Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt độngGDTC cho giáo viên MN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 96)

2.4.4 .Thực trạng chỉ đạo hoạt độngGDTC cho trẻ em ởtrường MN

3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngGDTC cho trẻ e mở trƣờng MN quận Long

3.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt độngGDTC cho giáo viên MN

Qua khảo sát thực trạng, một số giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp mới, phong phú dẫn đến việc tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Tác giả đề xuất biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC cho giáo viên MN.”

3.2.4.1 Mục tiêu biện pháp

- Nâng cao phẩm chất chính trị , đạo đức nhà giáo, trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên để từ đó đảm bảo chất lượng và hiệu quả việc tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ trong nhà trường.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, tinh thần tự học hỏi của mỗi giáo viên nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ.

3.2.4.2 Nội dung thực hiện

- Khảo sát đánh giá đúng thực tế năng lực của từng giáo viên, phân loại giáo viên cần được tập trung bồi dưỡng những nội dung cụ thể đang bị hạn chế (phương pháp tổ chức chưa linh hoạt, hình thức đơn điệu, chưa thu hút, quan tâm đến cá nhân trẻ, khả năng quan sát và đánh giá trẻ còn hạn chế...)

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các nội dung còn yếu cho các giáo viên đã được phân loại, xác định những nội dung nào cần bồi dưỡng trước, nội dung nào sau, lựa chọn hình thức bồi dưỡng phong phú:

Tổ chức kiên tập, dự giờ, thăm lớp điểm chuyên đề để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.

Lồng ghép nội dung tổ chức các hoạt động GDTC thông qua các hội thi, hội giảng, thiết kế đồ dùng, dụng cụ tập.

Liên hệ các trường điểm để giáo viên được tham quan, kiến tập về tổ chức các hoạt động GDTC.

Mời giảng viên các trường sư phạm về giảng dạy, chia sẻ và tháo gỡ cá vướng mắc, khó khăn cho giao viên trong q trình thực hiện.

Quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ chun mơn.

Xây dựng thư viện sách, cung cấp các tài liệu, sách, băng hình về giáo dục lĩnh vực GDTC cho trẻ MN, sắp xếp thời gian hợp lý để giáo viên có thời gian tự tìm hiểu và nghiên cứu.

Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC cho trẻ để kịp thời động viên, khen ngợi và kích lệ những giáo viên có tinh thần tự học hỏi, năng lực sư phạm tốt và đánh giá kết quả trên trẻ đạt theo yêu cầu của lứa tuổi và mục tiêu của lĩnh vực GDTC.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Triển khai đầy đủ các văn bản cấp trên về yêu cầu chuẩn đối với chuẩn giáo viên MN và khung năng lực vị trí việc làm, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo năm học, theo giai đoạn.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức các hoạt động GDTC cụ thể cho từng nội dung, thời gian thực hiện, hình thức thực hiện.

- Lựa chọn nội dung tập huấn cho giáo viên căn cứ trên kết quả khảo sát về năng lực, nhu cầu của giáo viên để đảm bảo các nội dung bồi dưỡng thiết thực, đúng trọng tâm mang lại hiểu quả. Những nội dung bồi dưỡng chuyên môn mũi nhọn, quan trọng triển khai thực hiện trước, các nội ít quan trọng hơn có thể bồi dưỡng sau.

- Hình thức bồi dưỡng tùy thuộc vào từng nội dung, tuy nhiên cần sắp xếp để tất cả các giáo viên có thể tham gia (chủ yếu vào dịp hè), tăng cường bồi dưỡng chuyên đề theo định kỳ để giúp giáo viên được thường xuyên cập nhập những nội dung mới. Sắp xếp giáo viên trong lớp cùng kèm cặp, giúp đỡ nhau nhất là giáo viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên mơn cịn hạn chế. Tạo điều kiện về thời gian, bố trí giáo viên hỗ trợ hợp lý hoặc có thể là một phấn kinh phí để giáo viên được tham gia các lớp học cao đẳng, đại học và sau đại học để nâng cao trình độ.

- Triển khai nội dung bồi dưỡng tại trường như sau:

Các tổ chuyên môn các khối lớp căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của trường xây dựng kế hoạch riêng của khối mình. Kế hoạch chuyên môn phải được sự góp ý và thơng qua ý kiến của các thành viên trong khối. Xác định các nội dung bồi dưỡng rõ ràng, có sự phân cơng trách nhiệm, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 buổi /tháng. Các buổi sinh hoạt có thể là thảo luận. trò chuyện, chia sẻ về những vấn đề mà giáo viên cịn thấy vướng mắc, khó khăn khi tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ. Sau khi thảo luận, mỗi tổ sẽ tổ chức thực hành cụ thể các tình huống đó trên hoạt động của cô và trẻ tại lớp. Từ các việc trao đổi về lý thuyết đến việc triển khai thực tế trên lớp sẽ giúp giáo viên học được từ đồng nghiệp, hiểu các nội dung cụ thể, rõ ràng và mang tính thuyết phục hơn.

BGH thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng các khối lớp để cùng trao đổi thơng tin, nắm bắt được tình hình thực tế để có những góp ý, trao đổi chia sẻ và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tham gia dự giờ cùng giáo viên trên cơ sở học tập trao đổi không phải là kiểm tra, đánh giá. Từ đó sẽ tạo nên khơng khí thoải mái, cởi mở giữa các giáo viên với người quản lý.

- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua các hoạt động sau:

dẫn, giảng giải những vấn đề cịn vướng mắc để cùng có sự thống nhất chung.

Giáo viên trong khối tự dự giờ chéo nhau để cùng phân tích bài dạy phù hợp với từng điều kiện của lớp, đặc điểm của trẻ, các tổ chức sao cho hợp lý.

Tổ trưởng các khối lớp dự giờ giáo viên trong khối để xây dựng những tiết học hay và nhân rộng điểm hình để các giáo viên khác tham khảo.

Giáo viên các khối lớp dự giờ của nhau để xác định những nội dung phù hợp với từng độ tuổi trẻ, ứng với mỗi độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khác nhau sẽ có những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau. Các giáo viên cùng trao đổi để học hỏi và có được những kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động riêng phù hợp với trẻ của lớp mình.

Dự giờ có sự tham gia của các chun gia hoặc các giảng viên chun mơn. Hình thức này cũng cần được nhà quản lý quan tâm bởi đây là dịp tất cả các giáo viên có cơ hội được trao đổi, tư vấn về chuyên môn cụ thể và sâu sắc nhất. Quay lại băng hình các hoạt động kiến tập để cùng xem lại, cùng phân tích kỹ hơn, sâu hơn những nội dung cần học tập để nhân rộng và những hạn chế cần rút kinh nghiệm.

Tổ chức hoặc lồng ghép chuyên đề GDTC trong hội thi, hội giảng nhằm khích lệ sự sáng tạo, sự yêu nghềcủa giáo viên. Mỗi hoạt động tham gia dự thi đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy bộ mơn, lựa chọn sáng tạo các hình thức tổ chức phù hợp, sử dụng đồ dùng, dụng cụ hiệu quả, linh hoạt trong cách giải quyết tình huống sư phạm. Sau mỗi giờ tổ chức hoạt động giáo viên đều được tham gia cùng góp ý bổ sung, chia sẻ của tổ chuyên môn. Điều này giúp giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động. Đó cũng là cơ hội để giáo viên được rèn luyện khả năng chuyên mơn của mình, tạo cho mình sự tự tin, vững vàng hơn trong giảng dạy

Tự tổ chức (hoặc phối hợp với các trường trong quận) các hội thảo theo chuyên đề có sự tham gia của các giảng viên các trường sư phạm, các chuyên viên tại Phòng GDĐT, Sở GDĐT giúp giáo viên củng cố lại các kiến thức của bộ môn, hướng dẫn giáo viên tiếp cận với những phương pháp, hình thức mới hoặc giải đáp các thắc mắc, khó khăn của giáo viên.

Cử giáo viên cốt cán tham gia lớp tập huấn của Sở hoặc Bộ giáo dục, sau đó hướng dẫn lại cho giáo viên trong trường. Trên cơ sở tiếp cận các nội dung mới, tổ

chuyên môn cùng nhau phân tích để lựa chọn những nội dung phù hợp để áp dụng với điều kiện của nhà trường, tránh sự máy móc, dập khn.

Thăm quan học hỏi kinh nghiệm của các trường điểm, các trường có ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến giúp giáo viên tiếp cận với những thay đổi trong giai đoạn hiện nay. Từ đó thúc đẩy sự tự giác học tập, sự cố gắng tự bồi dưỡng bản thân.

- Ln tạo bầu khơng khí làm việc thân thiện, cởi mở, gắn bó, nhân ái, đồn kết trong đơn vị. Thực hiện nghiêm túc rõ ràng, công khai các chế độ với giáo viên để tạo sự yên tâm công tác, tâm huyết và hết lịng vì nghề. Kịp thời khen thưởng đối với những giáo viên làm tốt, có nhiều sáng tạo, có sự tiến bộ trong giáo dục và chăm sóc trẻ. Những giáo viên có tinh thần tự học hỏi, ý thức tự bồi dưỡng hay nhận được sự đánh giá tốt của phụ huynh học, đặc biệt là sự tiến bộ của trẻ tại nhóm lớp của mình. Những tổ trưởng chun mơn có sự điều hành tốt trong khối của mình, chất lượng chun mơn của khối được nâng lên cũng phải được quan tâm và động viên khen thưởng kịp thời. Tạo được bầu khơng khí thi đua trong tồn trường là sơ sở giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao.

3.2.4.4.Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý tập hợp ý kiến của giáo viên để xách định nội dung tập huấn chuyên môn đúng trọng tâm, phù hợp với đặc điểm của trường trong các giai đoạn cụ thể.

- Dành nguồn kinh phí hợp lý, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

- Tạo mọi điều kiện về thời gian, dắp xếp cơng việc để giáo viên có thể tham gia các lớp, buổi tập huấn chuyên môn đầy đủ, đúng kế hoạch.

- Cán bộ quản lý chỉ đạo, phân công cho từng thành viên trách nhiệm, nhiệm vụ để đảm bảo việc tổ chức bồi dương chuyên mơn cho giáo viên, duy trì và phát huy các mặt mạnh của công tác chuyên môn trong nhà trường.

- Có những quy định, chế độ, quyền lợi cho giáo viên rõ ràng khi tham gia tập huấn chun mơn, có tinh thần học hỏi, có sự tiến bộ và triển khai ứng dụng tốt trong quá trình tổ chức các hoạt động GDTC trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)