1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trong công tác quản lý giáo dục cho trẻ em ở trường MN cho trẻ em ở trường MN
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
- Phân cơng, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà truường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động GDTC trong trường MN
1.5.2.1. Lập kế hoạch hoạt động GDTC trong trường MN
Lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra các cách (con đường) huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường một cách có hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu phát triển nhà trường.
Lập kế hoạch GDTC cho trẻ em là hoạt động tìm ra các cách (con đường) để huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường một cách có hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ em.
Trước khi xây dựng kế hoạch cần phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động GDTC cho trẻ em trong nhà trường. Những nội dung đã triển khai và thực hiện tốt, các nội dung cịn gặp khó khăn, hạn chế chưa thực hiện được. Trên cơ sở đó xác định, hình thành các mục tiêu, phương hướng cho kế hoạch.
Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng trong quản lý, kế hoạch nhằm xác định mục tiêu, mục đích cần tiến tới của nhà trường, lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện tối ưu nhất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu, mục đích đã đề ra, đồng thời làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung và kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTC trong trường MN gồm các nội dung: - Xác định mục tiêu, nội dung của GDTC cho trẻ em trong nhà trường. Mục tiêu kế hoạch được xây dựng dựa trên cách thu thập thông tin hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên; phân tích những điều kiện thuận lợi, hạn chế của nhà trường; chương trình tổ chức hoạt động GDTC theo qui định; kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC của giáo viên; số lượng trẻ từng độ tuổi, đặc điểm, phát triển tâm sinh lý trẻ; các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện, điều kiện về tài chính để đầu tư…
Đánh giá các điều kiện hiện tại của nhà trường đã có để xác định các nội dung, thời gian thực hiện cụ thể trong kế hoạch. Nội dung phải đảm bảo (tính chắc chắn, có cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu. Quyết định các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
- Xây dựng các phương án, biện pháp thực hiện mang tính khả thi, hiệu quả. - Xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC trẻ em ngắn hạn theo năm đề ra các chương trình hành động cụ thể, kế hoạch hành động theo tháng, tuần nhằm xác định các hoạt động cụ thể, lịch trình thời gian cụ thể, nguồn ngân sách, nguồn lực cần thiết
và các thức tổ chức triển khai: người thực hiện, người chịu trách nhiệm kiếm tra, đánh giá hoạt động GDTC trong nhà trường.
- Nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ đóng vị trí quan trọng, là người trực tiếp thực hiện hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch. Do vậy, xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về hoạt động GDTC cho trẻ em do Trường, Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức nhằm bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu nội dung kế hoạch GDTC đã xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động GDTC trong nhà trường: đầu tư cơ sở vật chất, phòng tập, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện….
1.5.2.2. Tổ chức bộ máy nhân sự GDTC cho trẻ em
Tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp các nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm thực hiện hóa các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
Tổ chức bộ máy nhân sự GDTC cho trẻ em là quá trình hiệu trưởng tiếp nhận và sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch GDTC của nhà trường.
- Xác định các bộ phận trong trường tham gia vào hoạt động GDTC: ban giám hiệu, tổ chun mơn, tổ văn phịng, y tế.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nội dung GDTC của nhà trường theo kế hoạch đã được xây dựng:
Ban giám hiệu phụ trách theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDTC cho trẻ của tổ chuyên môn và giáo viên.
Các tổ trưởng chuyên môn, tổ nuôi dưỡng, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Nhà trường về tổ chức hoạt động GDTC. Mỗi tổ sẽ có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện theo kế hoạch và yêu cầu của hiệu trưởng.
Phân công cán bộ giáo viên, nhân viên phù hợp với từng vị trí cơng việc, có khả năng bao quát, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tốt, tâm huyết với cơng tác phát triển thể chất cho trẻ để làm lớp điểm chuyên đề.
Sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, tài chính… phù hợp theo điều kiện của nhà trường trong việc thực hiện GDTC cho trẻ.
Xây dựng và thực hiện tốt các quy chế phối hợp trong nhà trường: giữa các khối lớp, các đồn thể, giữa các tổ nhóm chun mơn nhằm tập trung sức mạnh, lợi thế của mỗi bên nhằm mục đích thực hiện có chất lượng cơng tác tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ.
Khai thác tiềm năng, tiềm lực của các khối nhóm lớp và cá nhân giáo viên thơng qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, mời chuyên gia nói chuyện, tập huấn hướng dẫn tổ chức hoạt động GDTC, giao nhiệm vụ cho các khối nhóm lớp, các cá nhân thơng qua đó những tiềm năng của các cá nhân được bộc lộ và phát huy.
- Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu kế hoạch GDTC của nhà trường, do vậy cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho giáo viên theo đúng kế hoạch.
- Phối hợp các tổ chức bên ngoài trường: các cơ sở y tế, ban phụ huynh học sinh, các công ty, các nhà cung cấp dinh dưỡng nhằm theo dõi sức khỏe cho trẻ, tham gia các hoạt động GDTC trong nhà trường để cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp thực hiện nội dung GDTC đạt hiệu quả.
1.5.2.3. Chỉ đạo hoạt động GDTC trong trường MN
Chỉ đạo là quá trình tác động đến thái độ, hành vi của các thành viên trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của kế hoạch.
Chỉ đạo hoạt động GDTC trong nhà trường là quá trình hiệu trưởng tác động đến thái độ, hành vi của các tổ chức, thành viên trong nhà trường làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu kế hoạch GDTC của nhà trường.
- Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động GDTC cho trẻ theo từng lứa tuổi. - Hiệu trưởng ra các quyết định phân công các tổ chức, thành viên xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động lĩnh vực phát triển thể chất, kế hoạch tháng, kế hoạch ngày cho hoạt động GDTC.
- Tổ chức các thực hiện các nội dung của hoạt động GDTC cho trẻ: thông qua các hoạt động của trẻ một ngày ở trường: thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động vui chơi ngoài trời, phòng hoạt động GDTC, hoạt động chiều, tổ chức giao lưu các trò chơi, ngày lễ hội…
- Thay đổi, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động GDTC phong phú, tạo sự hấp dẫn và thu hút trẻ tham gia: hình thức cả lớp đồng loạt, lần lượt, tập theo nhóm, cá nhân, giao lưu, dạo chơi, hội thi…
- Tiến hành theo dõi, giám sát tiến trình cơng việc, xem xét mức độ thực hiện công việc được giao ở mức độ nào, từ đó điều chỉnh, sửa chữa, can thiệp khi cần thiết.
- Ban giám hiệu, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường cần có các biện pháp kích thích động viên cán bộ giáo viên, nhân viên kịp thời trong quá trình thực hiện công việc. Tuyên dương khen thưởng cán bộ giáo viên, nhân viên trong các cuộc họp Hội đồng trường, họp phụ huynh học sinh, các buổi sơ kết, tổng kết. Đó là những biện pháp động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường giúp cho họ thêm yêu cơng việc, tích cực, hăng say hơn nữa trong khi thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ.
1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC trong trường MN
Kiểm tra, đánh giá là những hoạt động của chủ thể quản lí nhằm đánh giá,điều chỉnh đảm bảo cho các hoạt động đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC là những hoạt động của hiệu trưởng nhằm đánh giá, điều chỉnh đảm bảo cho các hoạt động GDTC đạt được mục tiêu đề ra.
- Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ trong trường: Đánh giá hình thái cơ thể: thể hiện sự phát triển bình thường, cân đối cơ thể trẻ; kỹ năng vận động: thể hiện tốt các vận động cơ bản, khả năng phối hợp các vận động; các tố chất thể lực: sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt; năng lực thích nghi với hồn cảnh bên ngồi: thích ứng của cơ thể với các yếu tố bên ngoài, thay đổi thời tiết đột ngột, sức đề kháng của cơ thể.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ thông qua các hoạt động của trẻ ở trường: thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động tại phòng GDTC, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, dạo chơi, tham quan, tổ chức các ngày lễ hội, thể dục thể thao…
- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động GDTC cho trẻ trong trường: phối hợp giữa giáo viên trong nhóm lớp trong thực hiện kế hoạch GDTC của nhóm lớp mình; giáo viên với nhân viên ni dưỡng đảm bảo chế độ ăn uống, giáo viên với nhân viên y tế trong việc theo dõi sức khỏe trẻ trẻ; phối hợp với phụ huynh
trong rèn luyện các kỹ năng, thói quen vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi; với các công ty phối hợp tổ chức các môn thể thao nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ…
- Nội dung quan trọng trong quá trình kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch GDTC, nhà quản lý, giáo viên, các lực lượng phối hợp phát hiện các sai sót, những hạn chế để đưa ra những điều chỉnh kịp thời phù hợp với đặc điểm của trẻ, với điều kiện thực tế nhằm giúp đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Thông qua kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDTC cho trẻ của cán bộ giáo viên làm cơ sở để đánh giá thi đua tháng, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đánh giá công chức hàng năm.