Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 99 - 101)

3.2. Các biệnpháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh

3.2.6. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

trong việc quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Trung học cơ sở Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH trong việc giáo dục HS cũng như tổ chức HĐTN cho HS có vai trị rất quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức HĐTN cho HS. Vì vậy, quản lý có hiệu quả cơng tác này có một ý nghĩa quan trọng trong tổ chức HĐTN cho HS ở trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH trong việc quản lý HĐTN nhằm nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả các HĐGD theo hướng bền vững với một số cách thực hiện sau:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, PHHS, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, XH về ý nghĩa, vai trị của cơng tác phối hợp ba môi trường: nhà trường, gia đình và XH, trong việc tổ chức HĐTN. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan đến từng hoạt động. Mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà khơng có thái độ trơng chờ hay ỷ lại vào nhà trường. Qua đó, tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của tồn xã hội đối với việc tổ chức HĐTN.

Chỉ đạo các tổ chức Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM phát huy hơn nữa vai trò trong việc tổ chức HĐTN cho học sinh qua các tiết chào cờ, hoạt động tập thể của nhà trường phù hợp với lứa tuổi HS THCS.

Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức HĐTN theo các chủ đề, chủ điểm. Phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa nhà trường và PHHS qua đội ngũ GVCN để đem lại hiệu quả cao trong việc tổ chức HĐTN cho HS. GVCN chủ động bàn bạc, thống nhất biện pháp với PHHS, để PHHS thấy được vai trò của HĐTN trong việc giáo dục HS. Từ đó, tạo sự đồng thuận từ phía PHHS trong việc hỗ trợ nguồn lực cũng như tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường để nâng cao hiệu quả đồng hành cùng nhà trường trong việc tham gia HĐTN với HS nói riêng và các HĐGD nói chung.

Quan tâm đến việc xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường cụ thể là các cơ quan chức năng trên địa bàn phường Lộc Thọ như: Hội đồng giáo dục, Cơng an, Y tế, Đồn TNCS HCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ …. Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục: Giáo dục pháp luật; An tồn giao thơng; Phịng chống tội phạm và tệ nạn XH; Phòng chống AIDS; Phòng chống bạo lực học đường; Phòng chống các bệnh dịch; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; Giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước; Giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương, tình yêu quê hương đất nước, chủ quyền biển đảo của tổ quốc… Sự phối hợp này không chỉ biểu hiện ở một công đoạn cụ thể nhất định mà được đan xen, hòa quyện và diễn ra trong tồn bộ q trình tổ chức HĐTN. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy HĐTN cho HS đạt hiệu quả cao nhất.

Phối hợp với cơ quan quản lý các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương trong việc triển khai các hoạt động thực tế, tham quan học tập, giáo dục bản sắc văn hóa địa phương.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác phối hợp, căn cứ điều kiện của nhà trường, gia đình và XH để xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng lực lượng trong việc phối hợp tổ chức HĐTN cho HS. Tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức, mỗi lực lượng tham gia phải thực sự chủ động, tự giác, tích cực và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình.

Các bộ phận trong nhà trường thực hiện đúng kế hoạch HĐTN đã được phê duyệt và có sự phối hợp thường xuyên với các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh.

3.2.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Trung học cơ sở Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)