Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công tác phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 105)

3.4. Các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên

3.4.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công tác phát

triển năng lực nghề nghiệp giảng viên

Mục tiêu cụ thể của GDĐH đƣợc xác định trong Luật GDĐH là “Đào tạo trình độ đại học để SV có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đƣợc đào tạo”. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, chất lƣợng đội ngũ GV là yếu tố có vai trị quyết định. Cơ chế quản lý, nội dung chƣơng trình, cách thức kiểm tra đánh giá,.. đều đƣợc hiện thực hóa thơng qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, GV.

Để chuyển mạnh theo hƣớng từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất và phát triển năng lực ngƣời học, đáp ứng nhu cầu xã hội, tƣ duy giáo dục của đội ngũ GV phải thay đổi:

Từ cách dạy kiến thức là chủ yếu sang dạy kỹ năng, Từ việc dạy cái mình có sang dạy cái ngƣời học cần;

Từ truyền thụ kiến thức một chiều sang gợi mở, định hƣớng phƣơng pháp tiếp thu kiến thức, hƣớng tới phát triển năng lực, phẩm chất của ngƣời học.

Muốn vậy, ngồi phẩm chất đạo đức và chính trị cần thiết, đội ngũ GV phải có năng lực chun mơn, có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chun mơn của mình, tiếp cận đƣợc sự phát triển mới nhất trong học thuật cũng nhƣ thực tiễn chun mơn; có năng lực sƣ phạm, ln chủ động, sáng tạo trong cách tiếp cận nội dung, chƣơng trình và định hƣớng kỹ năng cho ngƣời học.

Đối với đặc thù của Trƣờng ĐHKHCNHN, nhà trƣờng đã khái quát các năng lực giảng dạy của GV đại học, bao gồm:

Năng lực xây dựng chƣơng trình giảng dạy ở cấp độ mơn học;

Năng lực sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chun mơn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mơ phỏng, dự án...);

Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi);

Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định;

Năng lực quản lý xung đột và đàm phán; Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...);

Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân(4).

Chất lƣợng giáo dục, đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng trƣớc hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của đội ngũ GV. Ngƣời GV trong nền GDĐH hiện đại cần có nhiều năng lực và phẩm chất đa dạng, trƣớc hết phải nói đến năng lực chuyên môn. Xét một cách tổng quát, năng lực chuyên môn của GV bao gồm: năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy, truyền thụ tri thức, năng lực NCKH.

Xác định việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách, sống cịn, quyết định chất lƣợng đào tạo, uy tín đơn vị và sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm của đơn vị đào tạo.

Thay vì quản lý hành chính, cần chuyển mạnh sang quản lý chất lƣợng một cách chuyên nghiệp, coi trọng năng lực thực tế của GV, trong đó có cả năng lực nhận thức, năng lực giảng dạy và nghiên cứu. Tạo môi trƣờng học thuật dân chủ, sáng tạo để thúc đẩy tính tích cực của mỗi GV trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Tôn trọng phản biện xã hội và các ý kiến từ phía GV và ngƣời học.

Tạo điều kiện để GV đƣợc trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực từ chính q trình giảng dạy trên lớp và NCKH. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, sàng lọc GV, dần dần lựa chọn và phát triển đội ngũ GV có chất lƣợng ngày càng tốt hơn. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với các GV có sáng kiến đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu.

Xây dựng bộ khung tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV một cách khách quan, khoa học, trong đó có ít nhất 3 nhóm đối tƣợng đƣợc tham gia đánh giá: nhà quản lý, GV và SV. Tiêu chí đánh giá phải đo đƣợc thực chất trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của GV, đồng thời bám sát tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đƣợc quy định trong Thông tƣ 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của liên bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập.

Lựa chọn nguồn GV từ những SV xuất sắc, cán bộ chun ngành có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng sƣ phạm. Có chiến lƣợc lựa chọn, bồi dƣỡng, sử dụng hợp lý và đãi ngộ xứng đáng.

Kết hợp công nghệ với kỹ năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp và nhân văn.

Về phía GV:

Cần xác định việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn là yêu cầu tất yếu; vừa là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp vừa là vấn đề quyết định vị trí cơng tác, mức độ tín nhiệm của SV, đồng nghiệp và nhà quản lý đối với GV; tự ý thức về lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tâm lý an phận, tự thoả mãn.

Xác định việc tự học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của bản thân. Thƣờng xuyên tự đào tạo, tự bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, tri thức, kỹ năng; có tƣ duy mở, linh hoạt, chủ động tiếp cận tri thức, phƣơng pháp mới; lựa chọn, thử nghiệm và tự đánh giá phƣơng pháp, kỹ năng đào tạo của mình. Đây đƣợc xem là khâu cốt yếu, bởi mọi biện pháp quản lý sẽ không đạt kết quả mong muốn nếu tự bản thân GV không nỗ lực trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Các công cụ quản lý, xét đến cùng không thể thay thế sự nỗ lực tự thân của mỗi GV. Mặt khác, kiến thức của nhân loại luôn đƣợc bổ sung, làm mới, nếu không bắt kịp với xu thế phát triển mạnh mẽ của tri thức và cơng nghệ nói chung và trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói riêng, GV sẽ ngày càng trở nên lạc hậu, thậm chí bị đào thải.

