1.2.1. Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển, đặc biệt nó có liên quan mật thiết đến sự hợp tác và phân công lao động. Khi những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó, để đạt được mục đích đề ra cần phải có sự quản lý. Nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mac: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, cịn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Ơng đã xem quản lý là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lao động xã hội, theo ông: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự
vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, cịn dàn nhạc thì cần một nhạc trưởng”. Có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý. Tùy theo mỗi quan điểm tiếp cận, các tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau:
- Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức.
- Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
- Quản lý là việc đảm bảo sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hồn cảnh mới.
Trên phương diện tâm lý học: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của nó.
Có thể khái quát những quan điểm trên như sau: “Quản lý là một q trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu quản lý đề ra”.
1.2.2. Trảinghiệm
Các nghiên cứu ở Việt Nam quan niệm “trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; cịn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng”. Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev v.s. quan niệm rằng trải nghiệm là q trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kĩ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo Terehoba T. E cho rằng sự trải nghiệm
được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong XH, bao gồm cả kĩ thuật và kĩ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Thực tiễn cho thấy trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm, “trải nghiệm” là động từ dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến
thức thuần túy đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong các tài liệu. Triết học duy vật biện chứng cho rằng nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm”.
Nói tóm lại, có nhiều cách diễn giải khác nhau, nhưng có thể hiểu: trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí; Trải nghiệm, theo nghĩa chung nhất là sự xúc cảm được con người cảm nhận, trải qua (biểu hiện cùng với tri thức, ý thức, hoạt động...). Trong các HĐGD ở nhà trường, trải nghiệm (hiểu theo nghĩa hẹp, chuyên biệt hơn), là những tín hiệu tương tác giữa HS, đội ngũ GV với các thành tố sư phạm nhà trường, nhờ đó mà các cá nhân ý thức được kinh nghiệm, kĩ năng, hành vi thái độ để chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn, tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong nhà trường
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm của học sinh
Theo CTGDPT mới, HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó từng HS tham gia trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong XH dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Hoạt động là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người với tự nhiên, XH, với người khác và với chính mình. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía
con người”. Thơng qua hoạt động con người nhận thức, cải tạo, sáng tạo thế giới đồng thời nhận thức, cải tạo sáng tạo chính bản thân. Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, đối tượng, mục đích. Hoạt động ln xuất phát từ động cơ do sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý thức trách nhiệm. Để đạt mục đích hoạt động, con người phải sử dụng phương tiện, điều kiện cho phù hợp [27].
HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, XH, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các KNS khác. HĐTN gồm 2 loại HĐGD chính là: HĐTN qua các mơn học và HĐTN (trước đây gọi là HĐNGLL), ở cấp THCS, HĐTN thuộc HĐGD bắt buộc.
Tổng hợp các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển CTGDPT và CTGDPT Việt Nam, thuật ngữ “Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS” của Đề tài luận văn được tác giả giới hạn trong nghiên cứu là:
HĐTN cho học sinh THCS là HĐGD (hiểu theo nghĩa hẹp), khác với HĐTN trong dạy học các môn học; HĐTN được hiểu tương đương như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như chương trình giáo dục hiện hành nhằm tập trung hình thành cho học sinh thói quen tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt; tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp bản thân.
1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh
Quản lý HĐTN là một thành tố trong các thành tố chung cấu thành quản lý nhà trường, bao gồm hàng loạt các hoạt động như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thiết kế hoạt động, xác định các nguồn lực, các lực lượng
khác trong và ngoài nhà trườngđến khâu tổ chức, tham gia, điều khiển, và đánh giá kết quả hoạt động, theo kế hoạch và chương trình giáo dụctrong khn khổ thời gian cả trong và ngồi giờ học trênlớp nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết. HĐTNlà do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp với sự tham gia của các lực lượng xã hội (theo chương trình, kế hoạch dạy học), được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp trong chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc đời sống XH. HĐTNđược diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín q trình giáo dục, làm cho quá trình diễn mọi lúc, mọi nơi.
Có thể hiểu, quản lý HĐTN trong trường THCS là hệ thống các tác động có mục đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) tới khách thể quản lý (GV, nhân viên, người lao động và HS) với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng xã hội nhằm tổ chức các HĐTN góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS đạt được mục tiêu và kế hoạch của nhà trường THCS.
Tóm lại, quản lý HĐTN cho HS trong trường THCS về thực chất là quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức HĐTN; đồng thời tạo điều kiện về nguồn lực: con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện CSVC... để thực hiện các hoạt động này. Trọng tâm của quản lý HĐTN là quản lý nội dung các HĐTN (hoạt động giáo dục) theo CTGDPT mới. Nội dung quản lý HĐTN cho HS THCS xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân HS với bản thân; giữa HS với người khác, cộng đồng và XH; giữa HS với môi trường; giữa HS với nghề nghiệp thể hiện qua quản lý 4 nhóm hoạt động chính, đó là:
1) Quản lý các hoạt động phát triển cá nhân; 2) Quản lý các hoạt động lao động;
3) Quản lý các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; 4) Quản lý các hoạt động hướng nghiệp cho HS THCS.