Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 60)

2.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học khoa học và Công nghệ Hà Nội

2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Trƣờng ĐHKHCNHN là trƣờng đại học công lập xuất sắc đầu tiên đƣợc thành lập trong khn khổ Hiệp định liên chính phủ giữa Việt Nam và Pháp, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Liên minh vì sự phát triển của Trƣờng ĐHKHCNHN (USTH Consortium) quy tụ hơn 40 trƣờng Đại học và Viện nghiên cứu uy tín tại Pháp, trong đó có nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu lâu đời và danh tiếng trong lĩnh vực khoa học- công nghệ nhƣ Học viện bách khoa quốc gia Toulouse, Đại học Lyon 1, Đại học Paris Saclay, Đại học Montpellier, Đại học Paris Diderot - Paris 7, Trung tâm nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp, Đài Thiên Văn Paris, Trung tâm nghiên cứu phát triển Pháp…

USTH Consortium đƣợc thiết lập với mục tiêu hỗ trợ mạnh mẽ cho Trƣờng ĐHKHCNHN trong sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu, góp phần xây dựng Trƣờng ĐHKHCNHN trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho sự phát triển của nền khoa học- công nghệ Việt Nam.

Vì vậy Liên minh thực hiện các hoạt động:

Tại Pháp: Hỗ trợ quản lý mạng lƣới các tiến sĩ ngƣời Việt đang làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm tại Pháp.

Tại Việt Nam:

Tham gia xây dựng các chƣơng trình đào tạo tại Trƣờng ĐHKHCNHN. Hỗ trợ cử các nhà khoa học sang Trƣờng ĐHKHCNHN để giảng dạy, tham gia nghiên cứu với GV, NCV và SV của trƣờng

Tham gia cùng Trƣờng ĐHKHCNHN trong các chƣơng trình đào tạo thạc sĩ và đồng cấp bằng thạc sĩ cho học viên.

2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường

Với mong muốn trở thành một trƣờng đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam và khu vực, Trƣờng ĐHKHCNHN hƣớng tới:

Phát triển thành trƣờng đại học xuất sắc, thu hút SV Việt Nam và quốc tế bằng chƣơng trình đào tạo cập nhật, đáp ứng nhu cầu của xã hội, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động NCKH, xây dựng môi trƣờng học thuật lý tƣởng nhất cho thế hệ trẻ yêu khoa học, tạo điều kiện tối đa để SV phát triển tồn diện, từ đó gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp tƣơng lai.

Đẩy mạnh vai trò của Trƣờng ĐHKHCNHN nhƣ một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, thắt chặt và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các đối tác

Pháp; đồng thời tác động tích cực đến hoạt động NCKH của đất nƣớc và hƣớng tới trở thành trƣờng đại học đẳng cấp quốc tế.

Trƣờng ĐHKHCNHN là trƣờng đại học tiên phong tại châu Á đào tạo theo tiến trình Bologna, mơ hình đƣợc áp dụng rộng rãi tại hơn 45 quốc gia châu Âu. Theo đó, thời gian đào tạo hệ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ lần lƣợt là 3 năm, 2 năm, 3 năm.

Hình 2.3: Tiến trình Bologna đƣợc áp dụng tại hầu hết các trƣờng đại học trên 45 nƣớc châu Âu

Ngoài ra, tất cả các chƣơng trình đào tạo Đại học và Thạc sĩ của Trƣờng ĐHKHCNHN đều đƣợc Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH (HCERES) - Tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu của Pháp và Châu Âu- công nhận đạt chuẩn. Đây là một bảo chứng về chất lƣợng giảng dạy của Trƣờng ĐHKHCNHN với ngƣời học và cộng đồng học thuật quốc tế.

Trƣờng đem đến môi trƣờng quốc tế chất lƣợng cao với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh và đội ngũ GV là những nhà khoa học tận tâm, giàu kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế. Trƣờng ĐHKHCNHN hợp tác cùng các trƣờng đại học uy tín trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Pháp đào tạo và đồng cấp bằng Thạc sĩ. Trong khi đó, bằng Tiến sĩ của Trƣờng ĐHKHCNHN đƣợc cộng đồng học thuật quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Trƣờng hƣớng tới đào tạo SV một cách tồn diện thơng qua các hoạt động học tập và nghiên cứu phong phú, khuyến khích tính tự chủ và tƣ duy sáng tạo, đồng thời tạo ra môi trƣờng nuôi dƣỡng và phát huy niềm đam mê khoa học. SV đƣợc học tập lý thuyết gắn liền với thực tiễn thông qua các buổi thực hành trong phịng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt là các kỳ thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức và các viện nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới.

