.Thực trạng lập kế hoạch hoạt độngGDTC cho trẻ em ởtrường MN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 61)

Bảng 2.15: Đánh giá thực trạng lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục GDTC cho

trẻ em trong trường MN. T T Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Xác định mục tiêu, nội dung của GDTC cho trẻ em để lập kế hoạch 25 38.5 23 35.4 13 20.0 4 6.1 3.06 2 2 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN 24 36.9 11 16.9 22 33.8 8 12.4 2.78 5 3 Xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, năm về hoạt động GDTC cho trẻ em . 14 21.5 16 24.6 23 35.4 12 18.5 2.49 6 3.65 3.70 3.75 3.80 3.85 3.90 3.95 Lập kế hoạch

Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra

đánh giá các điều Quản lý kiện 3.95 3.80 3.81 3.92 3.78 X

4 Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp tập huấn về hoạt động GDTC cho trẻ em do Trường, Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức. 26 40.0 14 21.5 20 30.8 5 7.7 2.93 3 5 Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch GDTC 26 40.0 25 38,5 9 13.8 5 7.7 3.10 1 6 Xây dựng kế hoạch phối hợp lực lượng giáo dục trong và ngoài trường MN đối với hoạt động GDTC cho trẻ em 21 32.3 22 33.8 17 26.2 5 7.7 3.90 4 7 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, chi hoạt động GDTC cho trẻ em. 10 15.4 21 32.3 20 30.8 14 21.5 2.41 7 Trung bình 20.9 30.1 18.9 33.8 17.7 27.3 1.6 11.6 2.95 Nhận xét:

Mức độ thực hiện lập kế hoạch GDTC cho trẻ em trong trường được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt, thể hiện

điểm trung bình ̅ = 2,95 (min = 1, max = 4). Tuy nhiên, các nội dung của lập kế hoạch GDTC được đánh giá là thực hiện không đồng đều nhau, có nội dung được đánh giá thực hiện tốt hơn và có nội dung đánh giá thực hiện yếu hơn. Cụ thể: “Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch GDTC” với ̅ = 3,9 xếp bậc 1/7; “Xác định mục tiêu,

nội dung của GDTC cho trẻ em để lập kế hoạch” với ̅ = 3,06 xếp bậc 2/7. Các nội

hoạt động GDTC cho trẻ em” với ̅ = 2,49 xếp bậc 6/7; “Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, chi hoạt động GDTC cho trẻ em” với ̅ = 2,41 xếp bậc 7/7.

Nội dung các biện pháp thực hiện trong kế hoạch GDTC được xác định rất tốt. Bởi đây là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục trẻ tại trường, hơn nữa được sự hướng dẫn và chỉ đạo rất cụ thể của cấp trên đối với hoạt động này. Hiệu trưởng đã đánh giá được thực trạng hiện có của nhà trường về mọi mặt để đưa ra các biện pháp xác thực, giúp cho việc quản lý và thực hiện được rõ ràng, cụ thể. Nhà trường đã xác định mục tiêu, nội dung của GDTC cho trẻ là trương đối tốt. Ngoài những mục tiêu, nội dung trong chương trình GDMN, nhà trường cũng đã quan tâm đến việc xây dựng phần bổ sung nâng cao hơn so với chương trình GDMN nhằm phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường cũng như của xã hội,ở mục này cũng được đánh giá là khá tốt.

Tuy nhiên để triển khai thực hiện cụ thể hóa các nội dung trong kế hoạch, các nội dung bổ sung nâng cao hơn trong xây dựng kế tuần, tháng, năm của trường, tại các nhóm lớp lại hạn chế. Kế hoạch thiếu sự xuyên suốt nội dung của từng lứa tuổi, về thời gian thực hiện đặc biệt chưa bám sát các điều kiện của lớp, đặc điểm riêng của từng trẻ nên các nội dung trong kế hoạch cịn mang tính chung chung, thực hiện cho tất cả trẻ trong lớp, chưa có sự thống nhất và quan tâm tới những trẻ yếu, trẻ bị hạn chế về kỹ năng vận động. Kế hoạch tuần, tháng, năm được lồng ghép trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch của lớp, chưa có kế hoạch riêng cho hoạt động GDTC. Mặt khác sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng chưa được quan tâm nhiều. Việc bổ sung các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDTC chủ yếu chờ đợi sự đầu tư của cấp trên, chưa đưa cụ thể kinh phí cho hoạt động này hàng năm.

