giám sát cơ sở GDĐH, tham gia các công tác đồn thể và các cơng tác khác.

Đƣợc ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH vớic ác cơ sở GDĐH, cơ sở NCKH theo quy định của pháp luật.

Đƣợc bổ nhiệm chức danh của GV, đƣợc phong tặng danh hiệu, học hàm, học vị theo quy định.

Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, GV phải thực hiện tốt thêm các nhiệm vụ cơ bản, nhƣ sau:

Là chuyên gia về phát triển chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên phổ thông, tổ chức và thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên phổ thông một cách thiết thực, hiệu quả.

Là ngƣời hƣớng dẫn, tƣ vấn cho giáo viên phổ thông về phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng, chƣơng trình mơn học, phƣơng pháp giảng dạy để nâng cao chất lƣợng GDĐH.

Liên kết, chia sẻ các vấn đề về chuyên môn, học thuật và kiến thức hiện đại về khoa học và giáo dục, để phát triển chuyên môn, nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn.

Tổ chức, triển khai các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ.

Nhiệm vụ thực hiện nghề nghiệp của GV đại học

Nhiệm vụ thực hiện nghề nghiệp của GV đại học có thể tóm tắt, nhƣ sau: Giáo dục.

Dạy học.

Nghiên cứu khoa học.

Tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã hội.

Giữ gìn và phát huy phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.

Học tập, bồi dƣỡng đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp, phát triển giáo dục và đào tạo.

Các thành phần khung năng lực của GV đại học

Trên cơ sở các nhiệm vụ đƣợc quy định và các yêu cầu về đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế, có thể nêu ra các thành phần về năng lực và phẩm chất của GV sƣ phạm nhƣ sau:

Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của GV đại học.

Tơn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng với ngƣời học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời học.

Thái độ, đạo đức nghề nghiệp: có trách nhiệm về chun mơn đối với ngƣời học hiện tại và sản phẩm tƣơng lai (đào tạo ngƣời dạy học cho các cơ sở giáo dục và đào tạo).

Thái độ, đạo đức công dân: thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ của công dân.

Năng lực chun mơn nghề GV

Trình độ đào tạo:

Đạt trình độ chuẩn đào tạo của GV đại học theo quy định của Luật GDĐH; Kiến thức chun mơn.

Có kiến thức chun mơn sâu rộng;

Thƣờng xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng dạy học và NCKH.

Có kiến thức liên môn, liên ngành, hiểu biết thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng phù hợp vào hoạt động dạy học và NCKH.

Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghền ghiệp.

Thành thạo các kỹ năng của lĩnh vực chuyên môn và thƣờng xuyên cập nhật các kỹ năng nghề nghiệp mới.

Năng lực dạy học và giáo dục của nghề GV

Am hiểu đối tƣợng dạy học và giáo dục: ngƣời học hiện tại và sảm phẩm tƣơng lai (đào tạo ngƣời dạy học cho các cơ sở giáo dục và đào tạo).

Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục. Sử dụng phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của ngƣời học. Tham gia các quá trình, các hoạt động giáo dục ngƣời học. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong dạy học, giáo dục.

Năng lực phát triển chương trình, tài liệu đào tạo

Hiểu biết về quy trình, phƣơng pháp phát triển chƣơng trình đào tạo Xác định đƣợc đối tƣợng và nhu cầu đào tạo của giai đoạn

Xây dựng, điều chỉnh và thực hiện chƣơng trình đào tạo Biên soạn tài liệu đào tạo

Năng lực nghiên cứu khoa học

Một trong những nhiệm vụ của GV là NCKH, ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, phục vụ xã hội, góp phần thực hiện vai trị tiên phong khoa học, cơng nghệ của mỗi địa phƣơng và khu vực.

Xây dựng và thực hiện thành công đề tài, dự án khoa học chuyên ngành, đánh giá kết quả nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, giáo dục SV, đăng tải đƣợc các kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế và tạp chí trong nƣớc, tham gia hội thảo khoa học chuyên ngành; xuất bản đƣợc tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên;

Lập kế hoạch NCKH.

Thực hiện thành công đề tài, NCKH chuyên ngành.

Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học, tham gia báo cáo tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nƣớc.

Biên soạn, xuất bản tài liệu gắn với đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Thực hiện chuyển giao kết quả NCKH. Thực hiện đánh giá các hoạt động NCKH.

Năng lực phát triển nghề nghiệp

Năng lực phát triển nghề nghiệp là cơ sở quan trọng để thực hiện chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV, là cơ sở để phát triển các năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nghề nghiệp cho bản thân, đồng nghiệp, đối tƣợng đào tạo.

Tƣ vấn nghề nghiệp (chuyên môn, nghiệp vụ, việc làm, ...) cho đối tƣợng đào tạo.

Có quan hệ thƣờng xuyên với các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo, để phát triển chun mơn, nghề nghiệp.

Có quan hệ hợp tác trong nƣớc và quốc tế để phát triển chuyên môn, nghề nghiệp.

Cập nhật, đổi mới, sáng tạo trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Năng lực bổ trợ

Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn, nghề nghiệp.

