Thựchiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 85 - 99)

2.4. Các hoạt động và các biện pháp triển năng lực nghề nghiệp cho độ

2.4.3. Thựchiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên

Hiện nay ở Trƣờng ĐHKHCNHN lƣơng GV trả theo quy định của Nhà nƣớc. Để thu hút ta phải có những cách khác nhƣ tạo điều kiện cho GV có nhiều cơ hội tham gia NCKH mức độ cao và tiên tiến. Nhƣ vậy thu nhập của GV sẽ đƣợc cải thiện bằng chính hoạt động NCKH của mình.

Xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ GV giỏi và nghiên cứu chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và tâm huyết là cơng việc có tính quyết định để từng bƣớc xây dựng Trƣờng ĐHKHCNHN đạt chuẩn quốc tế. Việc này đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức của Trƣờng ĐHKHCNHN đồng lịng, đồng thuận, tỉnh táo, khơng nóng vội, có kế hoạch và quyết tâm tự mình hồn thiện, giúp nhau cùng hoàn thiện theo hƣớng chuẩn quốc tế.

Nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ nhà giáo, giáo viên, Luật Giáo dục 2019 đã có những quy định về chính sách đãi ngộ nhƣ sau:

- Nhà giáo đƣợc xếp lƣơng phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; đƣợc ƣu tiên hƣởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

- Nhà nƣớc có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trị và nhiệm vụ của mình.

- Nhà giáo cơng tác tại trƣờng chun, trƣờng năng khiếu, trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, trƣờng dự bị đại học, trƣờng, lớp dành cho ngƣời khuyết tật, trƣờng giáo dƣỡng hoặc trƣờng chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hịa nhập đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và chính sách ƣu đãi.

- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, ƣu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo cơng tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đối với những nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ƣu tú.

Nhƣ vậy, trong thời gian sắp tới Chính phủ sẽ có những văn bản quy định cụ thể, chi tiết hơn về các chính sách đãi ngộ dành cho nhà giáo theo đúng tinh thần của các quy định nêu trên, điều này kỳ vọng sẽ cải thiện đƣợc đời sống của các thầy cơ và giúp thầy cơ có thể n tâm tập trung cho cơng tác giảng dạy.

Chính sách GV của Trƣờng ĐHKHCNHN là một thực tế vô cùng linh hoạt

và có nhiều thay đổi giữa các khao, bộ môn khác nhau, cũng nhƣ giữa những giai đoạn phát triển khác nhau của nhà trƣờng. Chính sách GV là nơi phản ánh rõ nét nhất năng lực lãnh đạo, tầm nhìn, và sứ mạng của nhà trƣờng, cũng nhƣ bối cảnh đang thay đổi bên ngoài nhà trƣờng.

Để phân tích và bình luận một cách có hệ thống làm cơ sở cho các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện thực tế trong bối cảnh xây dựng của Trƣờng ĐHKHCNHN hiện nay, và trọng tâm của phát triển trong tƣơng lai của nhà trƣờng.

TUYỂN DỤNG

Trong thực tiễn hiện nay việc tuyển dụng và giữ chân những GV giỏi ngày càng khó hơn, đặc biệt trong những ngành nhà trƣờng phải tập trung phát triển, nhƣ ngành “Khoa học Cơ bản và Ứng dụng”, “Công nghệ Thông tin và Truyền thông”, “Công nghệ Sinh học, nông, y, dƣợc”, “Khoa học Vật liệu Tiên tiến và Cơng nghệ Nano”,…

Quy trình tuyển dụng

Để việc tuyển dụng phù hợp với nhu cầu cụ thể của các khoa, trong nhà trƣờng, công tác việc xét chọn bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, đề bạt, và xét biên chế đƣợc giao cho một hội đồng ở cấp khoa. Dựa trên Thỏa ƣớc Lao động (Collective Bargaining Agreement), Hội đồng này do GV bầu ra và chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí, quy trình cho việc tuyển dụng, đánh giá GV, và thực hiện giai đoạn đầu trong thủ tục bổ nhiệm và đề bạt, tức bình duyệt đồng nghiệp (peer-review).

Khi các khoa có nhu cầu tuyển dụng một vị trí mới, yêu cầu này trƣớc tiên cần đƣợc chuẩn thuận qua một quy trình dự tốn ngân sách. Khi vị trí cơng việc đã đƣợc phê chuẩn, trách nhiệm của trƣởng bộ môn là tham vấn ý kiến của Trƣởng khoa để xác định tiêu chí và đối tƣợng tuyển chọn. Trƣởng khoa và trƣởng bộ môn cùng làm việc với phịng nhân sự để thơng báo rộng rãi trong cả nƣớc hoặc cả trên phạm vi quốc tế về vị trí cần tuyển dụng, và xác lập quy trình, thủ tục tuyển chọn.