Phỏng vấn một số giáo viên tác giả nhận được câu trả lời: “Chúng tôi không được hướng dẫn cụ thể xây dựng kế hoạch GDTC mà chỉ lồng ghép trong kế hoạch giáo dục khác nên thiếu tính cụ thể, rõ ràng riêng cho lĩnh vực dẫn đến việc thực hiện

chưa được tốt do cùng một lúc rất nhiều nội dung cần phải thực hiện”. Đồng chí phó

hiệu trưởng cho biết thêm: “Các nhóm lớp chưa xây dựng kế hoạch riêng cho lĩnh vực

GDTC mà nội dung được lồng ghép vì vậy việc phân tích và đánh giá thực hiện của giáo viên chưa được cụ thể và rõ ràng”. Cô hiệu trưởng cho biết “Việc xây dựng

hẹp, do vậy không chỉ riêng lĩnh vực phát triển thể chất mà các hoạt động nhà trường cũng bị hạn chế, chờ đầu tư từ các cấp trên”

Như vậy, qua khảo sát, phỏng vấn CBQL, giáo viên cho thấy công tác lập kế hoạch hoạt động GDTC của nhà trường thực hiện tương đối tốt, đa số các nội dung (4/6 nội dung) được CBQL và giáo viên đánh giá thực hiện tốt, còn 1 nội dung xếp loại bình thường và 01 nội dung GV đánh giá thực hiện không tốt, CBQL đánh giá thực hiện bình thường. Vì vậy BGH cần lưu ý thực hiện tốt tất cả các nội dung của kế hoạch, cụ thể cần xây dựng chi tiết hơn cho kế hoạch thực hiện hàng tuần, tháng, năm cho giáo viên để đảm bảo tính hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ.

2.4.3. Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN

Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động GDTC

cho trẻ em ở trường MN T T Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Xác định các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động GDTC cho trẻ em

30 46.2 19 29.2 16 24.6 0 0 3.21 1

2 Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động GDTC

20 30.8 25 38.5 15 23.1 5 7.6 3.15 2

3 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDTC cho giáo viên trường MN

15 21.6 14 21.5 20 30.8 16 24,4 2.43 6

4 Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong trường tham gia quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em

26 40.0 18 27.7 15 23.1 6 9.2 2.98 3

5 Tổ chức phối hợp các tổ chức bên ngoài trường theo dõi sức khỏe, tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ em

17 26.2 12 18.5 22 33.8 14 21.5 2.49 5

6 Phối hợp với phụ huynh cùng tham gia tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ

28 43.1 17 26.1 10 15.4 10 15.4 2.96 4

Trung bình 22.7 34.7 17.5 16.9 16.3 25.1 8.5 13.0 2.87

Nhận xét:

Tổ chức bộ máy nhân sự là bước thứ hai trong chuỗi quá trình quản lý của người hiệu trưởng. Bước này giúp nhà quản lý lựa chọn, sắp xếp vị trí, nhiệm của giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động GDTC cho trẻ phù hợp. Đồng thời giúp họ phát huy được hết năng lực, tiềm năng của họ, tạo động lực tham gia các hoạt động và xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong cơng việc, tạo sự đồn kết trong tập thể của nhà trường vì mục tiêu chung.

Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động GDTC ở trường được đánh giá ở mức khá và khơng đồng đều nhau với trung bình ̅= 2,87. Cụ thể: “Xác định các

bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động GDTC cho trẻ em” với ̅= 3.21, xếp bậc

1/6; “Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong trường MN tham gia hoạt động

GDTC” với ̅= 3.15, xếp bậc 2/6. Các nội dung được đánh giá thấp hơn: “Tổ chức phối hợp các tổ chức bên ngoài trường theo dõi sức khỏe, tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ

em” với ̅= 2.49, xếp bậc 5/6 ; “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDTC cho giáo viên

trường MN” với ̅= 2.43, xếp bậc 6/6.

Nội dung xác định các bộ phận, các tổ chức trong trường đều có vai trị và trách nhiệm trong việc quan tâm theo dõi, thực hiện chăm sóc sức khỏe và GDTC cho trẻ. Việc bố trí, sắp xếp, xác định vai trò nhiệm vụ của từng bộ phận trong việc tham gia thực hiện GDTC cho trẻ cũng được đánh giá cao. Tìm hiểu lý do, một số giáo viên cho biết thực tế BGH phân công, sắp xếp giáo viên tương đối hợp lý, BGH đã sắp xếp đan xen những giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt với giáo viên mới, ít kinh nghiệm để các giáo viên hỗ trợ, bổ sung cho nhau khi thực hiện nhiệm vụ.

Nội dung “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDTC cho giáo viên trường MN” được đánh giá ở mức độ thấp nhất. Tìm hiểu thực tế của nhà trường được biết nhà trường hầu như chưa tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC cho giáo viên, có chăng chỉ là một số giáo viên cốt cán được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn do phòng giáo dục quận tổ chức, cịn các giáo viên khác rất ít khi được đi bồi dưỡng. Cô Lê Tuyết Mai chia sẻ: “Em rất ít khi được BGH cử đi tập huấn chuyên môn, mà

thường khối trưởng hoặc giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán được cử đi, do vậy để tiếp cận với những nội dung, phương pháp, hình thức mới của em cịn hạn chế, em gặp rất nhiều khó khăn khi muốn sáng tạo, thay đổi cách tổ chức các hoạt động sao cho thu hút được trẻ tham gia”. Cô Hiệu trưởng cho biết: “Giáo viên trong trường có đến trên 60% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, song chủ yếu học hệ vừa học vừa làm nên kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động chưa thu hút, lô cuốn được trẻ tham gia. Cịn cơng tác bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường thực hiện chưa hiệu quả một phần do kinh phí hạn hẹp, giáo viên khơng có nhiểu thời gian do đặc thù của nghề nghiệp, cơng việc gia đình, con nhỏ. Nội dung sinh hoạt chun mơn đã có sự thay đổi nhiều hình thức tuy nhiên chưa đáp ứng đúng với yêu cầu của giáo viên”.

Như vậy có thể khẳng định công tác tổ chức thực hiện của CBQL ở nhà trường chưa đồng đều ở tất cả các nội dung, cần quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC cho giáo viên.

2.4.4.Thực trạng chỉ đạo hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Bảng 2.17: Đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động GDTC cho trẻ em ở

trường MN T T Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Xác định, phương hướng, mục tiêu hoạt động GDTC cho trẻ em 28 43.1 16 23.1 15 23.1 7 10.7 2.98 4 2 Ra các quyết định về hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN 30 46.2 18 27.7 8 12.3 9 13.8 3.06 3 X

3 Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động GDTC cho trẻ em hoàn thành nhiệm vụ công việc

6 9.2 15 23.1 16 24.6 28 43.1 1.98 7

4 Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động GDTC cho trẻ em 32 49.2 20 30.8 10 15.4 3 4.6 3.24 1 5 Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để GDTC cho trẻ em 31 47.7 19 29.2 13 20.0 2 3.1 3.21 2 6 Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động GDTC cho trẻ em (nếu cần) 8 12.3 17 26.2 19 29.2 21 32.3 2.18 6 7 Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ em 10 15.4 14 21.5 24 36.9 17 26.2 2.26 5 Trung bình 20.7 27.5 17 25.9 15 19.5 12.4 19.1 2.70 Nhận xét:

