.9 Thực trạng thực hiện phương pháp GDTC cho trẻ ởtrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50)

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Nhóm phương pháp trực quan 20 30.8 15 23.1 18 27.7 12 18.4 2.66 2 2 Nhóm phương pháp dùng lời nói 24 36.9 26 40.0 13 20.0 2 3.1 3.10 1 3 Nhóm phương pháp thực hành 22 33.8 25 38.5 15 23.1 3 4.6 2.63 3 4 Sự phối hợp các phương pháp trong quá trình GDTC cho trẻ 14 21.5 18 27.7 12 18.5 21 32.3 2.38 4 Trung bình 20 30.8 21 32.3 14.5 22.3 14 14.6 2.69 Nhận xét:

Nhóm phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên trong tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ ở trường là phương pháp dùng lời với ̅ = 3.1 xếp bậc1/4, nhóm phương pháp trực quan được sử dụng mức khá với ̅ = 2.66 xếp bậc 2/4 và nhóm phương pháp thực hành mức ̅ = 2.63 xếp bậc 3/4. Sự phối hợp các phương pháp trong tổ chức hoạt động được đánh giá ở mức trung bình với ̅ = 2.38 xếp bậc 4/4. Như vậy, quan sát các hoạt động giáo viên tổ chức cho trẻ chủ yếu hướng dẫn trẻ bằng lời nói, việc sử dụng các đồ dùng trực quan và tăng cường sự luyện tập cho trẻ đang bị hạn chế. Đáng lưu ý là giáo viên còn lúng túng trong việc phối hợp các phương pháp với nhau trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chính điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến các

hoạt động chưa có sự lơi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú cho trẻ tham gia. Việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, linh hoạt trong giờ học là yêu cầu cần thiết cho một giờ học hiệu quả. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi giáo viên có sự đầu tư về suy nghĩ, chuẩn bị chu đáo về nội dung dạy, đồ dùng dạy... linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức. Hầu hết giáo viên đều ngại khi phải mất thời gian về suy nghĩ, chuẩn bị đồ dùng mà thay vào đó chỉ tổ chức các hoạt động theo đúng trình tự, phương pháp chính của mơn học, điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng của giờ dạy. Tuy nhiên, nếu có sự phối hợp các phương pháp linh hoạt trong tổ chức hoạt động GDTC sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Khi được hỏi về thực trạng giáo viên thực hiện các phương pháp giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ, đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chun môn nhà trường cho biết: “Giáo viên đã sử dụng các phương

pháp tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ, việc lựa chọn chủ yếu dựa trên phương pháp của bộ môn, dựa trên kinh nghiệm và khả năng của cô. Giáo viên chưa xuất phát từ nhu cầu, khả năng, tâm lý, đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nên đã không tạo được hứng thú trong hoạt động và giải quyết các nhiệm vụ cô giáo giao cho trẻ. Một số giáo viên trẻ, mới vào nghề, năng lực còn hạn chế nên sử dụng các phương pháp chưa đạt yêu cầu, chưa phát huy hết tác dụng của nó”.

2.3.2.4 Thực trạng thực hiện các hình thức GDTC cho trẻ ở trường

Lựa chọn, phối hợp các hình thức trong việc thực hiện các nội dung giáo dục nói chung và hoạt động GDTC nói riêng có tác động rất lớn đến kết quả giáo dục. Các hình thức sử dụng sẽ giúp trẻ nắm được những nội dung giáo dục nhất định và bồi dưỡng cho trẻ những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời phát triển ở trẻ năng lực hoạt động. Trên thực tế, khả năng vận dụng linh hoạt các hình thức, tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ của giáo viên đạt được ở mức độ như thế nào, qua q trình khảo sát, chúng tơi đã tổng hợp được kết quả đánh giá trong bảng sau:

Bảng 2.10: Đánh giá về thực hiện hình thức GDTC cho trẻ trong trường

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc Sl % SL % SL % SL % 1 Tiết học thể dục 27 41.5 29 44.6 5 7.7 4 6.2 3.21 2 2 Thể dục sáng 30 46.2 25 38.5 8 12.3 2 3.0 3.27 1 X

