Tăng cường khả năng nhận thức thế giới xung quanh cho trẻ 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 44)

7 Góp phần giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động cho trẻ 30 46,2

8 Hình thành các kĩ năng kĩ xảo vận động 63 97%

Nhận xét:

Cán bộ quản lý, giáo viên trong trường MN Hoa Sữa nhận thức tầm quan trọng của hoạt động GDTC cho trẻ có sự đánh giá các mặt là tương đối đồng đều, cụ thể về các biểu hiện quan trọng của GDTC cho trẻ: Góp phần thúc đẩy sự hồn thiện về cấu trúc, chức năng cơ thể (98,5% ý kiến đánh giá là rất quan trọng); hình thành các kỹ

93.80 6.20 - - - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

Rất quan trọng Quan trọng Tương đối quan

năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực (97% ý kiến đánh giá là rất quan trọng). Trẻ được rèn luyện, nâng cao sức đề kháng (93,8% ý kiến là rất quan trọng), góp phần giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động(46,2% ý kiến đánh giá rất quan trọng), hình thành các thói quen vệ sinh (35,4% ý kiến đánh giá mức rất quan trọng). Giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, rèn luyện các thói quen vệ sinh thơng qua hoạt động GDTC (45% ý kiến cho rằng rất quan trọng)

Qua phân tích có thể thấy cán bộ quản lý và giáo viên trong trường đã nắm khá tốt các nội dung GDTC cho trẻ MN. Tham khảo ý kiến của cô giáo phụ trách lớp trẻ 5- 6 tuổi được biết “Nội dung GDTC rất quan trọng cho việc phát triển tố chất thể lực, rèn luyện sức đề kháng, hồn thiện cơ thể về mặt thể chất. Cịn việc hình thành các thói quen vệ sinh, góp phần giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động cho trẻ thì khơng mấy quan trọng bởi đó là mục tiêu của các lĩnh vực khác. Đối với nhận thức thế giới xung quanh đó là hoạt động khám phá nên khơng liên quan đến GDTC”.

Đánh giá của CBQL đã nhận thức rất đúng tầm quan trọng của hoạt động GDTC đối với việc giáo dục toàn diện cho trẻ, giáo viên thì cịn xem nhẹ tầm quan trọng của một số mặt. Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp quản lý ở chương 3.

2.3.2. Thực trạng hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Long Biên, thành phố Hà Nội

2.3.2.1 Thực trạng thực hiện các mục tiêu giáo dục hoạt động GDTC cho trẻ

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các mục tiêu giáo dục của hoạt động GDTC cho trẻ

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

16 24.6 25 38.5 20 30.8 5 7.7 2.80 2 2 Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. 19 29.2 33 50.8 11 16.9 0 0 3.03 1 X

3 Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

18 27.7 20 30.8 29 44.6 8 3.1 2.70 3

4 Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

5 7.8 22 33.8 24 36.9 14 21. 5

2.27 6

5 Giúp trẻ có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.

21 32.3 31 47.7 14 20.0 0 0 2.69 4

6 Hình thành một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân

10 15.3 35 53.8 16 24.6 4 6.3 2.63 5

Trung bình 14.3 22.8 27.7 42.6 19 29.0 5.2 6.3 2.86

Nhận xét:

Về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục của hoạt động GDTC tại trường MN Hoa Sữa được đánh giá mức khá với ̅ = 2.86 (min = 1, max = 4). Các mục tiêu được đánh giá ở mức không đồng đều nhau, cụ thể:

Mục tiêu “Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư

thế” thực hiện mức tốt hơn với ̅ = 3.03, xếp bậc 1/6; “Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ

mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi” với ̅ = 2.80, xếp

bậc 2/6; các mục tiêu được đánh giá thực hiện chưa tốt: “Hình thành một số thói quen,

kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an tồn của bản thân” với

̅ = 2.63, xếp bậc 5/6; “Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi

tay” với ̅ = 2.27, xếp bậc 6/6.

Các mục tiêu rèn luyện các vận động cơ bản, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ được giáo viên và nhà quản lý đánh giá thực hiện khá tốt. Giáo viên thực hiện đúng

chương trình GDTC trong kế hoạch xây dựng, tổ chức đầy đủ các hoạt động theo lịch tuần, tháng, năm và đã có sự lồng ghép trong các nội dung khác. Các hoạt động rèn kỹ năng vận động thô dường như được giáo viên tổ chức thường xuyên hơn, có thể do hoạt động dễ triển khai với nhóm đơng trẻ, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần nên sẽ không mất nhiều thời gian, chuẩn bị đồ dùng hoặc đổi mới các hình thức sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, các hoạt động rèn kỹ năng vận động tinh của các cơ ngón tay, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay chưa được thực hiện tốt, thường xuyên. Trao đổi với cô giáo phụ trách lớp bé 3-4 tuổi chia sẻ “ Hướng dẫn các vận động tinh cho trẻ mất khá nhiều

thời gian do phải hướng dẫn đối với từng cá nhân trẻ, chuẩn bị đồ dùng nhiều, giáo viên phải luôn bên cạnh để hướng dẫn giúp trẻ, trong khi đó chúng tơi khơng có nhiều thời gian, số trẻ trên lớp đơng nên rất khó thực hiện và bị hạn chế nhiều khi thực hiện các nội dung này”.

