Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 54 - 57)

Các yếu tố thuộc về đội ngũ giảng viên

- Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của GV trong công việc: Đây là yếu tố ảnh hƣởng tích cực và mạnh mẽ tới việc phát triển năng lực của ĐNGV. Sự ham mê, sáng tạo, say sƣa với công việc cùng với ý thức trách nhiệm của GV đối với các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong nhà trƣờng là yếu tố rất quan trọng, tác động đến sự phấn đấu, tìm hiểu và tự nguyện trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân ngƣời GV.

- Ý thức về nghĩa vụ cá nhân: Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con ngƣời, ý thức cá nhân là mức độ phát triển cao của ý thức, là khả năng tự nhận thức về bản thân, có thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác, từ đó tự giáo dục và tự hoàn thiện. Đối với GV, bên cạnh những quyền lợi của GV, với tƣ cách là những ngƣời GV chân chính, ngƣời GV cần nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội đó là giảng dạy, giáo dục SV, nghiên cứu khoa học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đặc biệt quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng đòi hỏi năng lực GV phải đƣợc nâng cao thƣờng xuyên và GV phải có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực.

- Lƣơng tâm, đạo đức nghề nghiệp: Lƣơng tâm đạo đức là gốc của nhân cách nói chung và nhân cách ngƣời GV nói riêng. Bất cứ một cá nhân nào khi tham gia

vào hoạt động nghề nghiệp, để mang lại chất lƣợng và hiệu quả bền vững, bên cạnh năng lực chuyên mơn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Dạy học là nghề đào tạo con ngƣời, nghề mà công cụ chủ yếu đƣợc sử dụng để thực hiện quá trình đào tạo là nhân cách của chính mình, đó là phẩm chất đạo đức chính trị, là sự giác ngộ về lý tƣởng đào tạo thế hệ trẻ; là lòng yêu nghề, là lối sống, là cách xử sự của ngƣời thầy giáo. Vì vậy, lƣơng tâm đạo đức nghề nghiệp là thƣớc đo chuẩn mực của ngƣời thầy giáo, là nhân tố quyết định chất lƣợng đào tạo.

Yếu tố thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo

Cơ sở giáo dục đại học muốn phát triển mạnh, cần sự lãnh đạo của đảng về chủ trƣơng đúng đắn, đặt trọng tâm lãnh đạo của đảng ủy về việc phát triển ĐNGV theo hƣớng tiếp cận năng lực. Nghị quyết của đảng ủy cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu đối với phát triển ĐNGV, có chủ trƣơng, định hƣớng nội dung phát triển ĐNGV. Các cấp ủy đảng cần xác định rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đặc biệt là Ban Giám hiệu tham gia các hoạt động về phát triển ĐNGV. Cấp ủy cần tạo điều kiện, động viên ĐNGV và đảng viên gƣơng mẫu, đi đầu trong việc học tập nâng cao trình độ, phát triển ĐNGV. Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ sở đào tạo đại học cần có chủ trƣơng đúng về cơng tác lãnh đạo về phát triển ĐNGV đại học, căn cứ vào thực tiễn đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV của các đơn vị, các cấp ủy cần kiểm tra đánh giá kết quả, chỉ rõ nội dung đã đạt đƣợc và nội dung chƣa đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và biện pháp phát triển ĐNGV đại học theo hƣớng tiếp cận năng lực. Phát triển đội ngũ giảng viên phải tuân thủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt chú ý đến hệ thống pháp luật có liên quan đến giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội về phát triển ĐNGV. Mặc dù đã có những cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc, của ngành có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển đội ĐNGV. Tuy nhiên hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thực hiện khơng đầy đủ, thiếu đồng bộ, cịn chồng chéo... nên gây khó khăn trong cơng tác phát triển ĐNGV.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

GV là những nhà giáo giảng dạy ở các trƣờng đại học có tiêu chuẩn, chức trách nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nƣớc và những quy định đặc thù của từng trƣờng.

GV đại học là những nhà giáo giảng dạy ở các khoa, bộ môn và trung tâm của các trƣờng Đại học, có các chức năng, nhiệm vụ giáo dục, dạy học, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ chức các hoạt động sƣ phạm trong đào tạo SV sƣ phạm ở các chuyên ngành đào tạo.

Để có cơ sở thực hiện phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ GV đại học, cần phân tích, đánh giá và nêu ra các thành phần cơ bản trong khung năng lực nghề nghiệp của GV đại học với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Đó là:

- Năng lực chun mơn; - Năng lực giáo dục dạy học; - Năng lực nghiên cứu khoa học; - Năng lực phát triển nghề nghiệp; - Năng lực quan hệ với DN.

Chƣơng 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Với mong muốn trở thành một trƣờng đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam và khu vực, Trƣờng ĐHKHCNHN hƣớng tới phát triển thành trƣờng đại học xuất sắc, thu hút SV Việt Nam và quốc tế bằng chƣơng trình đào tạo cập nhật, đáp ứng nhu cầu của xã hội, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động NCKH, xây dựng môi trƣờng học thuật lý tƣởng nhất cho thế hệ trẻ yêu khoa học, tạo điều kiện tối đa để SV phát triển tồn diện, từ đó gặt hái nhiều thành cơng trong sự nghiệp tƣơng lai.

Xác định đƣợc mục tiêu trên, Ban Giám hiệu nhà trƣờng rất quan tâm đến công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV. Trƣờng ĐHKHCNHN đã và đang xây dựng nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển đội ngũ GV tiếp cận chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi và góp phần nâng cao vị thế của Trƣờng ĐHKHCNHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)