2.4.4 .Thực trạng chỉ đạo hoạt độngGDTC cho trẻ em ởtrường MN
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giúp cho quá trình thực hiện có sự liên hồn. Đồng thời, các biện pháp phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhà trường nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN Hoa Sữa.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng MN quận Long Biên, thành phố Hà Nội
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo. giáo viên về tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo.
Qua việc khảo sát về thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDTC cho trẻ ở trường cho thấy; các CBQL có nhận thức đúng tầm quan trọng của GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên chú trọng tới các nội dung giáo dục nói chung trong nhà trường, chưa có sự quan tâm đến nội dung GDTC nói riêng. Đối với giáo viên cịn xem nhẹ một số mặt của hoạt động này đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Đó cũng là sơ sở để để xuất biện pháp nâng cao nhận
thức của CBQL, giáo viên về công tác tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ ở trường MN dưới đây:
3.2.1.1. Mục đích biện pháp
- Nhận thức có ý nghĩa quan trọng và là yếu tố có tác dụng dẫn dắt, thúc đẩy hành động. Hay nói cách khác, nhận thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của cơng việc. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên để giúp họ nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ tại trường MN là vô cùng quan trọng, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC cho trẻ.
- Giúp CBQL nhận thức đầy đủ và toàn diện về ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức và quản lý hoạt động GDTC cho trẻ trong nhà trường.
- Giúp giáo viên MN nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc tự học, tự phấn đấu, tự trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng sư phạm để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Thực hiện triển khai quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của UBND thành phố, Sở giáo dục và Phịng giáo dục về cơng tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cung cấp đầy đủ các thơng tin về đổi mới giáo dục MN nói chung và lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ nói riêng.
- Đối với cán bộ quản lý: Người quản lý cần nhận thức và nắm bắt kịp thời xu thế phát triển giáo dục nói chung, các yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục MN từ đó nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý một cách có chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDTC nói riêng.
Xác định đội ngũ giữ vai trị chủ đạo, quyết định việc thực hiện sứ mệnh chính trị, uy tín, chất lượng của nhà trường đó là đội ngũ giáo viên. Bởi họ là người trực tiếp triển khai và thực hiện các nội dung giáo dục. Vì thế xây dựng tập thể giáo viên vững về chuyên mơn, giỏi về kiến thức, có trình độ năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu mến trẻ, sẵn sàng thực hiện những đổi mới là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.
- Đối với GVMN: Ln phải nhận thức rõ vai trị, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh, mục tiêu phát triển của nhà trường. Mỗi giáo viên phải ý
thức được về tự học tập, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm là nhiệm vụ phải thực hiện tự giác, tích cực và thường xuyên. Đặc biệt cần chủ động, nghiêm túc để tiếp cận và nắm bắt được những yêu cầu đổi mới, những thành tựu mới của khoa học giáo dục để từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Mỗi giáo viên đều phải là người hiểu rõ về trẻ của mình nhất và ln mong muốn, tận dụng mọi cơ hội để hỗ trợ, giúp đỡ tất cả trẻ ở lớp.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời bằng các hình thức khác nhau các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương và phương hướng nhiệm vụ của ngành tới tất cả các giáo viên, nhân viên đặc biệt là các nội dung về GDTC cho trẻ.
- Làm rõ các thông tin, các nội dung về mục tiêu GDTC, các yêu cầu đối với sự phát triển thể chất của trẻ ở mỗi lứa tuổi nhằm tạo sự thống nhất trong tư tưởng đến thực hiện nhiệm vụ cho tất cả giáo viên, nhân viên trong trường.
- Xác định nội dung tự học tập, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực giáo viên trong nhà trường. Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và có đề xuất những khó khăn để được nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ.
- Xây dựng phong trào thi đua học tập sôi nổi trong nhà trường, tạo điều kiện giáo viên được trao đổi, học hỏi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong việc tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ giữa các lớp, các khối lớp.
- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho từng giáo viên để họ chủ động kiểm sốt, thực hiện cơng việc của mình hiệu quả.
