Tổ chức tốt sự phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện phát triển thể chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)

2.4.4 .Thực trạng chỉ đạo hoạt độngGDTC cho trẻ em ởtrường MN

3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngGDTC cho trẻ e mở trƣờng MN quận Long

3.2.6. Tổ chức tốt sự phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện phát triển thể chất

thể chất cho trẻ MN

Qua khảo sát ở chương 2 có thể thấy việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc trẻ và đặc biệt là nội dung hoạt động GDTC còn bị hạn chế. Giáo viên chủ yếu trao đổi về tình hình ăn, ngủ của trẻ, mặt khác thời gian tiếp xúc với phụ huynh cịn ít do vậy phụ huynh và nhà trường, cô giáo trong lớp chưa có sự phối hợp, quan tâm và có biện pháp phù hợp để rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Vì vậy cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN.

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

- Tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh về việc thực hiện nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, ôn luyện các hoạt động GDTC cho trẻ tại trường và ở nhà nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDTC cho trẻ.

- Công tác phối hợp với phụ huynh tạo nên sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh trong các hoạt động giáo của nhà trường nói chung và hoạt động GDTC nói riêng, là cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mở rộng các nội dung trong quá trình trao đổi với phụ huynh về trẻ. Giúp giáo viên tiếp cận được một số nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác tun truyền để thực hiện tốt hơn

nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Phát huy sức mạnh tập thể của phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

- Tuyên truyền, phổ biến giúp cho phụ huynh hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục thông qua kế hoạch giáo dục của Nhà trường và Hội cha mẹ học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ trẻ để cùng thống nhất thực hiện nội dung, phương pháp, điều kiện giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch. Từ đó, phụ huynh sẽ cùng phối hợp với cô giáo để rèn trẻ những kỹ năng, các bài vận động, cách thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ phù hợp với độ tuổi và theo nội dung chương trình GDTC cho trẻ.

- Hiệu trưởng, giáo viên trong lớp phải đáp ứng đầy đủ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Quản lý, chỉ đạo giáo viên xây dựng, thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt độngGDTC cho trẻ.

- Cùng với Ban đại diện Hội phụ huynh vận động các thành viên của hội cùng nhà trường tuyên truyền để cha mẹ trẻ hiểu rõ vai trò của hoạt động GDTC đối với sự phát triển của trẻ.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động có sự phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh như: hội thảo chuyên đề, trò chuyện giao lưu,qua các kỳ họp phụ huynh hàng năm, qua hội thi giáo viên giỏi, hội thi thiết kế đồ dùng đồ chơi tự tạo....

3.2.6.3.Cách thức thực hiện

- Căn cứ nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh. Kế hoạch thể hiện rõ, cụ thể các nội dung tuyên truyền tới phụ huynh theo năm học, theo kỳ, theo tháng, theo các chủ đề sự kiện.

- Phối hợp các bộ phận trong nhà trường: hiệu phó, tổ chun mơn, nhân viên y tế, nuôi dưỡng cùng xây dựng các nội dung tuyên truyền tới phụ huynh cụ thể, phù hợp với từng nhóm lớp trẻ lứa tuổi khác nhau để đạt hiệu quả.

- Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nhiều hình thức để tuyên truyền tới phụ huynh như: viết bài tuyên truyền hàng tháng, tuyên truyền trên cơng thơng tin của nhà trường, thiết lập hịm thư, trang thơng tin nhóm phụ huynh của từng lớp để thuận lợi cho việc

tuyên truyền kịp thời, xây dựng góc tuyên truyền phong phú, hấp dẫn thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh, phát tờ hướng dẫn phụ huynh rèn luyện các nội dung GDTC tại nhà. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề mời phụ huynh cùng tham dự, tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh 2 lần/năm. Thường xuyên thông báo nội dung học, sự tiến bộ của trẻ thơng qua giờ đón, trả trẻ. Nội dung tun truyền cần được thay đổi theo từng tuần, tháng, từng quý, theo kế hoạch thực hiện nội dung GDTC của trường, lớp.

- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn sưu tầm, biên soạn các tài liệu chuyên môn phục vụ công tác tuyên truyền theo kế hoạch. Biên soạn tài liệu tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: tranh ảnh, băng đĩa, sách in, tờ rơi....

- Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện để phục vụ công tác tuyên truyền tại các lớp, của nhà trường. Xây dựng góc tuyên truyền tại các lớp, bảng tuyên truyền của nhà trường.

- Hiệu trưởng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra thường xuyên công tác tuyên truyền của giáo viên thông qua bảng tuyên truyền của lớp, thăm lớp, dự giờ, tham dự các buổi tổ chức họp phụ huynh, tổ chức chuyên đề...

- Sau mỗi tháng, kỳ có tổ chức đánh giá việc tổ chức tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh nhằm thảo luận để rút ra bài học kinh nghiệm, những phương pháp hay, hiệu quả đồng thời tuyên dương những cá nhân, nhóm lớp tích cực, đạt hiệu quả trong việc phối hợp với phụ huynh. Bên cạnh đó cũng nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tích cực.

- Tổ chức họp định kỳ với đại diện phụ huynh của trường, lớp đểthơng báo tình hình của nhà trường, kết quả học tập của trẻ để cùng thống nhất những nội dung, biện pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

- Tổ chức các hội nghị, mời các chuyên gia tư vấn cho phụ huynh về vấn về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, rèn luyện các kỹ năng vận động trong chương trình GDTC; trang bị các kiến thưc cơ bản về GDTC tại gia đình, cách tổ chức học tập, rèn luyện cho trẻ tại nhà.

- Lồng ghép các nội dung GDTC trong các hội thi, sự kiện trong năm phù hợp, nội dung thiết thực, gắn với các hoạt động của trẻ đồng thời thu hút sự hưởng ứng tham gia của các bậc phụ huynh. Đánh giá mức độ tham gia của phụ huynh và sự đóng góp của phụ huynh để đạt được hiệu quả trong tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ, đồng

thời khích lệ, ghi nhận sự đóng góp của phụ huynh trong các hoạt động của nhà trường. - Tổ chức cho cha mẹ học sinh có con chăm ngoan, học giỏi đồng thời là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết về giáo dục, rèn luyện thể chất, chăm sóc trẻ tốt báo cáo điển hình về phương pháp giúp con học tốt để mọi người trao đổi học tập.

- Thành lập nhóm phụ huynh có chun mơn, kiến thức thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cho các phụ huynh khác trong trường. Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh, Hội cha mẹ học sinh trong việc huy động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Để phát huy tác dụng của Ban đại diện nhà trường cần tạo điều kiện và động viên họ. Trong các hội nghị cần biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

3.2.6.4 Điều kiện thực hiện

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban phụ huynh trường, lớp trong việc tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ.

- Thành lập hội cha mẹ học sinh của trường, lớp.

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện để Hội cha mẹ học sinh tham gia các haotj động của nhà trường, lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 97 - 100)