trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng mới giáo dục phổ thơng mới
Trong CTGDPT mới, HĐTN giữ vai trò rất quan trọng, giúp HS có nhiều cơ hội để trải nghiệm, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực cũng như phát huy tiềm năng của bản thân.
Mục tiêu chính của HĐTN trong CTGDPT tổng thể là định hướng, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động thực tiễn, tạo điều kiện cho HS quan sát, suy nghĩ, tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, những cái mới trên cơ sở những điều đã học trên lớp cùng với những gì thực tiễn trong cuộc sống, qua đó HS hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, KNS và những năng lực chung cần có ở con người trong XH hiện đại [5].
Mục tiêu chung của chương trình học trải nghiệm là HĐTN giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. HĐTN giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam [5].
Mục tiêu cụ thể của cấp THCS: HĐTN, hướng nghiệp ở THCS giúp HS tiếp tục củng cố và phát triển các KNS cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hoá ở tiểu học. Ở THCS, HĐTN tập trung hơn vào phát triển phẩm chất trách nhiệm của cá nhân: trách nhiệm trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; giúp HS hình thành năng lực tự đánh giá
và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực các hoạt động lao động; tham gia phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp và có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần có của người lao động tương lai [5].
1.3.2. Nội dung của hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học cơ sở
HĐTN có nội dung đa dạng và mang tính chất tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục KNS, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục mơi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
Nội dung của HĐTN được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau, thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng nhu cầu hoạt động của HS, giúp HS vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Với 2 phần bắt buộc (cả hoạt động tập thể) và tự chọn gồm các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, chính trị XH… của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để HS và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. HĐTN hướng tới hình thành năng lực và phẩm chất cần có của một cơng dân thế kỷ 21; định hình giá trị, năng khiếu, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ HĐDH theo cách trải nghiệm và kết nối với thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, nội dung của HĐTN được lựa chọn linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa phương, các nguồn lực thực hiện. Nội dung HĐTN đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục với 4 nhóm: Nhóm hoạt động phát triển cá nhân và
các mối quan hệ; Nhóm hoạt động lao động và sản xuất; Nhóm hoạt động XH và phục vụ cộng đồng; Nhóm hoạt động định hướng nghề nghiệp.
Trong lĩnh vực HĐTN đối với các trường THCS bao gồm:
- Hoạt động phát triển bản thân và các mối quan hệ: Hoạt động khám phá bản thân, HĐGD tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó, hoạt động xây dựng và bồi dưỡng quan hệ.
- Hoạt động lao động và sản xuất: Lao động việc nhà, lao động việc trường, lao động ở nơi cư trú, lao động nghề nghiệp.
- Hoạt động XH và phục vụ cộng đồng: Hoạt động truyền thống, hoạt động giáo dục hịa bình, hữu nghị và hợp tác, hoạt động giáo dục ý thức và tình cảm với tổ quốc, Đồn, Đảng, Bác Hồ, HĐGD các vấn đề XH, hoạt động tình nguyện/ nhân đạo; hoạt động tham quan, di sản đất nước.
- Hoạt động định hướng nghề nghiệp: Hoạt động tìm hiểu nhóm tri thức khoa học liên quan đến nghề nghiệp tương lai; hoạt động tìm hiểu hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề, nhu cầu và sự phát triển XH; hoạt động tham quan và trải nghiệm các cơ sở nghề; hoạt động đánh giá và phát triển năng lực và phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề và sự chuyển dịch nghề.
Qua những hoạt động này sẽ giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, HS được lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học cơ sở
HĐTN mang tính hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể, được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS có thể
trải nghiệm và sáng tạo. Vì vậy, các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cần linh hoạt, đa dạng, HS tự trải nghiệm, tự hoạt động là chính.
Theo định hướng CTGDPT mới, trải nghiệm được phân thành các nhóm hình thức như sau:
- Tính khám phá: Trị chơi, Cắm trại, Tham quan, Thực địa, thực tế. - Tính thể nghiệm/ tương tác: Diễn đàn, Sân khấu hóa, Hội thảo/ xemina, Giao lưu.
- Tính tham gia lâu dài: Các câu lạc bộ, dự án và nghiên cứu khoa học. - Tính cống hiến: Thực hành lao động việc nhà, việc trường; Các hoạt động xã hội/ tình nguyện.
Tùy theo hình thức tổ chức HĐTN, có thể có các phương pháp tổ chức sau đây:
- Giải quyết vấn đề: là một phương pháp giáo dục giúp HS phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của cá nhân. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thơng qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Trong tổ chức HĐTN, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
- Sắm vai: là phương pháp giáo dục giúp HS bày tỏ thái độ, thực hành cách ứng xử trong những tình huống giả định, tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Thường sắm vai thì khơng có kịch bản trước, HS tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
- Trị chơi: là phương pháp thơng qua một trị chơi, tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành
thái độ. Trị chơi là một hoạt động phân vai tạo ra tình huống, hồn cảnh, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống để giải quyết nhiệm vụ chơi nên mang tính sáng tạo cao.
- Làm việc nhóm: là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong hoạt động này GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, HS trong nhóm thảo luận, trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Dạy học theo dự án: là một mơ hình dạy và học trong đó việc học tập của HS được thực hiện một cách có hệ thống thơng qua hằng loạt các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày kết quả từ đó giúp HS phát triển kiến thức và kỹ năng.
Bên cạnh đó, với sự năng động, sáng tạo, GV có thể vận dụng linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực khác trong việc tổ chức HĐTN nhằm đạt mục tiêu dạy học.
1.3.4. Vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở
Vai trò của CBQL: những người chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện nội dung chương trình và các HĐGD ở địa phương là các cấp quản lý từ Sở GDĐT đến Phịng GDĐT và lãnh đạo nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng vừa là nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện thể hiện qua văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Ngồi ra, hiệu trưởng cịn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cơng tác quản lý, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục có vai trị quan trọng, góp phần vào thành cơng (hoặc thất bại) trong việc triển khai áp dụng HĐTN ngoài nhà trường.
Vai trò của GV: GV là những người trực tiếp lựa chọn, xác định các nội dung, tổ chức cho HS trải nghiệm. GV cũng chính là người tạo điều kiện để học sinh được bộc lộ kinh nghiệm trong quá trình học tập, được chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm của bản thân về sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của người học có thể được hình thành thơng qua các hoạt động ở gia đình nên GV cũng là người có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình HS. GV là người định hướng để HS có kinh nghiệm về sự vật hiện tượng liên quan đến nội dung mà HS sắp học hoặc kiểm nghiệm các kiến thức đã học thông qua các hoạt động tại gia đình, cộng đồng. Chính vì vậy, năng lực sư phạm của GV có ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai áp dụng HĐTN trong dạy học.