- Tạo môi trường làm việc tốt nhất cho giáo viên bao gồm cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa người quản lý và giáo viên. Điều này sẽ phát huy năng lực của giáo viên, thúc đẩy họ phấn đấu trong cơng việc, cùng đồn kết, chung sức thực hiện nhiệm vụ chung. Đó cũng chính là tạo nên một “văn hóa” làm việc riêng, đặc trưng của nhà trường.
- CBQL là người tiên phong trong việc tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý. Cần nghiên cứu, học hỏi để biến đổi những thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình
độ tư duy lí luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cánh quản lí.
- Người đứng đầu nhà trường phải ln quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau trong trường để giúp cho quá trình quản lý và ra quyết định đúng đắn, phù hợp.
3.2.1.4.Điều kiện thực hiện
- CBQL kịp thời nắm bắt những định hướng đổi mới của giáo dục, những nội dung triển khai của Ngành để kịp thời triển khai tới đội ngũ giáo viên.
- Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp họ về vật chất và thời gian để họ yên tâm khi tham gia các lớp học về chuyên môn, các lớp tập huấn về kỹ năng sư phạm, và kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ.
- Tuyên truyền tới giáo viên với nhiều hình thức khác nhau để họ có thể tiếp cận với những nội dung mới một các dễ dàng: thông qua họp chuyên môn, văn bản, trang thông tin của nhà trường, hội thư thoại....
3.2.2. Xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục MN và thực tiễn nhà trường. mới giáo dục MN và thực tiễn nhà trường.
Các nội dung kế hoạch động GDTC của nhà trường thực hiện rất tốt, tuy nhiên có những nội dung lại thực hiện chưa tốt dẫn đến việc thực hiện chưa đồng đều, đặc biệt chưa có sự cập nhập các nội dung đổi mới. Giáo viên chưa có kỹ năng, chưa thực hiện xây dựng kế hoạch GDTC riêng của từng nhóm lớp.Vì vậy tác giả đã đề xuất biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục MN và thực tiễn nhà trường” như sau:
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng kế hoạch giúp CBQL có cái nhìn tổng qt về sự tham gia, phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường trong thực hiện các nội dung GDTC. Tận dụng và sử dụng hiệu quả các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện để thực hiện hoạt động GDTC có hiệu quả. Giúp giáo viên nắm chắc chương trình, cập nhập những nội dung mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Mặt khác, thông qua kế hoạch giúp nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch GDTC của nhà trường theo từng năm học, có lịch trình hoạt động cụ thể cho từng tháng.
- Xây dựng các lớp mơ hình điểm về thực hiện nội dung GDTC cho trẻ: môi trường hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDTC. Nội dung các lớp thực hiện mơ hình điểm: điểm về thiết kế bài tập và thực hiện, rèn luyện các vận động tinh cho trẻ; điểm về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; điểm về tận dụng các điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC...
- Phát động phong trào viết sáng kiến kinh ngiệm về quản lý, thực hiện nội dung GDTC trong nhà trường.
- Phát động và tổ chức hội thi giáo viên giỏi, hội thi đồ dùng dạy học tự làm để từ đó xây dựng những giáo viên nịng cốt, có những phương pháp, hình thức tổ chức mới phù hợp, tiếp cận “người học làm trung tâm”. Đồng thời xây dựng được các bài tập vận động mới, sáng tạo của giáo viên và có thể áp dụng hiệu quả tại nhà trường. Thông qua nội dung này cũng giúp nhà quản lý đánh giá khảo sát sự tiến bộ, phát triển thể lực của học sinh, sự hiệu quả của việc tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiến, dễ tìm, những phế liệu nhưng qua bàn tay khéo léo của các cô giáo đã tạo thành những đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn giúp trẻ tích cực vận động và rèn luyện thể lực.
- Tổ chức ngày hội thể thao, giao lưu các trò chơi vận động, chúng cháu vui khỏe để giúp trẻ được tham gia vận động dưới hình thức nhóm, tập thể, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, các bài vận động đã được học. Mời phụ huynh tham gia các hoạt động thể thao để tạo mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ từ phía các bậc phụ huynh, là cơ hội để nhà trường tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ tới cha mẹ học sinh hiệu quả.
- Chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc kế hoạch GDTC theo đúng lứa tuổi. Các lớp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp, thiết kế hệ thống ngân hàng nội dung hoạt động cho cả năm học, tích hợp theo các chủ đề, sự kiện. Theo dõi thường xun q trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời các nội dụng dạy vận động, giáo dục kỹ năng và theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đảm bảo 100% trẻ các lứa tuổi được theo dõi và đánh giá theo chỉ số phát triển lĩnh vực phát triển thể chất.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách nuôi dưỡng, tổ bếp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm túc xây dựng thực đơn đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các chất trong bữa ăn hàng ngày của trẻ ở trường, theo đúng quy định của Ngành. Quản lý nuôi dưỡng bằng phần mềm, đảm bảo sự chặt chẽ hiệu quả cao.
- Chỉ đạo nhân viên y tế theo dõi cân đo, khám sức khỏe cho trẻ theo đúng quy định (cân 3lần/năm, khám sức khỏe 2 lầm/năm), đảm bảo 100% trẻ được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng trên phần mềm. Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì và trẻ thấp cịi. Trẻ học tại trường cần phải được đảm bảo sức khỏe, thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ có thể lực phát triển cân đối phù hợp với độ tuổi. Đây cũng là điều kiện đầu tiên và hết sức quan trọng giúp cho trẻ có sức khỏe tốt để thưc hiện các nội dung bài tập vận động, góp phần nâng cao việc thực hiện kế hoạch GDTC trong nhà trường.
- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, bộ phận trong nhà trường phối hợp thực hiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ: tạo môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ được thuận tiện, thoải mái. Thường xuyên quan tâm tới việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bảo đảm an tồn cho trẻ, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ đến trường. Cùng tổ chuyên mơn xây dựng kế hoạch thục hiện các trị chơi dân gian nhằm rèn luyện thể lực, vận động cho trẻ.
- Tăng cường thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc thống nhất các nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, giúp trẻ được rèn luyện và thực hành các bài tập, các kỹ năng vận động.
- Phối hợp với công ty TNHH Gokids Việt Nam tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ thông qua 10 môn thể thao phối hợp.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch GDTC theo từng năm học, có lịch trình cụ thể cho từng tháng, từng tuần, theo lứa tuổi. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu nội dung và ngân hàng nội dung hoạt động phong phú theo nguyên tắc phát triển đồng tâm. Kế hoạch thể hiện đầy đủ các nội dung: chương trình, phiên chế, kế hoạch tổ chức ngày hội thể thao, chúng cháu vui khỏe, giao lưu vận động, kế hoạch kiểm tra đánh giá, khảo sát học sinh theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, theo chỉ số đánh giá trẻ. Đặc biệt kế hoạch thể hiện rõ
phân công trách nhiệm cụ thể cho người thực hiện, cá nhân phụ trách để đảm bảo kế hoạch được thực hiện theo đúng thời gian và chất lượng.
- Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của CBQL, giáo viên. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình GDTC cho trẻ, lịch trình hoạt động theo kế hoạch hàng tuần, tháng, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày hội thể thao...
- Giám sát việc theo dõi và đánh giá trẻ của giáo viên hàng ngày, hàng tháng đối với trẻ. Đặc biệt đánh giá trẻ theo chỉ số phát triển thông qua các bài tập, qua ghi chép, thông qua các hoạt động tại lớp, phối hợp với phụ huynh tại gia đình để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch và xây dựng các bài tập vận động cho trẻ phù hợp với khả năng và đặc điểm của từng trẻ.
- Tăng cường việc kiểm tra công tác nuôi dưỡng: xây dựng thực, tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thục phẩm.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Cập nhập các văn bản hướng dẫn của Ngành về tổ chức hoạt động GDTC làm cơ sỏ căn cứ xây dựng kế hoạch của nhà trường.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường, các lớp điểm xây dựng nội dung GDTC đảm bảo tính khoa học, khả thi và phù hợp.
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN
Tổ chức các hoạt động GDTC trong nhà trường đã được thực hiện tuy nhiên các nội dung và mức độ thực hiện khác nhau, chưa đồng đều. Do vậy cần đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động GDTC hiệu quả hơn.
3.2.3.1: Mục tiêu biện pháp
- Tổ chức hoạt động GDTC nhằm đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên. Đánh giá mức độ triển khai và thực hiện kế hoạch đã xây dựng