Để nâng cao năng lực giảng dạy của mình, mỗi GV cần xác định những đặc điểm chun mơn do mình phụ trách, biết lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với chuyên môn, với từng đơn vị kiến thức thuộc chun mơn đó; nắm bắt đƣợc đặc tính, sở thích và khả năng thích ứng của ngƣời học với những phƣơng pháp giảng dạy khác nhau; thƣờng xuyên tiếp cận những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển cũng nhƣ công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo... Kỹ năng giảng dạy của GV phải linh hoạt, không chỉ dừng ở truyền thụ kiến thức mà phải bồi dƣỡng kỹ năng ngành nghề để ngƣời học sau khi ra trƣờng có thể thực hành nghề nghiệp đƣợc ngay, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Coi việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học là một động lực thúc đẩy bản thân GV mau tiến bộ. Thƣờng xun tìm tịi, mạnh dạn áp dụng cách thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp đào tạo tích cực, chủ động, giúp SV tiếp cận, lĩnh hội tri thức cũng nhƣ khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. Sự say mê, lịng nhiệt tình và trách nhiệm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tự đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu của mỗi GV.

3.4.2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp tiếp cận chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên

Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên 3 nhóm: nhóm chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên và nhóm nghiên cứu.

Đề xuất về phía Nhà trường và các phòng ban:

Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, trong đó chú trọng lồng ghép kỹ năng nghề nghiệp tập trung cho đối tƣợng giảng viên trẻ;

Xây dựng quy định tuyển dụng yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên mới tuyển dụng và quy định cho giảng viên nói chung;

Thành lập ban tƣ vấn về kỹ năng giảng dạy cho giảng viên, thực hiện và theo đõi đánh giá định kỳ;

Cử các giảng viên tham gia các khóa đào tạo liên quan đến giảng dạy của các tổ chức có uy tín trong nƣớc và quốc tế, tiếp cận các phƣơng pháp giảng dạy tích cực;

Tổ chức hội thảo, chuyên đề về kỹ năng giảng dạy, mời chuyên gia bên ngoài giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm;

Tổ chức tập huấn về kỹ năng giảng dạy lồng ghép vào chuyên môn cho giảng viên trẻ;

Tổ chức các khóa học kỹ năng chuyên sâu tập trung vào các kỹ năng nhƣ: Xây dựng kế hoạch bài giảng (kịch bản);

Thiết kế câu hỏi và tình huống trong giảng dạy; xây dựng tiêu chí đánh giá; viết bài giảng.

Về phía các khoa, bộ mơn:

Tổ chức hội thảo/chuyên đề về kỹ năng giảng dạy chuyên sâu, mời giảng viên chun mơn có kinh nghiệm trao đổi, chia sẻ cùng các giảng viên trẻ;

Phối hợp với nhà trƣờng và phòng ban trong việc tổ chức, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động hội thảo, chuyên đề nâng cao kỹ năng giảng dạy;

Tạo cơ hội cho các giảng viên trẻ tham gia các dự án trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn gắn với nghiên cứu khoa học và tiếp cận phƣơng pháp giảng dạy tích cực.

Trong các giải pháp vừa nêu trên, nhà trƣờng mời chuyên gia quốc tế giảng dạy về kỹ năng giảng dạy và thuyết trình đƣợc các giảng viên đánh giá hiệu quả.

Một số việc làm cụ thể để hồn thiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GV Tiệm cận chuẩn Quốc tế

Nâng cao chất lƣợng đào tạo GV là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định việc hình thành các phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn của GV ở các trƣờng đại học nói chung và Trƣờng ĐHKHCNHN nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuyển dụng tốt, thu hút đƣợc nguồn viên chức chất lƣợng cao chƣa đủ, mà còn phải quan tâm nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng họ. Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần thực hiện tốt các biện pháp cơ bản sau:

a. Xây dựng và hồn thiện mơ hình, mục tiêu đào tạo GV

Thực chất của quá trình này là xác định hệ thống những phẩm chất, năng lực cơ bản nhất mà công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng cần phải hƣớng tới. Việc xác định mơ hình, mục tiêu đào tạo GV trong các trƣờng đại học nhƣ thế nào phụ thuộc vào nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ của đất nƣớc.

Việc xây dựng, hồn thiện mơ hình, mục tiêu đào tạo cần tiến hành cơng phu, nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá đúng chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng này thời gian qua. Đồng thời phải tập hợp đƣợc trí tuệ của các nhà khoa học, cán bộ quản lí, đội ngũ viên chức, GV, ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, các đơn vị trong toàn ngành. Mơ hình, mục tiêu đào tạo phải bảo đảm vừa hòa nhập với mặt bằng học vấn chuẩn quốc gia, vừa mang tính đặc thù của mơi trƣờng sƣ phạm.