Việc cân đo theo dõi sức khỏe cho trẻ được thực hiện theo kế hoạch (cân 4lần/năm, đo 2 lần/ năm và khám sức khỏe 2 lần/năm) do vậy giáo viên có thể theo dõi được những trẻ phát triển bình thường và trẻ suy sinh dưỡng, thấp cịi, thừa cân.

Tuy nhiên, mục tiêu nhằm hình thành các thói quen, kĩ năng trong ăn uống cho trẻ đang bị hạn chế. Có thể do số trẻ/lớp tương đối đông, giáo viên quan tâm tới việc cho trẻ ăn đủ, ăn hết xuất mà quên mất việc giáo dục những hành vi trong ăn uống cho trẻ.

Giáo dục các thói quen, các hành vi văn hóa trong ăn uống, giúp trẻ có những hiểu biết về lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể, ăn uống vệ sinh, giữ gì sức khỏe là những mục tiêu rất cần đối với trẻ MN nhưng đang bị xem nhẹ. Mặt khác, sự phát triển khéo léo của đơi bàn giúp trẻ có khả năng thực hiện tốt các hoạt động khác chưa được giáo viên quan tâm. Vì vậy, cần có biện pháp giúp giáo viên và nhà quản lý theo dõi và tổ chức tốt mục tiêu phát triển thể chất này cho trẻ.

2.3.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động GDTC cho trẻ ở trường

Nội dung hoạt động GDTC được xây dựng trên chương trình GDMN, căn cứ vào mục tiêu, kết quả mong đợi của từng lứa tuổi trong chương trình để giáo viên lựa chọn, sắp xếp các hoạt động cho phù hợp với kế hoạch của nhóm lớp mình.

Nội dung được thu thập, lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ; nội dung của hoạt động GDTC được thống nhất với các hoạt động khác trong trường; nội dung

được lựa chọn từ chính mong muốn, hiểu biết, hứng thú của trẻ; nội dung phù hợp với thực tế của trường, lớp. Qua khảo sát, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá về thực hiện nội dung GDTC cho trẻ trong trường

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 21 32.3 33 50.8 11 16.9 0 0 3.15 1 2 Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động 20 30.7 31 47.8 14 21.5 0 0 3.09 2 3 Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ 10 15.4 20 30.8 27 48.2 8 15. 6 2.49 5 4 Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

15 23.1 25 38.5 20 30.8 5 7.6 2.76 4

5 Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

7 10.8 25 38.5 24 37.0 9 13. 7 2.44 6 6 Giữ gìn sức khỏe và an toàn 18 27.7 35 53.8 8 15.6 4 2.9 3.03 3 Trung bình 12.2 23.3 28.2 49.8 17.3 28.3 4.3 6.6 2.82 Nhận xét:

Mức độ thực hiện nội dung GDTC cho trẻ em trong trường được cán bộ quản

lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá thực hiện ở mức khá, thể hiện điểm trung bình khá ̅ = 2.82 (min= 1, max= 4). Các nội dung hoạt động GDTC đã được nêu rất cụ thể trong chương trình GDMN, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các nội dung vẫn chưa được quan tâm và triển khai tốt, thể hiện ở các mức độ khác nhau: Nội dung

“Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp” được thực hiện mức tốt hơn cả

( ̅= 3.15 xếp bậc 1/6); “Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố

chất trong vận động’ với ̅= 3.09 xếp bậc 2/6. Nội dung này được thực hiện thường xuyên trong bài tập thể dục sáng, bài tập phát triển chung của hoạt động học ở tất cả các lứa tuổi nên được giá là đã thực hiện khá tốt. Các nội dung chỉ được đánh giá ở mức trung bình: “Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng

một số đồ dùng, dụng cụ” với ̅= 2.49, xếp bậc 5/6 và “Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt” với ̅= 2.44 xếp bậc 6/6. Giáo viên hiện tại vẫn đang quan tâm và chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển các vận động thô cho trẻ thơng qua bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung bài tập vận động cơ bản, trò chơi vận động. Các nội dung hình thành rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thông qua các hoạt động tinh: luyện tập cơ các ngón tay, bàn tay chưa được chú ý tới nhiều. Trẻ chưa được hình thành, luyện tập các thói quen tự phục vụ, văn hóa trong ăn uống thường xuyên do vậy nội dung này được đánh giá là thấp nhất. Qua trao đổi với cô giáo phụ trách lới trẻ 4-5 tuổi cho rằng “Các vận động tinh của trẻ sẽ tự được hình thành và rèn

luyện trong khi trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày: bê ghế, cầm bát, thìa, lấy đồ chơi…. Trẻ tự làm một số việc hàng ngày cần được bố mẹ hướng dẫn và thực hành nhiều hơn tại gia đình”.