3 Thể dục chống mệt mỏi 10 15.4 18 27.7 25 38.5 12 18.4 2.40 8

4 Trò chơi vận động 25 38.5 26 40.0 11 16.9 3 4.6 3.12 3

5 Dạo chơi 23 35.4 27 41.6 10 15.4 5 7.6 3.04 4

6 Hội thể dục thể thao 14 21.5 20 30.8 23 35.4 8 12.3 2.61 7

7 Tổ chức GDTC trong thời gian tự hoạt động của trẻ 21 32.3 22 33.8 16 24.6 6 9.3 2.89 5 8 Các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ 16 24.6 24 36.9 18 27.7 7 10,8 2.75 6 Trung bình 20.7 31.9 23.9 37.3 14.5 22.3 5.9 9.1 2.91 Nhận xét:

Các hình thức tổ chức hoạt động GDTC đang được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá đồng đều ở mức độ khá, trung bình ̅= 2.91. Hình thức “Thể dục sáng” với ̅= 3.27 xếp bậc 1/8, “Tiết học thể dục” ̅= 3.21, xếp bậc 2/8, “Trò chơi vận động” với ̅= 3.12 xếp bậc 3/7 là được thực hiện thường xun hơn. Các hình thức ít được giáo viên quan tâm và không được tổ chức thường xuyên “Các hoạt động nhằm giáo dục

phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ” với ̅= 2.75 xếp bậc 6/8, “Hội thể dục thể thao” ̅= 2.61, xếp bậc 7/8 và “Thể dục chống mệt mỏi” với ̅= 2.40 xếp bậc 8/8. Qua kết quả khảo sát, giáo viên thường lựa chọn các hình thức cơ bản: thể dục sáng, tiết học thể dục, trò chơi vận động để tổ chức các nội dung GDTC. Các hình thức này thực hiện dễ dàng, có sẵn các điều kiện về phòng lớp, sân trường, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ trong phòng tập… trong khi đó hầu như giáo viên ít quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho riêng cá nhân trẻ thông quan thể dục chống mỏi mệt, thông qua bài tập rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Việc tận dụng điều kiện tự nhiên, khơng gian ngồi lớp học như: sân trường, sảnh, hiên chơi hay bãi cỏ, khu sân bãi cỏ ở gần trường.... để dạy trẻ hầu như

chưa quan tâm. Chia sẻ điều này, cơ hiệu phó phụ trách chun mơn cho biết “Giáo viên thực hiện các nội dung GDTC dưới hình thức cả lớp, nhóm trẻ là chủ yếu. Các hình thức tiếp cận cá nhân trẻ bị hạn chế do số lượng trẻ trên lớp cịn đơng, việc tận dụng thời gian và các hoạt động khác để rèn kỹ năng cho trẻ chưa được chú ý đến nên chưa đạt hiệu quả”. Cô giáo lớp 5-6 cũng trao đổi “ Việc đưa trẻ ra ngoài sân trường hoặc các sảnh để học hầu như chúng tôi chưa tổ chức bởi trẻ nhỏ rất hiếu động, khi ra ngồi giáo viên sẽ khó bao quát, trẻ dễ bị thu hút bởi các yếu tố xung quanh nên thường không tập trung, mặt khác phụ huynh cũng khơng thích con mình chạy nhảy nhiều dễ bị ngã hoặc trẻ dễ bị ốm khi phải thay đổi mơi trường học ở ngồi trời”.

Như vậy, việc lựa chọn các hình thức khác nhau để tổ chức các hoạt động GDTC chưa phong phú, giáo viên lựa chọn các hình thức đơn giản, dễ thực hiện mà chưa quan tâm tới việc thay đổi các hình thức khác nhau để tổ chức các hoạt động GDTC phong phú hơn như: ngày hổi thể dục thể thao, dạo chơi. Đặc biệt các hình thức dạy tiếp cập tới cá nhân trẻ thì hầu như chưa được thực hiện như: thể dục chống mỏi mệt, các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Đây cũng là cơ sở để nhà quản lý quan tâm và đưa ra các biện pháp phù hợp.

