Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt độngGDTC trong trƣờng MN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 35)

1.6.1. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động GDTC trong trường MN

Công tác quản lý trong nhà trường MN có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giáo dục nói chung trong nhà trường và hoạt động GDTC nói riêng.

Trước hết người quản lý phải có nhận thức đúng đắn về vai trị hoạt động GDTC đối với sự phát triển của trẻ lứa tuổi MN, vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện thể chất cho trẻ. Một đứa trẻ đến trường học tập sẽ có một cơ thể phát triển khác một đứa trẻ khi không được đến trường. Một nhà trường có chất lượng khi tự mình “vận động” để theo kịp những yêu cầu thay đổi của xã hội, đáp ứng với đổi mới trong giáo dục, đặc biệt có được sự ủng hộ, sự tin tưởng từ phía các phụ huynh. Điều đó được thể hiện thơng qua đường lối, cách thức quản lý của người đứng đầu nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Người quản lý trong nhà trường có trách nhiệm đảm bảo chất lượng tất cả các công việc mà họ trực tiếp quản lý và điều hành: từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra và đánh giá. Chính vì vậy, địi hỏi họ phải có tuy duy và năng lực quản lý tốt, được thể hiện ở cách thức điều hành phải thích ứng với điều kiện thay đổi, linh hoạt, chủ động để đưa ra biện pháp quản lý phù hợp,kịp thời và hiệu quả.

Người hiệu trưởng quản lý nhà trường không thể điều hành tốt khi họ khơng hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và ln có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hồn thiện bản thân lại

vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển nhà trường. Vốn kinh nghiệm của người quản lý giúp họ có thể ứng phó, xử lý, xoay chuyển tốt các tình huống bất ngờ xảy ra và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường ổn định, có hướng đi tối ưu nhất.

Quan điểm của hiệu trưởng về việc GDTC cho trẻ em trong nhà trường như thế nào trường sẽ có ảnh hưởng lớn tới tất cả hoạt động liên quan đến nội dung GDTC. Người quản lý phải là người chỉ đạo đúng hướng, đảm bảo tốt nhất các điều kiện về tinh thần và vật chất để tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDTC nói riêng. Ln quan tâm tạo điều kiện môi trường làm việc để giáo viên, nhân viên trong trường tham gia thực hiện mục tiêu của hoạt động GDTC: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phân công phối hợp cơng việc, gắn kết sức mạnh giữa các tổ nhóm, cá nhân trong trường, các tổ chức ngoài trường nhằm tạo điều kiện để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

1.6.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ MN

Giáo viên là người trực tiếp triển khai và thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà trường, do vậy vai trò của họ có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ, là nhân tố quyết định tới chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động GDTC nói riêng.

Giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ vị trí, vai trị, nhiệm vụ GDTC cho trẻ ở trường MN.Trẻ MN đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh về cấu trúc cơ thể, do vậy nhiệm vụ GDTC cho trẻ ở trường có một vị trí rất quan trọng. Giáo viên phải là người hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh các kỹ năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có sự phát triển đúng theo cấu trúc cơ thể: từ tư thế đi, đứng, chạy, sự khéo léo của đơi tay…

Giáo viên đóng vai trị là người tuyên truyền, phổ biến các kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ tới phụ huynh. Phối hợp với gia đình, các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện và rèn luyện thể chất cho trẻ.

Giáo viên phải là người nắm rõ được đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ, hiểu những vấn đề cần thiết về lí luận và thực hành, về chương trình GDTC, có khả năng phát triển chương trình phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ mình phụ trách. Là người có kỹ năng lập kế hoạch, là người tiên phong, dám nghĩ, dám lựa chọn, ứng dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến theo hướng tích cực vào tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động thể chất nói riêng. Là người chủ động, sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các điều kiện của trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ tập, cơ sở vật chất của nhóm lớp phụ trách.

Giáo viên MN không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà cịn phải chăm sóc trẻ và điều quan trọng hơn hết đây là nghề “làm việc vì tình u”. Cơ giáo MN khơng chỉ có lịng u trẻ mà còn là người bạn, người mẹ của trẻ. Bởi một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cơ, trẻ được cơ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy tất cả mọi điều cần thiết về kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, trẻ cịn mong chờ ở cơ sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ. Vì vậy, cơ giáo phải dành tình cảm u thương, dịu dàng đối với trẻ, yêu điều mình dạy chính là u cơng việc của mình.