Điểm độc đáo trong chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ĐHKHCNHN là SV đƣợc giới thiệu và hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội thực tập từ 3-6 tháng tại nƣớc ngồi. Trung bình hàng năm, 60% SV USTH các trƣờng đại học, cơ sở nghiên cứu đối tác tại Pháp và nhiều quốc gia có nền khoa học, công nghệ phát triển ở Châu Âu, Châu Á nhƣ Đức, Phần Lan, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Trƣờng ĐHKHCNHN có chính sách học bổng đa dạng dành cho sinh viên đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và có thành tích học tập xuất sắc ở phổ thông. Đặc biệt, với sinh viên diện chính sách, có hồn cảnh khó khăn, Trƣờng ĐHKHCNHN sẽ hỗ trợ sinh hoạt phí, tạo điều kiện tối đa để các em theo đuổi đam mê khoa học của mình.

2.1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên giảng viên

Tại một số nước Châu Á

Ở Châu Á, ngoài các nƣớc Nhật Bản và Hàn Quốc đƣợc xem là cƣờng quốc về giáo dục, nền giáo dục Thái Lan cũng đang từng bƣớc phát triển và đƣợc sự hƣởng ứng của rất nhiều SV quốc tế, trong đó có Việt Nam.

- Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tại Nhật Bản

Nhật Bản đƣợc coi là đất nƣớc có sự giáo dục và rèn luyện con ngƣời rất tốt, ứng dụng giúp phát triển tƣ duy của chính SV. Chất lƣợng giáo dục ở Nhật Bản

cũng nổi tiếng thế giới với sự hiện đại, tiên tiến của mình, có đầy đủ các cơ sở giáo dục thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhƣ ngành lý hóa, y khoa, văn học, môi trƣờng, kinh doanh, thông tin, phúc lợi, văn hóa, thời trang, phim hoạt hình, âm nhạc,… Các trƣờng học tại đất nƣớc này đều có quy mô lớn, khuôn viên trƣờng rộng đẹp và đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho SV quốc tế. Đặc biệt, chất lƣợng giảng dạy tốt với đội ngũ GV hầu nhƣ là các tiến sĩ, thạc sĩ đƣợc cử đi đào tạo tại những trƣờng đại học nổi tiếng trên thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu GV cho việc hình thành hệ thống giáo dục mới, GV ở Nhật Bản chủ yếu đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học sƣ phạm đƣợc thành lập ở mỗi tỉnh, thành và đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học ở một số khu vực trong nƣớc

Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng của họ khác tốt: Các chính sách đƣợc nghiên cứu chuẩn bị kỹ thông qua các hội đồng, ủy ban tƣ vấn cấp cao và đƣợc thể chế hóa bằng các đạo luật, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý giáo dục. Ngoài ra các điều khoản cơ bản liên quan đến giáo dục đã ghi trong Hiến pháp, hàng loạt các đạo luật chi tiết cũng đã đƣợc ban hành để tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục và hệ thống giáo dục.

Ngồi ra, Chính phủ Nhật Bản có những chính sách về chế độ tiền lƣơng làm cho các viên chức tự hào về vị trí việc làm của mình và tận tụy phục vụ, nếu vi phạm đạo đức sẽ mất việc cả đời. Hàng năm, Nhật Bản vẫn đánh giá phân loại để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức danh.

- Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tại Thái Lan

Tƣơng tự nhƣ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, hệ thống giáo dục tại Thái Lan cũng rất đƣợc chú trọng và đƣợc đầu tƣ đồng bộ ở tất cả các cấp bậc. Đặc biệt từ cấp bậc cao đẳng, đại học trở lên có rất nhiều các trƣờng đại học có các chƣơng trình liên kết quốc tế và đội ngũ GV giỏi không thua kém các quốc gia nhƣ Anh, Mỹ,…

Trong chiến lƣợc cải cách giáo dục ở Thái Lan, cải cách hệ thống phát triển đội ngũ cán bộ và GV trong GDĐH, cao đẳng đã đƣợc chú trọng với mục đích khuyến khích cán bộ có kiến thức và khả năng gia nhập vào hệ thống GDĐH; và phát triển đội ngũ quản lý, GV và cán bộ hiện đã ở trong hệ thống.