2.3.2.5 Thực trạng nguồn nhân lực, điều kiện cho việc GDTC cho trẻ ở trường

Bảng 2.11 : Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, điều kiện cho việc GDTC

cho trẻ ở trường T T Các nguồn lực Tốt Khá TB Yếu Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

1 Các cấp quản lý quan tâm, tạo điều kiện trong việc thực hiện các nội dung GDTC trong nhà trường 24 36.9 15 23.1 17 26.2 9 13.8 2.83 3 2 Cán bộ quản lý trong nhận thức về tổ chức hoạt động GDTC trong trường MN 28 43.1 12 18.5 21 32.3 4 6.1 2.98 4

3 Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên

27 41.5 25 38.5 10 15.4 3 4.6 3.16 1

4 Cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động GDTC

26 40.0 20 30.8 12 18.5 7 10.7 3.0 2

5 Phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện phát triển thể chất cho trẻ

12 18.5 10 15.4 30 46.2 13 19.9 2.32 6

6 Chế độ khen thưởng, động viên giáo viên

10 15.4 11 17.0 28 43.1 16 24,5 2.23 7

7 Phối kết hợp tổ chức y tế trong việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho trẻ

25 38.5 8 12.3 20 30.8 12 18.4 2.70 5

Trung bình 21.7 33.4 14.4 20.6 19.7 30.4 9.1 14.0 2.74

Nhận xét:

Đánh giá về thực trạng nguồn lực, điều kiện cho việc thực hiện GDTC cho trẻ là khá tốt, thể hiện điểm trung bình ̅= 2.74 (min=1, max=4).

“Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên” đạt mức tốt với X=3.16 xếp bậc 1/7, “ Cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động GDTC” với ̅= 3.0 xếp bậc 2/7, “Các

cấp quản lý quan tâm, tạo điều kiện trong việc thực hiện các nội dung GDTC trong nhà trường” với ̅= 2.83, xếp bẫn 3/7. Các nội dung đánh giá mức thấp hơn “Phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện phát triển thể chất cho trẻ” với ̅= 2.32, xếp

bậc 6/7 và “Chế độ khen thưởng, động viên giáo viên” với ̅= 2.23 xếp bậc 7/7.

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn tốt, có kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm trong tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ là khá tốt ( 100% giáo viên đạt chuẩn, 68% đạt trên chuẩn). Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC đầy đủ: phịng nhóm, phịng thể chất, sân trường…., đáp ứng được các yêu cầu cho giáo viên thực hiện GDTC cho trẻ. Mặt khác, ban giám hiệu nhà trường cũng đã quan tâm tới việc bổ sung, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập cho trẻ hàng năm, cải tạo phịng tập, sân trường để tạo khơng gian cho việc tổ chức các hoạt động GDTC.

Nội dung giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển thể chất cho trẻ đánh giá mức trung bình, điều đó được một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi chia sẻ

“Việc trao đổi với phụ huynh thường rất ngắn gọn trong giờ đón và trả trẻ, nhiều phụ huynh lại không trực tiếp đưa con đi học, thường nhờ ơng bà hoặc người giúp việc nên càng khó khăn hơn khi gặp được phụ huynh trẻ. Bảng tuyên truyền các nội dung giáo dục trẻ cũng ít được phụ huynh quan tâm. Vì vậy, sự phối hợp giữa giáo viên lớp và phụ huynh còn nhiều hạn chế”

Trao đổi với cô hiệu trưởng tìm hiểu về khen thưởng, động viên đối với giáo viên khi thực hiện nội dung GDTC trong nhà trường “Chúng tơi có phần đánh giá giáo

viên hàng tháng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trên tất cả các mặt hoạt động, đúng là chưa có chế độ khen thưởng riêng cho giáo viên về việc thực hiện nội dung GDTC, do vậy phần nào đã hạn chế sự tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trong lĩnh vực này”.

Như vậy có thể thấy, mặc dù chun mơn giáo viên tốt, được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối, song chất lượng tổ chức các hoạt động GDTC vẫn cịn hạn chế bởi chưa có sự động viên, khuyến khích kịp thời đối với những giáo viên có tâm huyết, quan tâm tới việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ. Vì vậy đây cũng là cơ sở để đề xuất biện pháp thúc đẩy hơn nữa ý thức và trách nhiệm của giáo viên.

