Chỉ đạo tăng cường bổ sung và quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 97 - 99)

3.2. Các biệnpháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh

3.2.5. Chỉ đạo tăng cường bổ sung và quản lý thiết bị dạy học

Trang, tỉnh Khánh Hịa

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Thiết bị dạy học là một bộ phận của CSVC trong trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế mà người GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức cho HS; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.

Thiết bị dạy học là một trong những yếu tố cơ bản hỗ trợ tối đa cho các hoạt động trong nhà trường. Giúp cho GV triển khai các nội dung hoạt động trở nên có hiệu quả hơn và q trình học tập diễn ra thuận lợi nhằm đạt được mục đích của HĐTN.

Thiết bị dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho HS nhận thức, tiếp cận thực tế các HĐTN, qua đó nâng cao khả năng tự đào tạo, rèn luyện kỹ năng học tập và lao động, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

hỏi phải đầu tư thiết bị đầy đủ trong nhà trường. Đó là điều kiện để phục vụ tốt các HĐTN cho HS. Việc bổ sung, quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường và khai thác có hiệu quả trong việc tổ chức HĐTN cho HS là rất cần thiết, vì vậy cần phải thực hiện như sau:

- Trước tiên, cần nâng cao nhận thức của GV và HS ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong nhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chun mơn, bộ phận CSVC rà sốt và báo cáo về tình trạng thiết bị dạy học phục vụ cho HĐTN vào cuối mỗi năm. Từ những nhu cầu thực tế được đề xuất ở các bộ phận, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, bảo trìthiết bị dạy học phục vụ trong việc giảng dạy và tổ chức HĐTN cho HS củatrường trong Kế hoạch chi tiêu nội bộ vào đầu mỗi năm (Cần lưu ý rõ những hạng mục cần sửa chữa, bảo trì, bổ sung mua mới,... để phục vụ tốt cho việc tổ chức HĐTN cho HS). Sau đó, thơng qua cuộc họp liên tịch, hội đồng sư phạm nhà trường và trình cho cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch.

- Bên cạnh việc bổ sung thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí nhà trường, hiệu trưởng khuyến khích GV sử dụng các phương tiện một cách sáng tạo cho HĐTN tận dụng những vật dụng sẵn có chủ động thiết kế các phương tiện phù hợp với HĐTN đảm bảo tính tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả sử dụng cao.

- Ngoài ra, vận động BĐD CMHS, Hội khuyến học, các mạnh thường quânhỗ trợ kinh phí và phương tiện khi cần thiết.

Tuy nhiên, cần có những biện pháp để quản lý các thiết bị dạy học hiện có như:

+ Xây dựng nội quy sử dụng thiết bị dạy học trước và sau khi tổ chức HĐTN cho học sinh. Cần phải thực hiện nghiêm túc quy định sử dụng và có trách nhiệm trong việc sử dụng các thiết bị dạy học của nhà trường.

+ Kiểm tra, đánh giá việc GV và HS sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả như thế nào. Động viên và khích lệ kịp thời đối với những GV thực hiện tốt.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kếhoạch bổ sung về thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy và tổ chức HĐTN cho HS của nhà trường phải được cấp trên phê duyệt.

Việc sử dụng thiết bị dạy học để tổ chức HĐTN cần thực hiện nghiêm túc nội quy đã được đề ra.

Mọi việc mua sắm từ nguồn ngân sách hay huy động từ PHHS phải được công khai, rõ ràng trong hội đồng nhà trường và PHHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)