Hội đồng tuyển dụng của Khoa sẽ xem xét mọi hồ sơ của ứng viên, và đề xuất ý kiến với trƣởng bộ môn. Trƣởng bộ môn xem xét những đề xuất này và chuyển lên trƣởng khoa. Trƣởng khoa sẽ tham vấn ý kiến của hiệu trƣởng khi cần, và ra quyết định tuyển dụng khi đƣợc sự chấp thuận bằng văn bản của hiệu trƣởng hay phó hiệu trƣởng đƣợc ủy nhiệm.

Tất cả GV tồn thời gian khi đƣợc bổ nhiệm đều có một năm thử việc. Thƣ bổ nhiệm phải nêu rõ thời hạn làm việc, mức lƣơng, trách nhiệm phải thực hiện, cách thức đánh giá kết quả cơng việc, kèm theo đó là bản Thỏa ƣớc Lao động, và Sổ tay GV, trong đó định nghĩa đầy đủ các khái niệm, thuật ngữ, quy định chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của GV.

Hình thức tuyển dụng

Trƣờng ĐHKHCNHN hiện nay có sự phân biệt giữa GV biên chế (tenure- track) và hợp đồng. Sự khác biệt giữa biên chế/hợp đồng và tồn thời gian/bán thời gian, vì nhiều GV làm việc tồn thời gian nhƣng vẫn khơng có biên chế.

Biên chế

Biên chế có thể là tồn thời gian hoặc bán thời gian. Hợp đồng làm việc của ngƣời có biên chế là hợp đồng khơng thời hạn, tức tự động gia hạn hàng năm, còn hợp đồng tồn thời gian khơng biên chế thì gia hạn theo từng năm.

Biên chế là một cơ chế bảo đảm an toàn cho giới GV, thoạt tiên là nhằm bảo vệ quyền tự do học thuật. GV trong biên chế không thể bị sa thải, trừ trƣờng hợp vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Vì thế, cơ chế này mang lại cho GV sự an tâm để họ theo đuổi những mối quan tâm chun mơn có thể khơng mang lại kết quả tức thời, hoặc để họ có thể phát biểu những quan điểm trái chiều mà không sợ mất việc.

GV hợp đồng và bán thời gian (part-time)

- GV thỉnh giảng (visiting status): vị trí này dành cho những cá nhân là các chuyên gia hoặc những ngƣời đang làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành ở trình độ đặc biệt nổi bật. GV thỉnh giảng chỉ đƣợc dạy không quá 50% khối lƣợng giảng dạy của những ngƣời dạy toàn thời gian. Vị trí này đƣợc bổ nhiệm với những trách nhiệm có giới hạn nhất định, có thể là giảng bài, hƣớng dẫn thực tập, hay những công việc cụ thể tùy đặc điểm chuyên ngành của từng khoa. Những ngƣời làm việc theo chế độ thỉnh giảng cũng phải tham dự các cuộc họp GV ở cấp khoa hay cấp trƣờng để có đủ thơng tin nhằm thực hiện tốt phần trách nhiệm của họ.

- GV hợp đồng (adjunct status): vị trí này đƣợc bổ nhiệm khơng chỉ có ý nghĩa về thời gian làm việc, mà cịn là sự cơng nhận về những tri thức/ kỹ năng cụ thể mà những ngƣời đƣợc bổ nhiệm có thể đáp ứng cho nhu cầu của khoa hay trƣờng. Đây là những ngƣời làm việc cho trƣờng theo cơ chế bán thời gian, trong khi cơng việc chính của họ là ở nơi khác (có thể là trƣờng đại học hoặc doanh nghiệp).

Nhà trƣờng cũng có thể đồng thời duy trì cƣơng vị GV bán thời gian, và trở lại cƣơng vị tồn thời gian khi họ thơi cơng việc quản lý.

Những ngƣời làm việc bán thời gian có thể nộp đơn xin một vị trí tồn thời gian và đƣợc xem xét khi ngân sách của nhà trƣờng cho phép nhận thêm các vị trí tồn thời gian mới.

BỔ NHIỆM VÀ ĐỀ BẠT

Thang bậc cử Trƣờng ĐHKHCNHN bao gồm các vị trí nhƣ sau, (từ thấp đến cao):

- Giáo sƣ hợp đồng (Adjunct Professor)/GV (Lecturer/ Instructor) bán thời gian;

- Trợ lý nghiên cứu (Research Associate), GV khơng biên chế;

- Phó Giáo sƣ 1 (Assistant Professor): mức khởi đầu của biên chế; sau khoảng từ 6-8 năm có thể lên bậc kế tiếp, tuy vậy vẫn có ngoại lệ lên thẳng giáo sƣ.

