Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 101 - 103)

3.2. Các biệnpháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh

3.2.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trả

Khánh Hịa

3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Cơng tác kiểm tra, đánh giá là q trình khơng thể thiếu trong việc tổ chức các HĐGD trong nhà trường. Đó là q trình giúp nhà trường rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện các HĐTN phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Nếu làm tốt cơng tác này sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả. Qua đó, phát hiện nhân tố tích cực, các mơ hình HĐTN có hiệu quả để kịp thời khen thưởng phát huy các thành tích, hỗ trợ, tư vấn, uốn nắn kịp thời các sai lệch để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng hướng và có chất lượng.

HĐTN là một HĐGD, khơng phải là một mơn học, vì vậy, cần đổi mới trong công tác quản lý kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐTN cho phù hợp để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá HĐTN không thực hiện như kiểm tra, đánh giá về các mơn văn hóa mà tiến hành trong cả q trình hoạt động. Để đạt kết quả

cao trong việc tổ chức HĐTN cần xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá cụ thể, qua đó có thể tổ chức tốt các hoạt động mang lại hiệu quả cao.

Đầu tiên, chỉ đạo bộ phận chun mơn xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐTN với các tiêu chí kiểm tra và thang điểm đánh giá rõ ràng về HĐTNtrên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường và địa phương đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Thông qua và thống nhất quy trình trong cuộc họp liên tịch, sau đó triển khai trong cuộc họp hội đồng nhà trường, rồi đến PHHS, HS ngay từ đầu năm học. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và xuyên suốt trong cả năm học. Gắn kết việc HS tham gia, hoàn thành các HĐTN với việc đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của HS.

Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

* Đối với học sinh

- Đánh giá về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động;

- Đánh giá mức độ năng lực, sự trưởng thành, tiến bộ của HS sau mỗi hoạt động;

- Đánh giá thông qua quan sát, dự hoạt động;

- Đánh giá năng lực XH của học sinh thông qua các bài trắc nghiệm chuẩn hóa, các bài trắc nghiệm GV tự xây dựng;

- Đánh giá năng lực HS thơng qua các tình huống giả định;

- Đánh giá thông qua nhận xét của các GV khác, của gia đình, của người xung quanh về những năng lực và phẩm chất cần hình thành.

Kết quả rèn luyện của HS được xếp loại bằng nhận xét và dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS.

* Đối với giáo viên:

Kiểm tra việc lập kế hoạch của GV cho các HĐTN. Việc kiểm tra này đảm bảo các kế hoạch HĐTN được thực hiện đầy đủ, đảm bảo khâu chuẩn bị tổ chức HĐTN tốt, tránh thiếu sót.

Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐTN cho HS, dựa vào kết quả HS đã đạt được qua HĐTN có nhận xét, rút kinh nghiệm, hình ảnh minh họa...

Thơng qua HS để đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐTN theo các hình thức như: Phỏng vấn, điều tra, thăm dò ý kiến PHHS, HS ...

Đưa vào tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua, đánh giá viên chức hàng năm trong việc chuẩn bị, tổ chức và kết quả HĐTN của GV. Cần ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời những cách làm sáng tạo của GV. Qua đó, phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng cách làm đó trong nhà trường để đồng nghiệp học hỏi.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá HĐTN phải tuân thủ theo quy chế đề ra và đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch.

Xây dựng tiêu chí đánh giá và tham gia kiểm tra phải là những người có năng lực quản lý, tổ chức các HĐTN chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thường xuyên.

Việc kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế và có sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.

Sau kiểm tra đánh giá cần công khai khen thưởng kịp thời những GV thực hiện tốt, đồng thời có hình thức xử lý đối với những trường hợp chưa cố gắng thực hiện tốt hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)