Qua quan sát trẻ một ngày ở trường có thể thấy trẻ được tham gia các giờ học về GDTC là khá tốt, trẻ được rèn luyện thông qua các bài tập vận động cơ bản theo đúng quy định. Tuy nhiên những hoạt động tinh giáo viên chưa chú ý hướng dẫn trẻ thực hiện đúng, hầu hết khơng có bài tập nào bổ trợ để phát triển vận động đó. Nhiều trẻ cịn lóng ngóng, vụng về hoặc cịn ngại khơng chủ động làm một số công việc tự phục vụ, trẻ quen được cô giáo giúp đỡ, nhắc nhở, hoặc được các bạn khác giúp nên trẻ chưa có trách nhiệm, chủ động và chưa thực sự hứng thú với các công việc tự phục vụ.

Như vậy qua phân tích số liệu điều tra, quan sát và phỏng vấn cho thấy các nội dung chương trình hoạt động GDTC được thực hiện chưa đồng đều, có nội dung thực hiện tốt, có nội dung chưa được quan tâm, vì vậy đây cũng là cơ sở để xem xét và có biện pháp thích hợp.

2.3.2.3 Thực trạng thực hiện phương pháp GDTC cho trẻ ở trường

cũng chính là các phương pháp sư phạm nhưng mang đặc điểm của lĩnh vực GDTC. Mỗi một phương pháp có những mặt ưu điểm, nó có sự tác động tốt nhất tới trẻ về một mặt phát triển nào đó. Do vậy, việc giáo viên lựa chọn, sử dụng, phối hợp các phương pháp trong quá trình giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp trẻ nắm vững kiến thức và hình thành các kỹ năng kỹ xảo tốt.

Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp GDTC trong nhà trường được thể thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện phương pháp GDTC cho trẻ ở trường

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Nhóm phương pháp trực quan 20 30.8 15 23.1 18 27.7 12 18.4 2.66 2 2 Nhóm phương pháp dùng lời nói 24 36.9 26 40.0 13 20.0 2 3.1 3.10 1 3 Nhóm phương pháp thực hành 22 33.8 25 38.5 15 23.1 3 4.6 2.63 3 4 Sự phối hợp các phương pháp trong quá trình GDTC cho trẻ 14 21.5 18 27.7 12 18.5 21 32.3 2.38 4 Trung bình 20 30.8 21 32.3 14.5 22.3 14 14.6 2.69 Nhận xét:

Nhóm phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên trong tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ ở trường là phương pháp dùng lời với ̅ = 3.1 xếp bậc1/4, nhóm phương pháp trực quan được sử dụng mức khá với ̅ = 2.66 xếp bậc 2/4 và nhóm phương pháp thực hành mức ̅ = 2.63 xếp bậc 3/4. Sự phối hợp các phương pháp trong tổ chức hoạt động được đánh giá ở mức trung bình với ̅ = 2.38 xếp bậc 4/4. Như vậy, quan sát các hoạt động giáo viên tổ chức cho trẻ chủ yếu hướng dẫn trẻ bằng lời nói, việc sử dụng các đồ dùng trực quan và tăng cường sự luyện tập cho trẻ đang bị hạn chế. Đáng lưu ý là giáo viên còn lúng túng trong việc phối hợp các phương pháp với nhau trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chính điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến các

hoạt động chưa có sự lơi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú cho trẻ tham gia. Việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, linh hoạt trong giờ học là yêu cầu cần thiết cho một giờ học hiệu quả. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi giáo viên có sự đầu tư về suy nghĩ, chuẩn bị chu đáo về nội dung dạy, đồ dùng dạy... linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức. Hầu hết giáo viên đều ngại khi phải mất thời gian về suy nghĩ, chuẩn bị đồ dùng mà thay vào đó chỉ tổ chức các hoạt động theo đúng trình tự, phương pháp chính của mơn học, điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng của giờ dạy. Tuy nhiên, nếu có sự phối hợp các phương pháp linh hoạt trong tổ chức hoạt động GDTC sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Khi được hỏi về thực trạng giáo viên thực hiện các phương pháp giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ, đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn nhà trường cho biết: “Giáo viên đã sử dụng các phương

pháp tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ, việc lựa chọn chủ yếu dựa trên phương pháp của bộ môn, dựa trên kinh nghiệm và khả năng của cô. Giáo viên chưa xuất phát từ nhu cầu, khả năng, tâm lý, đặc điểm phát triển thể chất của trẻ nên đã không tạo được hứng thú trong hoạt động và giải quyết các nhiệm vụ cô giáo giao cho trẻ. Một số giáo viên trẻ, mới vào nghề, năng lực còn hạn chế nên sử dụng các phương pháp chưa đạt yêu cầu, chưa phát huy hết tác dụng của nó”.

2.3.2.4 Thực trạng thực hiện các hình thức GDTC cho trẻ ở trường

Lựa chọn, phối hợp các hình thức trong việc thực hiện các nội dung giáo dục nói chung và hoạt động GDTC nói riêng có tác động rất lớn đến kết quả giáo dục. Các hình thức sử dụng sẽ giúp trẻ nắm được những nội dung giáo dục nhất định và bồi dưỡng cho trẻ những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời phát triển ở trẻ năng lực hoạt động. Trên thực tế, khả năng vận dụng linh hoạt các hình thức, tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 44)