2.3.2.6. Đánh giá tổng hợp mức độ thực hiện GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường MN

Bảng 2.12: Tổng hợp mức độ thực hiện GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt ̅ Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Mục tiêu GDTC 14.3 22,8 27.7 42.6 19 29.0 5.2 6.3 2.86 2 2 Nội dung GDTC 12.2 23.3 28.2 49.8 17.3 28.3 4.3 6.6 2.82 3 3 Hình thức GDTC 20.75 31.9 23.9 37.3 14.5 22.3 5.9 9.1 2.91 1 4 Phương pháp GDTC 20 30.8 21 32.3 14.5 22.3 14 14.6 2.69 5 5 Nguồn nhân lực, điều

kiện cho GDTC

21.7 33.4 14.4 20.6 19.7 30.4 9.1 14.0 2.74 4

Trung bình 17.8 28.4 23 36.5 17 26.5 7.7 10.1 2.8

Có thể thấy tổng quan đánh giá tổ chức hoạt động GDTC trong trường MN Hoa Sữa: a) Mức độ thực hiện GDTC cho trẻ em ở trường MN đặt mức độ khá tốt; b) Mức độ thực hiện các nội dung được đánh giá không đồng đều nhau. Đánh giá về việc thực hiện theo thứ bậc: 1 hình thức GDTC, 2- Mức độ thực hiện mục tiêu GDTC, 3- Thực hiện nội dung GDTC, 4-Thực trạng nguồn nhân lực, điều kiện tổ chức hoạt động GDTC, 5-Thực hiện phương pháp GDTC.

Biểu đồ 2.2: Thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường MN

2.3.3. Kết quả hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Bảng 2.13: Đánh giá về tình trạng sức khỏe của trẻ mẫu giáo trong trường MN

Nội dung Tháng 4/ 2015 745 trẻ Tháng 4/ 2016 760 trẻ Tháng 4/ 2017 785 trẻ SL % SL % SL % Cân nặng Kênh bình th-ờng 723 97.1 746 98.2 776 98.9 Kªnh suy dinh d-ìng 10 1.3 7 0.9 5 0.6

Kênh thừa cân,béo phì 12 1.6 6 0.8 4 0.5

Chiều nặng Kênh bình thường 731 98,2 750 98.7 776 98.9 2.55 2.60 2.65 2.70 2.75 2.80 2.85 2.90 2.95

Mục tiêu Nội dung Hình thức Phương pháp Nguồn lực 2.86 2.82 2.91 2.69 2.74

Kênh thấp còi 14 1.8 10 1.3 9 1.1

Số trẻ tăng cân 730 98.0 749 98.6 774 98.7

Số trẻ đứng cân 8 1.1 5 0.6 4 0.5

Số trẻ giảm cân 7 0.9 6 0.8 7 0.8

Nhận xét:

Theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường đã được cán bộ và giáo viên, nhân viên quan tâm. Thực hiện tổ chức cân đo và khám sức khỏe theo đúng quy định (cân 3 lần/năm, khám sức khỏe 2 lần/ năm), nhân viên y tế theo dõi cân nặng và sức khỏe của trẻ thông qua sổ khám sức khỏe và chấm biểu đồ tăng trưởng. Qua bảng tổng hợp cho thấy số lượng trẻ ở cân bình thường hàng năm tăng, giảm số trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì xuống. Về chiều cao, trẻ có chiều cao đạt theo lứa tuổi có tỷ lệ cao, trẻ thấp còi cũng dần giảm.

Nhà trường đã quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và các nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: đảm bảo chế độ ăn cho trẻ theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng. Tăng cường cho trẻ vận động để có cơ thể phát triển bình thường, cân đối.

Tuy nhiên số trẻ thấp cịi, trẻ thừa cân béo phì ở các năm vẫn cịn, điều này cho thấy nhà trưỡng vẫn chưa có sự quyết tâm cao trong việc giảm hẳn hoặc khơng có trẻ thấp cịi, thừa cân béo phì. Việc phối hợp giữa đảm bảo sức khỏe, vận động để giúp cho cơ thể trẻ được phát triển cân đối hài hòa là mục tiêu mà nhà trường cần nghiên cứu, xây dựng để những năm học tiếp theo phấn đấu đạt 100% các chỉ số về cân nặng và chiều cao cho trẻ khi học tại trường.

2.3.4. Thực trạng thuận lợi và khó khăn trong cơng tác GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.3.4.1. Thuận lợi trong công tác GDTC cho trẻ em

Được sự hướng dẫn thực hiện “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường MN, giai đoạn 2013 - 2016” do Bộ GDĐT (công văn số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50)