Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 73 - 77)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trƣờng

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm của học

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung HĐTN cho HS trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đề tài sử dụng Câu hỏi 6 (phụ lục 1)

Với các thang đo của Mức độ thực hiện và các thang của Kết quả thực hiện

Mức Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

1 Không thực hiện Yếu

2 Thỉnh thoảng Trung bình

3 Khá thường xuyên Khá

4 Thường xuyên Tốt

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lý nội dung HĐTN cho HS trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

1 2 3 4 1 2 3 4

Định hướng giáo viên lựa chọn nội dung các HĐTN cần tổ chức cho học sinh

3,57 46,43 50 3,46 3,57 42,86 53,57 3,5

Yêu cầu giáo viên thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

0 39,29 60,71 3,61 0 41,07 58,93 3,59

Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện nhiều nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh

0 46,43 53,57 3,54 0 48,21 51,79 3,52

Tổ chức cho giáo viên trao đổi về nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh

1,79 51,79 46,43 3,45 3,57 55,36 41,07 3,38

Dự giờ và góp ý về nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh của giáo viên

30,36 44,64 25 2,95 21,43 55,36 23,21 3,02

Khuyến khích giáo viên cập nhật nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh

3,57 48,21 48,21 3,45 3,57 55,36 41,07 3,38

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các câu hỏi về quản lý nội dung HĐTN được đánh giá ở mức 3 trở lên. Tức là được thực hiện khá thường xuyên và thực hiện ở mức khá trở lên. Các nội dung được đánh giá tương đối

cao đó là “Định hướng giáo viên lựa chọn nội dung các HĐTN cần tổ chức

cho học sinh; Tổ chức cho giáo viên trao đổi về nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh; Khuyến khích giáo viên cập nhật nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh” có giá trị X 3,3. Hai nội dung được đánh giá cao nhất là “Yêu cầu

giáo viên thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh”

có giá trị X = 3,59 và “Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện nhiều nội dung tổ

chức HĐTN cho học sinh” có giá trị X = 3,52, đây là 2 nội dung quan trọng

tác động đến hiệu quả HĐTN.

Tuy nhiên, có nội dung cịn chưa được quan tâm nhiều chỉ ở mức 2 nghĩa là thỉnh thoảng được thực hiện đó là “Dự giờ và góp ý về nội dung tổ

chức HĐTN cho học sinh của giáo viên” có giá trị X = 3,02

Như vậy, quản lý nội dung HĐTN đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhưng vẫn còn nội dung chưa được chú trọng, chưa mang tính tổng quát đó là việc dự giờ, góp ý việc tổ chức HĐTN cho HS của GV. Đây là một trong những khâu không thể thiếu được trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, góp phần tạo nâng cao việc tổ chức HĐTN trong nhà trường.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Trung học cơ sở Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Sử dụng phương pháp, hình thức phù hợp sẽ có tác động không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý HĐTN nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN cho HS trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đề tài tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, trưởng các bộ phận, GVCN về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý qua câu hỏi 6 (phụ lục 1). Kết quả cụ thể ở Bảng 2.8

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lý hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN của HS trường THCS Thái Nguyên thành

phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

1 2 3 4 1 2 3 4

Bồi dưỡng giáo viên về hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh

0 5,36 60,71 33,93 3,29 0 7,14 64,29 28,57 3,21

Tổ chức dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm về hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh

0 25 53,57 21,43 2,96 0 19,64 60,71 19,64 3,00

Động viên, hỗ trợ giáo viên phối hợp linh động các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh

0 1,79 46,43 51,79 3,5 0 3,57 53,57 42,86 3,39

Khuyến khích giáo viên đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh 0 0 44,64 55,36 3,55 0 0 50 50 3,50 Tổ chức các hoạt động mẫu về HĐTN cho học sinh 3,57 5,36 48,21 42,86 3,3 7,14 3,57 50 39,29 3,21

Qua kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng việc quản lý phương pháp, hình thức HĐTN cho HS được đánh giá ở mức 3 và 4 nghĩa là khá thường xuyên và thường xuyên. Thực tế nhà trường đã triển khai thực hiện nhưng ở nội dung “Tổ chức dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm về hình thức và phương

pháp tổ chức HĐTN cho học sinh;Bồi dưỡng giáo viên về hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh;Tổ chức các hoạt động mẫu về HĐTN cho học sinh” vẫn chỉ ở mức 3, có giá trị X ≥ 2,5

mới chỉ thực hiện ở những hoạt động mang tính khích lệ, động viên, chưa quan tâm nhiều đến các nội dung đi vào chiều sâu như tổ chức dự giờ góp ý, bồi dưỡng giáo viên và tổ chức mẫu các hoạt động.

2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)