1.4.1. Mục tiêu GDTC cho trẻ em ở trường MN
Với tư cách là một phương tiện giáo dục rất thích hợp với lứa tuổi MN, hoạt động GDTC cho trẻ MN phải được tổ chức để thực hiện các mục tiêu giáo dục sau:
- Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong khơng gian.
- Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đơi tay.
- Giúp trẻ có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.
- Hình thành một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
1.4.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động GDTC có một vị trí rất quan trọng. Nó là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em.
* GDTC là bảo vệ tăng cường sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện:
- Trẻ được rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước tác động của những biểu hiện môi trường xung quanh (tăng sức đề kháng để phòng tránh bệnh…) thông qua luyện tập các bài tập thể dục, sử dụng các yếu tố thiên nhiên có lợi cho sức khỏe (tắm nắng, dạo chơi, hít thở khơng khí trong lành...)
- Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý. Điều này giúp cho việc cốt hóa xương, hình thành các mấu của xương sống, phát triển vòm chân, củng cố khớp, dây chằng, tạo khả năng phát triển đúng tỉ lệ giữa các bộ phận của cơ thể, hình thành tư thế đúng của thân người. Thơng qua các bài tập giúp trẻ có thói quen
đi, đứng, ngồi, nằm...đúng tư thế, giữ đúng thư thế trong tham gia các các hoạt động. Giáo dục tư thế đúng có tác đụng tốt đối với sự hoạt động bình thường của tất cả các hệ cơ quan của cơ thể trẻ.
- Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật. Khi trẻ được tham gia vận động thường xuyên, hợp lý sẽ giúp sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, thúc đầy sự hoàn thiện về cấu trúc chức năng cơ thể như tăng cường năng lực cơ bóp, lưu thơng máu, điều hịa thần kinh, hô hấp được cải thiện.
* Hình thành và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực, thói quen vệ sinh.
- Thông qua các bài tập vận động, trò chơi, hoạt động vận động… giúp trẻ rèn luyện và hình thành các kĩ năng vận động: đi, chạy, nhảy, bật, trườn, bị, leo, trèo…. dần hình thành các kĩ xảo trong vận động.
- Phát triển các tố chất thể lực: sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự mạnh mẽ, bền bỉ…. - Các thói quen vệ sinh các nhân và vệ sinh công cộng: vệ sinh thân thể, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể dục….
- Giáo dụcthói quen tuân thủ chế độ sinh hoạt hàng ngày.
* Góp phần giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động cho trẻ
- Trẻ có thói quen hành vi đạo, phẩm chất đức tốt khi tham gia các giờ học thể dục, trò chơi vận động: có thiện ý, hứng thú với hoạt động tập thể, giúp đỡ nhau, thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, cơng bằng.., lịng dũng cảm, tính kiền trì, biết kiềm chế, tính kiên quyết, tính tổ chức kỳ luật…
- Giáo dục trí tuệ: trẻ có một số thao tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… được củng cố các kiến thức về sự vật, hiện tượng xunh quanh như động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội
Khi tham gia vận động, luyện tập, trẻ phải tư duy tích cực để nhớ lại cách thức thực hiện.Trẻ được giáo dục những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
- Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua thực hiện khéo léo các động tác, nhịp nhàng sẽ tác động giúp trẻ nhận thức về vẻ đẹp thân thể, cái đẹp của động tác khi thực hiện tư thế đi, đứng, chạy… Hình thành ở trẻ óc thẩm mỹ thơng qua màu sắc, hình dáng của
các dụng cụ thể dục, khả năng cảm thụ âm nhạc, nhịp điệu thông qua việc tập và vận động theo nhạc.
- Giáo dục lao động: Trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, thu dọn dụng cụ… trong các hoạt động thể dục giúp trẻ có hứng thú với lao động, yêu lao động.
1.4.3. Nội dung hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN
Nội dung GDTC cho trẻ MN được chọn lọc trong nền văn hóa thể chất của dân tộc và của loài người. Nội dung GDTC cho trẻ MN quy định hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thói quen mà trẻ em cần nắm vững để đảm bảo sự phát triển thể lực.