Mục tiêu, mơ hình đào tạo, bồi dƣỡng GV đại học vừa phải bảo đảm mặt bằng học vấn chuẩn quốc gia, vừa phải mang tính đặc thù của môi trƣờng sƣ phạm. Đồng thời, mơ hình đào tạo, bồi dƣỡng phải động viên, khuyến khích GVĐH trẻ tham gia tích cực vào học tập nâng cao trình độ, gắn lý thuyết với hoạt động thực tiễn.

Mơ hình đào tạo, bồi dƣỡng GVĐH của Trƣờng ĐHKHCNHN cần tập trung vào các vấn đề sau:

Về nghiệp vụ sƣ phạm: tiếp tục tổ chức cho các GVĐH chƣa đạt trình độ nghiệp vụ sƣ phạm đi bồi dƣỡng. Tổ chức hội giảng cấp trƣờng hàng năm để duy trì phong trào dạy tốt và động viên khen thƣởng GVĐH đạt thành tích tốt;

Về bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng chun mơn: định kì tổ chức bồi dƣỡng cho GVĐH về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông qua tổ chức các hội thảo, chuyên đề, tổ chức tham quan, khảo sát thực tế;

Về ngoại ngữ: tạo điều kiện để số viên chức chƣa đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo chức danh đi học để 100% đạt chuẩn về ngoại ngữ;

Về năng lực NCKH, tự học và tự bồi dƣỡng: tự học, tự bồi dƣỡng đƣợc xác định là con đƣờng cơ bản nhất của công tác bồi dƣỡng. Do đó, cần tăng cƣờng tổ chức hoạt động NCKH từ cấp bộ mơn, phịng, khoa, trƣờng đến bộ để GVĐH tích cực đăng kí đề tài NCKH, ứng dụng các đề tài phục vụ chuyên môn phát triển nghề nghiệp.

b. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dƣỡng GVĐH của các trƣờng đại học là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lí thuyết, có khả năng NCKH độc lập, sáng tạo. Do đó, trên cơ sở mơ hình, mục tiêu đào tạo mà xác định những nội dung, chƣơng trình mang tính hiện đại, đúng mục đích nâng cao chuyên sâu kiến thức chuyên ngành, cập nhật những vấn đề phát triển mới.

Nội dung, chƣơng trình đào tạo phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, vừa bảo đảm đúng hƣớng dẫn, tƣ tƣởng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và các cấp vừa phù hợp với đặc thù đào tạo của mỗi chuyên ngành. Chƣơng trình đào tạo phải thể hiện rõ sự kết hợp giữa trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức với rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và phƣơng pháp, cách thức tổ chức hoạt động khoa học, đồng thời không trùng lặp với các bậc học dƣới. Cấu trúc nội dung, chƣơng trình đào tạo phải cân đối, phù hợp với trình độ đào tạo; phải thể hiện rõ quan điểm lấy tự học, tự nghiên cứu là chính nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của GVĐH.

Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phải gắn với đổi mới phƣơng pháp đào tạo. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt trong đổi mới phƣơng pháp hiện nay là biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo. Do đó, đổi mới phƣơng pháp đào tạo hiện nay phải theo hƣớng thúc đẩy tính tích cực, chủ động sáng tạo; phát triển năng lực, phƣơng pháp tƣ duy lí luận, tƣ duy khoa học; năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo của ngƣời học, ứng dụng công nghệ thông tin, các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại.

Cần đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của ngƣời học. Kiên quyết khắc phục các hiện tƣợng trùng lặp, sao chép trong các chuyên đề khoa học, luận án, bệnh thành tích trong khâu đánh giá kết quả của ngƣời học.

Đa dạng hóa loại hình bồi dƣỡng, kết hợp bồi dƣỡng của tổ chức với tự bồi dƣỡng của cá nhân. Tập trung bồi dƣỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ kiến thức, năng lực NCKH của cán bộ, công chức, viên chức.

Đặc biệt coi trọng bồi dƣỡng trong hoạt động thực tiễn NCKH, giảng dạy của GVĐH. Thƣờng xuyên tiến hành sơ, tổng kết rút kinh nghiệm việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cho viên chức trong nhà trƣờng.

c. Tăng cường đầu tư kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng

Đầu tƣ kinh phí là rất cần thiết để tăng cƣờng cơ sở, vật chất, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại phục vụ việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu, giảng dạy; mới động viên khuyến khích đƣợc ngƣời dạy và ngƣời học tích cực, say mê nghiên cứu; mới thu hút đƣợc các nhà khoa học có uy tín tham gia đào tạo... Do đó Nhà trƣờng cần tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)