- Phó Giáo sƣ 2 (Associate Professor);

- Giáo sƣ (Full Professor), là đích cuối của ngạch biên chế.

Ngồi ra có một số vị trí đặc biệt khơng nằm trong thang bậc này, và không thuộc dạng bổ nhiệm, mà thuộc dạng tiến phong. Các vị trí này bao gồm:

- Giáo sƣ Ngoại hạng (Distinguished Professor, cũng có thể dịch Giáo sƣ Xuất sắc) là mức độ vinh dự cao nhất mà một trƣờng đại học có thể mang lại cho những ngƣời có thành tích ngoại hạng, đƣợc công nhận trên phạm vi thế giới, có đóng góp nổi bật trong chuyên ngành và mang lại uy tín cho Khoa, cho trƣờng, thậm chí cho cả quốc gia.

- Giáo sƣ danh dự (Emeritus Professor hoặc Honorary Professor): Dành cho các giáo sƣ có cống hiến đặc biệt, đã nghỉ hƣu hoặc những ngƣời có thành tích đặc biệt trong xã hội.

- Endowed Professor: là một vị trí khơng nằm trong thang bậc này và rất khó dịch ra tiếng Việt. Vị trí này đƣợc trao cho những cá nhân có thành tựu và đóng góp nổi bật trong chuyên ngành, đƣợc sự công nhận trên toàn cầu, và dựa trên một nguồn quỹ hiến tặng đƣợc chỉ định cho vị trí này, nhằm để phát triển lĩnh vực chuyên ngành đó. Đƣợc tiến phong vị trí này có thể coi là một vinh dự cực kỳ to lớn của giới hàn lâm, kèm theo đó là một ngân quỹ dồi dào dành cho hoạt động nghiên cứu của họ.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm và đề bạt

Tiêu chuẩn đối với mỗi vị trí do trƣờng quy định. Trong Trƣờng ĐHKHCNHN, khơng có những tiêu chuẩn định lƣợng kiểu nhƣ bao nhiêu bài báo cho mỗi ngạch bậc. Tuy nhiên, có những hƣớng dẫn chung nhƣ sau:

GV (Instructor): những ngƣời mới bƣớc vào nghề giảng dạy, chƣa có kinh nghiệm, thƣờng bắt đầu đƣợc bổ nhiệm chức danh này. Những ngƣời bắt đầu sự nghiệp giảng dạy khi đã có một số thành tích chun mơn đáng kể có thể đƣợc bổ nhiệm chức danh cao hơn.

Phó Giáo sƣ 1 (Assistant Professor): là những ngƣời có bằng cấp cao nhất trong chuyên ngành, hoặc những thành tựu trong hoạt động chuyên môn ở mức độ tƣơng đƣơng. Thành tựu nhƣ thế nào đƣợc xem là tƣơng đƣơng thì đƣợc trƣởng bộ môn xác định với sự tham vấn của trƣởng khoa và phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo. Định nghĩa này phải đƣợc viết thành văn bản và kèm vào hồ sơ nhân sự. Ở chức danh này, GV cần chứng tỏ đƣợc năng lực chuyên nghiệp trong giảng dạy, sáng tạo, nghiên cứu, hoạt động chuyên môn và phục vụ nhà trƣờng.

Phó Giáo sƣ 2 (Associate Professor): phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn tối thiểu nhƣ Phó Giáo sƣ 1. Thêm vào đó, Phó Giáo sƣ 2 phải chứng minh đƣợc những thành tựu đáng chú ý trong giảng dạy, nghiên cứu, và phục vụ nhà trƣờng, thể hiện qua sự cơng nhận của đồng nghiệp ngồi trƣờng. “Thành tựu đáng chú ý” có nghĩa là không chỉ tham gia vào hoạt động của khoa, của trƣờng, và của cộng đồng, mà còn nắm vai trò lãnh đạo trong những hoạt động đó.

Giáo sƣ (Proffessor): phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn tối thiểu nhƣ Phó Giáo sƣ 2. Thêm vào đó, việc bổ nhiệm chức danh giáo sƣ dựa trên những thành tựu đƣợc tích lũy liên tục trong mọi lĩnh vực: giảng dạy có hiệu quả, nghiên cứu có sản phẩm nổi bật, và phục vụ một cách tận tâm. Những thành tích này đƣợc cơng nhận rộng rãi khơng chỉ trong trƣờng mà còn là trong nƣớc và quốc tế. Chức danh này đƣợc bổ nhiệm không dựa trên thâm niên mà dựa trên thành tích xuất sắc và uy tín đạt đƣợc. Nó là sự vinh danh cho những thành tựu nổi bật và những đóng góp có ý nghĩa to lớn đối với nhà trƣờng.