Căn cứ vào mục tiêu GDTC cho trẻ MN, đặc điểm phát triển tâm sinh lí và vận động của trẻ đã đưa ra nội dung GDTC cho trẻ MN về các mặt rèn luyện thể chất và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Trang bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và rèn luyện thể dục :
+ Vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh mơi trường, vệ sinh phịng bệnh.
+ Những kiến thức về thể dục như: các bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, trị chơi vận động
+ Lợi ích của việc ăn uống, giữ vệ sinh và luyện tập thể dục đối với sức khỏe của trẻ.
- Giáo dục kĩ năng, kĩ xảo vận động và thói quen vệ sinh
+ Hình thành ở trẻ kỹ năng, kĩ xảo vận động thơ và vận động tinh
+ Hình thành ở trẻ kĩ năng, kĩ xảo và thói quen vệ sinh cơ thể, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh mơi trường và vệ sinh phịng bệnh
- Giáo dục thái độ đúng đối với việc rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khỏe
+ Kích thích ở trẻ sự hứng thú luyện tập thể dục, có thái độ tích cực đối với việc hình thành thói quen văn hóa, vệ sinh.
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN
Nhiệm vụ GDTC được hồn thành bằng các hình thức khác nhau. Hay nói cách khác, các hình thức tổ chức GDTC cho trẻ ở trường MN là sự tổng hợp những dạng vận động khác nhau nhằm kích thích, tạo nên sự hứng thú tham gia vận động của trẻ.
* Dựa vào đặc điểm hoạt động vận động có các hình thức GDTC như: tiết học thể dục, thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi tham quan, hội thể dục thể thao, trong giờ tự hoạt động của trẻ
- Tiết học thể dục: cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích tổ chức, hệ thống, có kế hoạch. Nội dung tiết học thể dục gồm các phần: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, trị chơi vận động. Có 4 loại tiết học thể dục được phân chia dựa vào nhiệm vụ GDTC, nội dung giáo dưỡng và giáo dục, mối tương quan giữa vận động mới và cũ, nội dung những bài tập có trong chương trình GDTC cho trẻ và phương pháp tiến hành trên tiết học.
Tiết học bài mới: mục đích là dạy trẻ các động tác, vận động mới theo nội dung chương trình, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Tiết học bài ơn tập: mục đích ơn luyện, củng cố và rèn luyện những vận động trẻ đã được học nhằm phát triển các tốt chất thể lực cho trẻ.
Tiết học bài tổng hợp: mục đích nhằm trang bị cho trẻ bài tập vận động mới và củng cố bài tập vận động cũ.
Tiết học kiểm tra đánh giá: nhằm mục đích kiểm tra những bài tập vận động mà trẻ đã được học, kiểm tra mức độ phát triển các kĩ năng vận động, các tố chất thể lực của trẻ. Đồng thời kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên.
- Thể dục sáng: nhằm tăng cường q trình trao đổi chất và tuần hồn cơ thể cho trẻ, giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt tạo đồng thời tạo tâm trạng sảng khoái, vui vẻ cho một ngày đến trường
- Hội thể dục thể thao: nhằm khuyến khích phong trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, tạo cho trẻ lịng u thích thể dục đồng thời góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận độn cho trẻ.
- Tổ chức GDTC trong thời gian tự hoạt động của trẻ: nhằm rèn luyện cho cá
nhân trẻ hoặc nhóm trẻ tập luyện các bài tập vận động chưa đạt yêu cầu hoặc những trẻ còn chậm về khả năng vận động, giúp trẻ đạt được những yêu cầu chung về GDTC phù hợp với từng lứa tuổi.
* Dựa vào số lượng trẻ tham gia vào hoạt động vận động, sử dụng hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Hình thức cả lớp: tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập giống nhau dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Hình thức nhóm: Mỗi lớp chia thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một
bài tập khác nhau.
- Hình thức cá nhân: mỗi trẻ tập một bài tập theo sự hướng dẫn, theo dõi của giáo viên.