Các nội dung trong công tác chỉ đạo hoạt động GDTC trong nhà trường được CBQL và giáo viên đánh giá chênh nhau không đáng kể, đều đạt mức độ khá với trung bình ̅= 2.70. Nội dung “Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động GDTC cho trẻ

em” đánh giá mức cao nhất với ̅= 3.24 xếp bậc 1/7; “Tổ chức các hình thức hoạt

động phù hợp để GDTC cho trẻ em” xếp bậc 2/7 với ̅= 3.21. Nội dung được đánh giá

thấp nhất “Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ em” xếp bậc 5/6 với ̅= 2.26; “Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động GDTC cho trẻ em (nếu cần)” với ̅= 2.18 xếp bậc 6/6.

Việc tổ chức hoạt động GDTC hiện tại đang được lồng ghép thực hiện với kế hoạch giáo dục các lĩnh vực khác do vậy được giáo viên tổ chức theo đúng lịch. Các hoạt động được tiến hành theo các chủ đề, sự kiện trong năm học nên được đánh giá thực hiện khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc tổng kết thực hiện kế hoạch GDTC cho

trẻ trong nhà trường hầu như chưa được thực hiện. Giáo viên chỉ quan tâm đến trẻ có đủ cân, chiều cao theo lứa tuổi khi kết thúc năm học, trong khi đó việc đánh giá về các tố chất thể lực, thực hiện các kỹ năng, khả năng vận động, các thói quen về vệ sinh ăn uống…thì chưa được đánh giá, tổng kết hàng tháng, hàng năm. Khơng có sự theo dõi thường xuyên, khơng có đánh giá những nội dung đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt nên khơng có sự điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp. Trao đổi với cô giáo dạy lớp trẻ 4- 5 tuổi có ý kiến “Chúng tơi tổ chức hoạt động GDTC theo lịch của BGH đưa xuống

cho cả năm học, trẻ tham gia các hoạt động tức là đã được rèn luyện thường xuyên, trẻ cứ khỏe mạnh tăng cân đều là đạt được yêu cầu. Việc đánh giá trẻ có thực hiện được các vận động hay khơng được chúng tôi đánh giá ngay trên hoạt động học nên không cần phải tổng kết riêng hoạt động này.” Trao đổi với cơ hiệu phó phụ trách chuyên môn được chia sẻ ý kiến “ Chúng tôi đánh giá rất cao các nội dung GDTC cho trẻ ở

lứa tuổi MN, để thực hiện tốt được hoạt động này đòi hỏi phải được sự quan tâm, sự thống nhất các nội dung từ CBQL và giáo viên, tuy nhiên do tổ chức các hoạt động phong trào, các sự kiện trong tháng nhưng chỉ là lồng ghép các nội dung GDTC, chưa có những buổi tổng hợp riêng cho lĩnh vực này”

Như vậy, dựa trên bảng khảo sát, tham khảo ý kiến của giáo viên và CBQL thì cần tiếp tục có những biện pháp chỉ đạo tốt hơn hoạt động GDTC trong nhà trường.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em ởtrường MN Bảng 2.18: Đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em Bảng 2.18: Đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em

ở trường MN T T Nội dung Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em 10 15.4 25 38.5 18 27.7 12 18.4 2.50 3

2 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ em thông qua các hoạt động

15 23.1 30 46.1 10 15.4 10 15.4 2.76 1

3 Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng GDTC cho trẻ em trong trường MN 12 18.5 33 50.8 9 13.8 11 16.9 2.70 2 4 Phát hiện các sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch GDTC cho trẻ em phù hợp 5 7.7 20 30.8 35 53.8 5 7.7 2.38 4

5 Sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động GDTC để đánh giá cán bộ giáo viên trong trường MN

0 0 15 23.1 43 66.2 7 10.7 2.12 5

Trung bình 8.4 12.9 24.6 27.9 23 35.4 9 13.8 2.49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)