Trong những năm qua, Thái Lan đã rất thành công trong GDĐH, cao đẳng với việc phát triển và xây dựng đƣợc nhiều trƣờng đại học, cao đẳng nổi tiếng nhƣ: Chulalongkom, Trƣờng Đại học Công nghệ Thonburi (KMUTT)...

Mục tiêu của cải cách là làm cho GDĐH trở thành một cơ chế hiệu quả để tăng cƣờng sức mạnh của Thái Lan tiến tới một xã hội dựa trên tri thức. GDĐH chính vì thế sẽ có vai trị nhƣ một cơ chế chủ yếu để phát triển dân tộc trên nhiều bình diện khác nhau: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và mơi trƣờng. GDĐH cũng tạo ra động lực làm tăng cƣờng sức mạnh của Thái Lan để trở thành một xã hội tự lực tự cƣờng nhờ thành quả đổi mới mang lại và gia tăng sức cạnh tranh trên trƣờng quốc tế.

Về chiến lược cải cách Giáo dục

Những nguyên tắc và chiến lƣợc cải cách GDĐH với quan điểm đẩy nhanh việc thực hiện những giải pháp cải cách một cách phù hợp, hài hòa, hiệu quả để đạt đƣợc các mục tiêu trên, cần có những nguyên tắc và chiến lƣợc cải cách GDĐH nhƣ sau:

Tuân theo những nguyên tắc thống nhất và nhất quán trong chính sách; hài hịa giữa GDĐH với định hƣớng và nhu cầu cấp thiết phát triển đất nƣớc; Cải cách GDĐH phải gắn với các chiến lƣợc phát triển đất nƣớc về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hố và giáo dục.

Những chiến lƣợc đƣa ra cần chú ý đến tính đa dạng và những khía cạnh khác nhau của các cơ sở giáo dục về chức năng, ngành học, đặc điểm đào tạo, đội ngũ GV…

Cần quan tâm đến 4 nhóm xã hội khác nhau: nhóm dựa trên cạnh tranh, nhóm có địa vị xã hội, tầng lớp trung lƣu, những ngƣời thiệt thịi và nghèo đói.

Đảm bảo liên thơng giữa các trình độ giáo dục khác nhau: trình độ cơ bản, trình độ nghề và trình độ đại học cũng nhƣ huy động và sử dụng các nguồn lực từ các cá nhân tổ chức không kể công hay tƣ nhằm đạt đƣợc lợi ích lớn nhất.

Để quản lý chất lƣợng GDĐH, Thái Lan áp dụng hệ thống đảm bảo chất lƣợng giáo dục tƣơng đối sớm từ năm 90 của thế kỷ XX. Việc đảm bảo chất lƣợng GDĐH của Thái Lan đƣợc thực hiện thông qua hệ thống kiểm tra của nhà nƣớc, kiểm toán chất lƣợng bên ngồi và kiểm định cơng nhận.

Hệ thống bảo đảm chất lƣợng ở các trƣờng đại học của Thái Lan dựa trên nguyên tắc là một mơ hình “Đầu vào-q trình-đầu ra” và đều phải tập trung vào việc dạy và học. Điểm chủ yếu trong hệ thống bảo đảm chất lƣợng ở đây là các trƣờng phải thành lập, có dẫn chứng bằng tài liệu, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống của mình. Hệ thống đảm bảo chất lƣợng gồm: Đánh giá do các trƣờng đại học tự chịu trách nhiệm 2 năm đánh giá một lần và đánh giá do Cục Tiêu chuẩn giáo dục và Đánh giá chất lƣợng quốc gia thực hiện năm năm một lần, nếu đạt sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận.

Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến chính sách tiền lƣơng của nhân lực, đặc biệt là đội ngũ GV. Để thu hút đƣợc chất xám của các nhà khoa học Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài: Cải thiện môi trƣờng làm việc của các nhà khoa học, tạo điều kiện để họ phát huy mọi khả năng, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết với nghề giáo và tạo điều kiện cho sự thăng tiến của họ trong sự nghiệp giáo dục nhà nƣớc…

Tại Mỹ và một số nước Châu Âu

Mỹ và Châu Âu đƣợc đánh giá là môi trƣờng học thuật với nền giáo dục tiên tiến. Các trƣờng đại học ở Mỹ và châu Âu từ lâu đã nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trƣờng nghiên cứu hiện đại.

- Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tại Pháp

Cũng giống nhƣ Việt Nam, Đại học là hệ thống đào tạo sau phổ thông phổ biến nhất tại Pháp. Chất lƣợng của nền giáo dục, đào tạo Pháp dựa trên cơ sở một mạng lƣới quốc gia gồm hơn 3500 cơ sở đào tạo của Nhà nƣớc và tƣ nhân và các trung tâm nghiên cứu đƣợc quốc tế công nhận: 85 trƣờng đại học công lập, 224 trƣờng kĩ sƣ, 220 trƣờng thƣơng mại và quản lý, 20 trƣờng kiến trúc, 120 trƣờng nghệ thuật, 291 trƣờng đào tạo tiến sĩ ( theo thống kê, cứ 3 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thì có 1 ngƣời là SV nƣớc ngồi). Bên cạnh đó là 3000 cơ sở đào tạo, trƣờng lớn hoặc viện đào tạo khác.

Nƣớc Pháp hầu nhƣ chỉ có đại học cơng mà trình độ gần sàn sàn nhƣ nhau ở mỗi tỉnh khiến ngƣời đi học không nhất thiết phải chọn các tỉnh lớn hay thủ đô để đến học. Mặt khác, thành quả lớn của cách mạng 1789 là đi học không mất tiền, từ tiểu học đến đại học. Vào trƣờng đại học chỉ cần có bằng tú tài và ghi tên vào học.

Tất nhiên, ngoài hệ thống trƣờng đại học, nƣớc Pháp cịn có hệ thống trƣờng lớn (grandes escoles) mà muốn vào phải qua những kỳ thi rất khó mà khơng phải

sinh viên nào cũng có thể thi đƣợc và hệ thống các IUT (instituts universitaires de technologies) nằm ngay trong trƣờng đại học, nhƣng muốn vào thì phải qua đợt tuyển hồ sơ chặt chẽ và trong khi học có thể bị đuổi sau mỗi học kỳ nếu kém. Sinh viên tốt nghiệp ở hệ trƣờng lớn hay ở hệ IUT không lo bị thất nghiệp.

Ở đây họ cũng làm áp lực lên đội ngũ giáo sƣ để đi theo đƣờng lối của họ, có khi vì lãi, có khi vì thích thú với một hƣớng phát triển nào đó. Nhƣng nói chung, họ tơn trọng quy định của nhà nƣớc cho các trƣờng đại học tƣ về cách lấy lãi của cổ đơng, về thu học phí và về chi tiêu trong trƣờng, cho nên áp lực của họ lên đội ngũ giảng dạy có khó chịu đơi khi, nhƣng khơng lớn. Vả lại giáo sƣ ở các trƣờng đại học tƣ không phải là những giáo sƣ lớn nhƣ trong hệ thống đại học cơng, nên khơng có mâu thuẫn gì nhiều về đƣờng lối nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn lớn giữa nhà đầu tƣ và nhà khoa học.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng thực trạng đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHKHCNHN ĐHKHCNHN

Xuất phát từ yêu cầu đối với đội ngũ GV tại Trƣờng ĐHKHCNHN, đồng thời thực hiện chủ trƣơng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV tiệm cận chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi và góp phần nâng cao vị thế của Trƣờng ĐHKHCNHN.

2.2.1. Giới thiệu về khảo sát

Trong khuôn khổ Luận văn này, đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV Trƣờng ĐHKHCNHN và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp GV.

2.2.1.1. Mục đích

Để phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV cần thay đổi nhiều yếu tố nhƣ nhận thức về vai trò ý nghĩa năng lực nghề nghiệp trong mỗi GV, cán bộ quản lý giáo dục, sự quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất của nhà trƣờng và đặc biệt là phải nâng đƣợc chất lƣợng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV.

Vì lẽ đó, khảo sát sẽ nhằm đánh giá trình độ, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV của nhà trƣờng. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV đáp theo khung năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ GV của Việt Nam và tiệm cận chuẩn quốc tế về năng lực nghề nghiệp của GV.

2.2.1.2. Nội dung khảo sát

Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng bảng hỏi khảo sát đƣợc xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)