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, nghề nghiệp. Năng lực giáo tiếp với các đối tƣợng của nghề nghiệp.

Các thành tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau.

1.4.3.2. Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên dựa trên bộ chuẩn năng lực đã được xây dựng

Mục tiêu cụ thể của GDĐH đƣợc xác định trong Luật GDĐH (2013) là “Đào tạo trình độ đại học để SV có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đƣợc đào tạo”. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, chất lƣợng năng lực nghề nghiệp đội ngũ GV là yếu tố có vai trị quyết định. Cơ chế quản lý, nội dung chƣơng trình, cách thức kiểm tra đánh giá,.. đều đƣợc hiện thực hóa thơng qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, GV.

Để chuyển mạnh theo hƣớng từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất và phát triển năng lực ngƣời học, đáp ứng nhu cầu xã hội, tƣ duy giáo dục của đội ngũ GV phải thay đổi: Từ cách dạy kiến thức là chủ yếu sang dạy kỹ năng, từ việc dạy cái mình có sang dạy cái ngƣời học cần; từ truyền thụ kiến thức một chiều sang gợi mở, định hƣớng phƣơng pháp tiếp thu kiến thức, hƣớng tới phát triển năng lực, phẩm chất của ngƣời học. Muốn vậy, ngoài phẩm chất đạo đức và chính trị cần thiết, đội ngũ GV phải có năng lực chun mơn, có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chun mơn của mình, tiếp cận đƣợc sự phát triển mới nhất trong học thuật cũng nhƣ thực tiễn chun mơn; có năng lực sƣ

phạm, luôn chủ động, sáng tạo trong cách tiếp cận nội dung, chƣơng trình và định hƣớng kỹ năng cho ngƣời học.

Các năng lực giảng dạy của GV đại học, bao gồm:

Năng lực xây dựng chƣơng trình giảng dạy ở cấp độ mơn học;

Năng lực sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên mơn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mơ phỏng, dự án...);

Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi);

Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định; Năng lực quản lý xung đột và đàm phán;

Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...);

Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân.

Chất lƣợng giáo dục, đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng trƣớc hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của đội ngũ GV. Ngƣời GV trong nền GDĐH hiện đại cần có nhiều năng lực và phẩm chất đa dạng, trƣớc hết phải nói đến năng lực chun mơn. Xét một cách tổng quát, năng lực chuyên môn của GV bao gồm: năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy, truyền thụ tri thức, năng lực NCKH.

Để có đƣợc đội ngũ GV đạt những tiêu chí nhƣ trên, về phía nhà quản lý phải: Xác định việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách, sống còn, quyết định chất lƣợng đào tạo, uy tín đơn vị và sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm của đơn vị đào tạo.

Thay vì quản lý hành chính, cần chuyển mạnh sang quản lý chất lƣợng một cách chuyên nghiệp, coi trọng năng lực thực tế của GV, trong đó có cả năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Tạo môi trƣờng học thuật dân chủ, sáng tạo để thúc đẩy tính tích cực của mỗi GV trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Tôn trọng phản biện xã hội và các ý kiến từ phía GV và ngƣời học.

Tạo điều kiện để GV đƣợc trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực từ chính q trình giảng dạy trên lớp và NCKH. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sàng lọc GV, dần dần lựa chọn và phát triển đội ngũ GV có chất

lƣợng ngày càng tốt hơn. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với các GV có sáng kiến đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu.

Xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV một cách khách quan, khoa học, trong đó có ít nhất 3 nhóm đối tƣợng đƣợc tham gia đánh giá: nhà quản lý, GV và SV. Tiêu chí đánh giá phải đo đƣợc thực chất trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của GV, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đƣợc quy định trong Thông tƣ 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của liên bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập.

Lựa chọn nguồn GV từ những SV xuất sắc, cán bộ chun ngành có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sƣ phạm. Có chiến lƣợc lựa chọn, bồi dƣỡng, sử dụng hợp lý và đãi ngộ xứng đáng.

Kết hợp công nghệ với kỹ năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp và nhân văn.

Về phía GV:

Cần xác định việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn là yêu cầu tất yếu; vừa là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vừa là vấn đề quyết định vị trí cơng tác, mức độ tín nhiệm của SV, đồng nghiệp và nhà quản lý đối với GV; tự ý thức về lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tâm lý an phận, tự thoả mãn.

Xác định việc tự học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của bản thân. Thƣờng xuyên tự đào tạo, tự bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, tri thức, kỹ năng; có tƣ duy mở, linh hoạt, chủ động tiếp cận tri thức, phƣơng pháp mới; lựa chọn, thử nghiệm và tự đánh giá phƣơng pháp, kỹ năng đào tạo của mình. Đây đƣợc xem là khâu cốt yếu, bởi mọi biện pháp quản lý sẽ không đạt kết quả mong muốn nếu tự bản thân GV không nỗ lực trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Các công cụ quản lý, xét đến cùng không thể thay thế sự nỗ lực tự thân của mỗi GV. Mặt khác, kiến thức của nhân loại luôn đƣợc bổ sung, làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)