Giáo sƣ là vị trí cao nhất trong thang bậc học thuật. Các giáo sƣ đƣợc mong đợi thực hiện vai trị lãnh đạo hoạt động chun mơn trong chuyên ngành của họ. Boyer (1990) cho rằng vai trò của giáo sƣ ngày nay khơng cịn chỉ là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, mà còn là tạo ra tri thức mới và đem những tri thức ấy ứng dụng vào cuộc sống. Với cƣơng vị lãnh đạo về học thuật, giáo sƣ có vai trị là mẫu mực cho thế hệ sau. Ngƣời ta kỳ vọng các giáo sƣ hỗ trợ, hƣớng dẫn đồng nghiệp và học trò, cũng nhƣ đóng vai trị là hình ảnh của nhà trƣờng, hành động nhƣ một “đại sứ” của nhà trƣờng trong việc giao tiếp với cộng đồng rộng lớn ngoài xã hội.

Quy trình bổ nhiệm và đề bạt

Ở Trƣờng ĐHKHCNHN việc đề bạt không phụ thuộc vào thâm niên. Bất cứ GV nào, vào bất cứ thời điểm nào trong bƣớc đƣờng sự nghiệp, nếu thấy mình có đủ thành tích và phẩm chất đáp ứng đƣợc tiêu chí của một ngạch bậc cao hơn, thì đều có thể nộp hồ sơ xin cơng nhận.

Quy trình đề bạt dựa trên hồ sơ do ứng viên tự chuẩn bị. Nhà trƣờng sẽ chọn bốn ngƣời bình duyệt ở ngoài trƣờng, trong đó có hai ngƣời do ứng viên đề xuất. Trƣởng Khoa/ trƣởng đơn vị sẽ đề xuất hai ngƣời bình duyệt cịn lại và đƣợc lãnh

đạo trƣờng phê chuẩn. Ngƣời bình duyệt phải là chun gia trong ngành, và có khả năng mang lại những ý kiến đánh giá độc lập, cân bằng về những thành tích mà ứng viên đạt đƣợc so với các tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Hồ sơ đề bạt bắt buộc phải có ý kiến giới thiệu của hội đồng bình duyệt cấp khoa. Ý kiến giới thiệu của các GV khác và của SV thì có thể có hoặc khơng. Quy trình bao gồm từng bƣớc nhƣ sau:

Thơng báo của hội đồng bình duyệt về việc nhận đơn và về các yêu cầu cần đáp ứng để xét đề bạt

- Ứng viên nộp hồ sơ và các minh chứng

- Thƣ giới thiệu của đồng nghiệp và SV (nếu có)

- Phiếu đánh giá và ý kiến đề xuất của ngƣời bình duyệt ngồi trƣờng (nếu có) - Phiếu đánh giá và ý kiến đề xuất của hội đồng bình duyệt cấp khoa. - Phiếu đánh giá và ý kiến đề xuất của trƣởng bộ môn.

- Phiếu đánh giá và ý kiến đề xuất của trƣởng khoa.

- Phiếu đánh giá và ý kiến đề xuất của Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo. - Trình bày tồn bộ hồ sơ và minh chứng với Hiệu Trƣởng

- Đề xuất của Hội đồng Khoa học, và sau đó là Hội đồng Trƣờng.

Trong q trình này, nếu có bất cứ nhận xét tiêu cực nào ở bất cứ giai đoạn nào, ứng viên sẽ đƣợc yêu cầu giải trình bằng văn bản trƣớc khi đến bƣớc tiếp theo.

Thông thƣờng một GV sẽ tuần tự đi qua từng bậc thang, nhƣng cũng có quy định bổ nhiệm vƣợt cấp trong trƣờng hợp có những thành tựu nổi bật. Hội đồng xét duyệt do nhà trƣờng thành lập với sự cân nhắc chọn lọc rất thận trọng.

Tiêu chuẩn khung mà Bộ Giáo dục đƣa ra hƣớng dẫn các trƣờng xem xét đánh giá hồ sơ thành tích của ứng viên về các mặt sau:

- Năng suất công bố khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành

- Đƣợc sự công nhận và khen ngợi của đồng nghiệp trong nƣớc lẫn quốc tế - Thiết lập đƣợc một mạng lƣới cộng tác đồng nghiệp rộng và sâu trong nƣớc và quốc tế

- Có những hoạt động xuất sắc trong việc lãnh đạo chuyên môn cũng nhƣ trong việc quản lý hoạt động khoa học của đơn vị

Giáo sƣ xuất sắc phải đạt đƣợc thành tựu trong những lĩnh vực nói trên ở một mức độ đặc biệt nổi bật, thể hiện qua các giải thƣởng quốc tế, và có những đóng góp to lớn cho đất nƣớc cũng nhƣ cho kho tang tri thức của nhân loại. Cho tới nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)