Trình độ, năng lực của giáo viên MN có vai trị hết sức quan trọng bởi họ là lực lượng trực tiếp tham gia quá trình tổ chức các hoạt động GDTC trong nhà trường, là người thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã xây dựng. Mặt khác, lực lượng giáo viên có chun mơn nghiệp vụ tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, linh hoạt, chủ động hơn trong công việc.

Để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm và đạo đức nghề nghiệp.

1.6.3. Các yếu tố thuộc về gia đình và xã hội

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Vì thế, việc giáo dục trẻ em ln ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, quan tâm của nhà trường và gia đình. Giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy việc thống nhất phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình là rất cần thiết, nhất là đối với trẻ MN.

Gia đình phải có những hiểu biết, nhận thức được vai trị quan trọng của giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đối với sự phát triển của trẻ. Điều này sẽ giúp cho q trình chăm sóc và giáo dục trẻ đạt được hiệu quả. Gia đình thống nhất quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục vận động trẻ ở lớp cũng như nhà. Trẻ được rèn luyện thể chất không chỉ ở lớp mà cần được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Trẻ được quan tâm, giáo dục mọi lúc mọi nơi nhằm rèn luyện sức khỏe, hình thành các thói quen, phát triển các kĩ năng vận động được tốt hơn.

Các tổ chức xã hội khác như: bệnh viện, trạm y tế, các cơng ty... đều có thể tham gia và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Việc nhà trường phối hợp các tổ chức xã hội nhằm đảo bảo cho mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có điều kiện đạt được hiệu quả tốt hơn. Các tổ chức xã hội trong và ngoài trường cùng phối hợp theo dõi sự phát triển của trẻ, hỗ trợ, tư vấn các phương pháp can thiệp để giúp trẻ có được mơi trường hoạt động phù hợp, tốt hơn, khám bệnh theo dõi sức khỏe cho trẻ, phối hợp mở các lớp luyện tập thể dục,thể thao, tổ chức tham quan dã ngoại…để trẻ được rèn luyện sức khỏe ở các điều kiện khác nhau.

1.6.4. Các yếu tố thuộc về môi trường GDTC cho trẻ em MN

Mơi trường GDTC cho trẻ trong trường MN có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động đạt được mục đích, yêu cầu của kế hoạch đề ra.

Quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo như: Bộ GDĐT, Vụ MN, Sở GD, Phòng GD quận xây dựng các cơ chế, văn bản, nghị quyết, chính sách về hoạt động GDTC trẻ em là cơ sở định hướng cho nhà trường xây dựng kế hoạch. Các cấp lãnh đạo hỗ trợ, tạo điều kiện, đầu tư về cơ sở vật chất. Mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, năng lực và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

Sự quan tâm, nỗ lực của các chủ thể quản lý giáo dục trong việc đưa ra các phương hướng, nội dung hoạt động GDTC cho trẻ em phù hợp, kịp thời với sự thay đổi chung của xã hội cũng ảnh hưởng tới hoạt động GTDC trong nhà trường.

Xây dựng các chế độ khen thưởng kịp thời cho giáo viên có tác dụng động viên, khích lệ sự cố gắng, trách nhiệm của họ. Quan tâm chăm lo tới đời sống của giáo viên khuyến khích họ có trách nhiệm, tậm tâm hơn trong công việc. Tạo môi trường làm việc đồn kết, vui vẻ, thoải mái góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nói chung và tổ chức các hoạt động GDTC nói riêng.

Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức hoạt động GDTC trong trường MN chính là tạo ra mơi trường sư phạm có đủ phịng học, phịng hoạt động thể chất, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ luyện tập... mơi trường đầy đủ sẽ giúp cho việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ tốt, quá trình tổ chức các hoạt động dạy học khoa học, hiệu quả, người học được thực sự tham gia vào quá trình này.

triển khai các nội dung thuận tiện. Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động nhanh, chính xác ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tâm lý của trẻ, hình thành cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên. Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. Thiết bị giáo dục phải đủ và phù hợp mới giúp triển khai được các phương pháp, hình thức chăm sóc và dạy trẻ học một cách hiệu quả.

Môi trường thiên nhiên bao gồm: ánh sáng, khơng khí và nước cũng là những điều kiện rất quan trọng, cần thiết cho cơ thể trẻ phát triển. Tận dụng các điều kiện tự nhiên để luyện tập sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, khả năng thích ứng của cơ thể với hồn cảnh bên ngồi, có thể đề phịng và ngăn ngừa một cố bệnh. Cho trẻ được thường xuyên tắm nắng, luyện tập ngồi trời với thiên nhiên, khơng khí, tiếp xúc với nước sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn uống ngon miệng, ngủ yên giấc và ưa thích hoạt động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể từ việc rèn luyện thể lực.

Tiểu kết chƣơng 1

Tổng quan nghiên cứu các cơng trình trong nước và trên thế giới đã xác định được điểm mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục: quản lý GDTC cho trẻ em trong các trường MN. Khung lí luận cơ bản của luận văn được xác định:

Quản lý GDTC của hiệu trưởng trường MN là: tác động có mục đích có kế hoạch

của người hiệu trưởng trường MN thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra GDTC đến hoạt động GDTC trong nhà trường do cán bộ, giáo viên trường MN thực hiện để đạt được mục tiêu GDTC đặt ra.

Nội dung quản lý GDTC cho trẻ trong trường MN theo tiếp cận chức năng quản lý: lập kế hoạch; tổ chức bộ máy nhân sự; chỉ đạo các hoạt động GDTC trong nhà trường; kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động GDTC.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDTC cho trẻ em trong trường MN gồm: các yếu tố thuộc về nhà quản lý, giáo viên, gia đình và xã hội, mơi trường, điều kiện cơ sở vật chất. Khung lý luận sẽ là cơ sở lí luận để khảo sát thực trạng hoạt động GDTC và quản lý GDTC cho trẻ ở trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON HOA SỮA,

QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Vài nét khái quát về trƣờng MN Hoa Sữa, quận Long Biên, Hà Nội

Trường MN Hoa Sữa tiền thân là Nhà trẻ liên cơ Sài Đồng được thành lập năm 1984 tại khu tập thể liên cơ Sài Đồng huyện Gia Lâm nay thuộc phường Sài Đồng quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Trường nằm trên địa bàn phường Sài Đồng (có diện tích đất là: 90,67 ha, dân số: 17 nghìn người). Trường được xây dựng khang trang với tổng diện tích là 3.976 m² với 20 phịng học và 5 phòng chức năng, phòng hiệu bộ. Các khu vực được bố trí riêng biệt, được đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị thiết yếu. Năm học 2016-2017 trường có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 71 người trong đó Trình độ Đại học và Cao đẳng của giáo viên đạt 87%. Trường tiếp nhận 785 cháu từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi. Đa số học sinh là con của công nhân, nông dân...

Từ năm 2005 đến nay trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp Thành phố. Năm 2005 trường được công nhận trường chuẩn Quốc Gia đầu tiên quận Long Biên, năm 2012 trường được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng Ba.

Nhà trường có bộ máy lãnh đạo đầy đủ và hợp lý, có đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn, được phân công theo quy định của Điều lệ trường MN và pháp lệnh cán bộ cơng chức. Nhà trường có đầy đủ các đồn thể hoạt động tích cực trong các phong trào của Ngành.

Bảng 2.1: Số học sinh tại trường MN Hoa Sữa từ năm 2014 - 2017

Số trẻ/lớp Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ Số lớp Số trẻ Trẻ 24-36 tháng tuổi 01 50 02 90 02 75 Trẻ 3-4 tuổi 03 150 04 200 05 190 Trẻ 4-5 tuổi 05 275 04 210 05 200 Trẻ 5- 6 tuổi 05 270 05 260 08 320 Tổng 14 745 14 760 20 785

Nhìn bảng số liệu học sinh của nhà trường từ năm 2014 đến 2017 cho thấy số học sinh tăng lên dần theo từng năm học. Năm học 2014-2015, số học sinh là 745 học sinh, tới năm 2015-2016 tăng lên là 760 học sinh, tăng lên là 785 học sinh năm học 2016- 2017. Số học sinh tăng thêm mỗi năm không nhiều, năm 2015-2016 tăng thêm 15 học sinh so với năm học trước, năm học 2016-2017 tăng thêm 25 trẻ. Số trẻ trên lớp tương đối đơng, cụ thể: năm học 2014- 2015 trung bình mỗi lớp có 53,2 học sinh; năm học 2015-2016 trung bình là 54,3 học sinh/lớp; tuy nhiên có thể thấy đến năm học 2015- 2016, do nhà trường được cải tạo, xây dựng lại nên tăng số lượng phòng học, số lượng học sinh/ lớp giảm, trung bình là 39,2 học sinh/lớp. Đây cũng là điều kiện giúp giáo viên thuận lợi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên trường MN Hoa Sữa từ năm 2014 – 2017

Năm học TS Nữ Nam

Trình độ đào tạo Tin học Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)