Xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

2.4.4 .Thực trạng chỉ đạo hoạt độngGDTC cho trẻ em ởtrường MN

3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngGDTC cho trẻ e mở trƣờng MN quận Long

3.2.2. Xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo

mới giáo dục MN và thực tiễn nhà trường.

Các nội dung kế hoạch động GDTC của nhà trường thực hiện rất tốt, tuy nhiên có những nội dung lại thực hiện chưa tốt dẫn đến việc thực hiện chưa đồng đều, đặc biệt chưa có sự cập nhập các nội dung đổi mới. Giáo viên chưa có kỹ năng, chưa thực hiện xây dựng kế hoạch GDTC riêng của từng nhóm lớp.Vì vậy tác giả đã đề xuất biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục MN và thực tiễn nhà trường” như sau:

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch giúp CBQL có cái nhìn tổng quát về sự tham gia, phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường trong thực hiện các nội dung GDTC. Tận dụng và sử dụng hiệu quả các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện để thực hiện hoạt động GDTC có hiệu quả. Giúp giáo viên nắm chắc chương trình, cập nhập những nội dung mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Mặt khác, thông qua kế hoạch giúp nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch GDTC của nhà trường theo từng năm học, có lịch trình hoạt động cụ thể cho từng tháng.

- Xây dựng các lớp mơ hình điểm về thực hiện nội dung GDTC cho trẻ: môi trường hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDTC. Nội dung các lớp thực hiện mơ hình điểm: điểm về thiết kế bài tập và thực hiện, rèn luyện các vận động tinh cho trẻ; điểm về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; điểm về tận dụng các điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC...

- Phát động phong trào viết sáng kiến kinh ngiệm về quản lý, thực hiện nội dung GDTC trong nhà trường.

- Phát động và tổ chức hội thi giáo viên giỏi, hội thi đồ dùng dạy học tự làm để từ đó xây dựng những giáo viên nịng cốt, có những phương pháp, hình thức tổ chức mới phù hợp, tiếp cận “người học làm trung tâm”. Đồng thời xây dựng được các bài tập vận động mới, sáng tạo của giáo viên và có thể áp dụng hiệu quả tại nhà trường. Thông qua nội dung này cũng giúp nhà quản lý đánh giá khảo sát sự tiến bộ, phát triển thể lực của học sinh, sự hiệu quả của việc tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiến, dễ tìm, những phế liệu nhưng qua bàn tay khéo léo của các cô giáo đã tạo thành những đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn giúp trẻ tích cực vận động và rèn luyện thể lực.

- Tổ chức ngày hội thể thao, giao lưu các trò chơi vận động, chúng cháu vui khỏe để giúp trẻ được tham gia vận động dưới hình thức nhóm, tập thể, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, các bài vận động đã được học. Mời phụ huynh tham gia các hoạt động thể thao để tạo mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ từ phía các bậc phụ huynh, là cơ hội để nhà trường tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ tới cha mẹ học sinh hiệu quả.

- Chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc kế hoạch GDTC theo đúng lứa tuổi. Các lớp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp, thiết kế hệ thống ngân hàng nội dung hoạt động cho cả năm học, tích hợp theo các chủ đề, sự kiện. Theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời các nội dụng dạy vận động, giáo dục kỹ năng và theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đảm bảo 100% trẻ các lứa tuổi được theo dõi và đánh giá theo chỉ số phát triển lĩnh vực phát triển thể chất.

- Chỉ đạo cán bộ phụ trách nuôi dưỡng, tổ bếp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm túc xây dựng thực đơn đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các chất trong bữa ăn hàng ngày của trẻ ở trường, theo đúng quy định của Ngành. Quản lý nuôi dưỡng bằng phần mềm, đảm bảo sự chặt chẽ hiệu quả cao.

- Chỉ đạo nhân viên y tế theo dõi cân đo, khám sức khỏe cho trẻ theo đúng quy định (cân 3lần/năm, khám sức khỏe 2 lầm/năm), đảm bảo 100% trẻ được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng trên phần mềm. Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì và trẻ thấp cịi. Trẻ học tại trường cần phải được đảm bảo sức khỏe, thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ có thể lực phát triển cân đối phù hợp với độ tuổi. Đây cũng là điều kiện đầu tiên và hết sức quan trọng giúp cho trẻ có sức khỏe tốt để thưc hiện các nội dung bài tập vận động, góp phần nâng cao việc thực hiện kế hoạch GDTC trong nhà trường.

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, bộ phận trong nhà trường phối hợp thực hiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ: tạo mơi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ được thuận tiện, thoải mái. Thường xuyên quan tâm tới việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bảo đảm an toàn cho trẻ, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đến trường. Cùng tổ chuyên mơn xây dựng kế hoạch thục hiện các trị chơi dân gian nhằm rèn luyện thể lực, vận động cho trẻ.

- Tăng cường thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc thống nhất các nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, giúp trẻ được rèn luyện và thực hành các bài tập, các kỹ năng vận động.

- Phối hợp với công ty TNHH Gokids Việt Nam tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ thông qua 10 môn thể thao phối hợp.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch GDTC theo từng năm học, có lịch trình cụ thể cho từng tháng, từng tuần, theo lứa tuổi. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu nội dung và ngân hàng nội dung hoạt động phong phú theo nguyên tắc phát triển đồng tâm. Kế hoạch thể hiện đầy đủ các nội dung: chương trình, phiên chế, kế hoạch tổ chức ngày hội thể thao, chúng cháu vui khỏe, giao lưu vận động, kế hoạch kiểm tra đánh giá, khảo sát học sinh theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, theo chỉ số đánh giá trẻ. Đặc biệt kế hoạch thể hiện rõ

phân công trách nhiệm cụ thể cho người thực hiện, cá nhân phụ trách để đảm bảo kế hoạch được thực hiện theo đúng thời gian và chất lượng.

- Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của CBQL, giáo viên. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình GDTC cho trẻ, lịch trình hoạt động theo kế hoạch hàng tuần, tháng, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày hội thể thao...

- Giám sát việc theo dõi và đánh giá trẻ của giáo viên hàng ngày, hàng tháng đối với trẻ. Đặc biệt đánh giá trẻ theo chỉ số phát triển thông qua các bài tập, qua ghi chép, thông qua các hoạt động tại lớp, phối hợp với phụ huynh tại gia đình để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch và xây dựng các bài tập vận động cho trẻ phù hợp với khả năng và đặc điểm của từng trẻ.

- Tăng cường việc kiểm tra công tác nuôi dưỡng: xây dựng thực, tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thục phẩm.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Cập nhập các văn bản hướng dẫn của Ngành về tổ chức hoạt động GDTC làm cơ sỏ căn cứ xây dựng kế hoạch của nhà trường.

- Căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường, các lớp điểm xây dựng nội dung GDTC đảm bảo tính khoa học, khả thi và phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)