T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 21 32.3 33 50.8 11 16.9 0 0 3.15 1 2 Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động 20 30.7 31 47.8 14 21.5 0 0 3.09 2 3 Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ 10 15.4 20 30.8 27 48.2 8 15. 6 2.49 5 4 Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
15 23.1 25 38.5 20 30.8 5 7.6 2.76 4
5 Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
7 10.8 25 38.5 24 37.0 9 13. 7 2.44 6 6 Giữ gìn sức khỏe và an toàn 18 27.7 35 53.8 8 15.6 4 2.9 3.03 3 Trung bình 12.2 23.3 28.2 49.8 17.3 28.3 4.3 6.6 2.82 Nhận xét:
Mức độ thực hiện nội dung GDTC cho trẻ em trong trường được cán bộ quản
lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá thực hiện ở mức khá, thể hiện điểm trung bình khá ̅ = 2.82 (min= 1, max= 4). Các nội dung hoạt động GDTC đã được nêu rất cụ thể trong chương trình GDMN, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các nội dung vẫn chưa được quan tâm và triển khai tốt, thể hiện ở các mức độ khác nhau: Nội dung
“Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp” được thực hiện mức tốt hơn cả
( ̅= 3.15 xếp bậc 1/6); “Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố
chất trong vận động’ với ̅= 3.09 xếp bậc 2/6. Nội dung này được thực hiện thường xuyên trong bài tập thể dục sáng, bài tập phát triển chung của hoạt động học ở tất cả các lứa tuổi nên được giá là đã thực hiện khá tốt. Các nội dung chỉ được đánh giá ở mức trung bình: “Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng
một số đồ dùng, dụng cụ” với ̅= 2.49, xếp bậc 5/6 và “Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt” với ̅= 2.44 xếp bậc 6/6. Giáo viên hiện tại vẫn đang quan tâm và chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển các vận động thô cho trẻ thơng qua bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động. Các nội dung hình thành rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thông qua các hoạt động tinh: luyện tập cơ các ngón tay, bàn tay chưa được chú ý tới nhiều. Trẻ chưa được hình thành, luyện tập các thói quen tự phục vụ, văn hóa trong ăn uống thường xuyên do vậy nội dung này được đánh giá là thấp nhất. Qua trao đổi với cô giáo phụ trách lới trẻ 4-5 tuổi cho rằng “Các vận động tinh của trẻ sẽ tự được hình thành và rèn
luyện trong khi trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày: bê ghế, cầm bát, thìa, lấy đồ chơi…. Trẻ tự làm một số việc hàng ngày cần được bố mẹ hướng dẫn và thực hành nhiều hơn tại gia đình”.
Qua quan sát trẻ một ngày ở trường có thể thấy trẻ được tham gia các giờ học về GDTC là khá tốt, trẻ được rèn luyện thông qua các bài tập vận động cơ bản theo đúng quy định. Tuy nhiên những hoạt động tinh giáo viên chưa chú ý hướng dẫn trẻ thực hiện đúng, hầu hết khơng có bài tập nào bổ trợ để phát triển vận động đó. Nhiều trẻ cịn lóng ngóng, vụng về hoặc cịn ngại khơng chủ động làm một số công việc tự phục vụ, trẻ quen được cô giáo giúp đỡ, nhắc nhở, hoặc được các bạn khác giúp nên trẻ chưa có trách nhiệm, chủ động và chưa thực sự hứng thú với các công việc tự phục vụ.
Như vậy qua phân tích số liệu điều tra, quan sát và phỏng vấn cho thấy các nội dung chương trình hoạt động GDTC được thực hiện chưa đồng đều, có nội dung thực hiện tốt, có nội dung chưa được quan tâm, vì vậy đây cũng là cơ sở để xem xét và có biện pháp thích hợp.
2.3.2.3 Thực trạng thực hiện phương pháp GDTC cho trẻ ở trường
cũng chính là các phương pháp sư phạm nhưng mang đặc điểm của lĩnh vực GDTC. Mỗi một phương pháp có những mặt ưu điểm, nó có sự tác động tốt nhất tới trẻ về một mặt phát triển nào đó. Do vậy, việc giáo viên lựa chọn, sử dụng, phối hợp các phương pháp trong quá trình giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp trẻ nắm vững kiến thức và hình thành các kỹ năng kỹ xảo tốt.
Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp GDTC trong nhà trường được thể thể hiện qua bảng kết quả sau: