Đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt độngGDTC cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDTCcho trẻ em trong trƣờng MN Hoa Sữa,

2.4.1. Đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt độngGDTC cho trẻ

cho trẻ MN.

Bảng 2.14: Đánh giá về mức độ tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt

động GDTC cho trẻ ở trường TT Nội dung Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Khơng quan trọng ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch GDTC cho trẻ em trong trường MN 62 95.4 3 4.6 0 0 0 0 3.95 1 2 Tổ chức nhân sự hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN 57 87.7 3 4.6 5 7.7 0 0 3.80 4 3 Chỉ đạo hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN 56 86.2 6 9.2 3 4.6 0 0 3.81 3

4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDTC cho trẻ em trong trường MN

60 92.3 5 7.7 0 0 0 0 3.92 2

5 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho GDTC cho trẻ em trong trường MN

54 83.1 8 12.3 3 4.6 0 0 3.78 5

Nhận xét:

Tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC trong trường MN được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá mức tốt, thể hiện điểm trung bình ̅=3.83 (min= 1. Max= 4).

Trong quá trình quản lý, nội dung “Lập kế hoạch GDTC cho trẻ em trong

trường MN” đánh giá mức cao nhất với ̅= 3.95, xếp bậc 1, “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDTC cho trẻ em trong trường MN” với ̅=3.92, xếp bậc 2.

Chức năng lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu, định hướng nội dung và đưa ra những phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện chương trình GDTC trẻ em cho nhà trường trong năm học. Lập kế hoạch giúp hiệu trưởng lựa chọn, phân phối nhân sự, các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện nội dung GDTC. Kế hoạch giúp cho tất cả các thành viên trong nhà trường biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu GDTC đã xác định một cách hiệu quả nhất.

Một trong những chức năng quản lý được đánh giá quan trọng đó là “Kiểm tra

đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDTC”. Hiệu trưởng kiểm tra những nội dung

GDTC mà giáo viên đã triển khai thực hiện. Xác định những việc đã làm tốt, có hiệu quả, những việc làm nào chưa thực hiện và làm chư tốt. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động cần thiết kịp thời nhằm góp phần đạt tới mục tiêu đã xác định.

Cô hiệu trưởng đã cho ý kiến về vấn đề này“ Các chức năng trong quản lý đều

quan trọng. Nhưng để thực hiện quản lý tốt hoạt động GDTC trong nhà trường, chúng tôi xác định việc đầu tiên là phải có một kế hoạch tốt, xác định các mục tiêu, nội dung rõ ràng, thời gian thực hiện cụ thể sẽ giúp các thành viên dễ dàng hơn khi thực hiện. Kiểm tra đánh giá để biết được kế hoạch đó có được thực hiện khơng, từ kế hoạch đến thực tiễn thực hiện có gì phù hợp, hiệu quả, có gì chưa phù hợp và gặp khó khăn, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh và khắc phục kịp thời”

Biểu đồ 2.3: Đánh giá về mức độ tầm quan trọng của các biện pháp quản lý

hoạt động GDTC cho trẻ ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)