Thực trạng quản lý việc huy động các nguồn lực để tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 80 - 82)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trƣờng

2.4.6. Thực trạng quản lý việc huy động các nguồn lực để tổ chức

phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Để tổ chức HĐTN có hiệu quả thì việc huy động các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ cho việc tổ chức HĐTN là không thể thiếu trong nhà trường. Tác giả đề tài tiến hành khảo sát CBQL, trưởng các bộ phận, GVCN theo Câu hỏi số 6 (Phục lục 1), kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc huy động các nguồn lực để tổ chức HĐTN của HS trường THCS Thái Nguyênthành phố Nha

Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

1 2 3 4 1 2 3 4

Xác định các lực lượng (cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, phụ huynh,…) tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh

0 48,21 51,79 3,52 53,57 46,43 3,46

Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh 0 58,93 41,07 3,41 51,79 48,21 3,48 Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong tổ chức HĐTN cho học sinh 0 51,79 48,21 3,48 53,57 46,43 3,46 Đảm bảo kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

5,36 33,93 60,71 3,55 37,5 62,5 3,63

Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh

82,5 17,5 0 0 1,18 82,5 17,5 0 0 1,18

Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh

1,79 35,71 62,5 3,61 39,29 60,71 3,61

Xã hội hóa giáo dục các HĐTN (thu hút được các nguồn kinh phí từ phụ huynh, tổ chức,…)

Qua kết quả cho thấy, có 7 nội dung được đưa ra khảo sát trong đó có 6 nội dung được đánh giá ở mức 4 có nghĩa là thực hiện tốt đó là“Xác định các

lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh; Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh; Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong tổ chức HĐTN cho học sinh; Đảm bảo kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh; Xã hội hóa giáo dục các HĐTN (thu hút được các nguồn kinh phí từ phụ huynh, tổ chức,…” có giá trị X ≥ 3,46. Như vậy, nhà trường

đã xác định được chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ đối với lực lượng giáo dục; Có kế hoạch dự trù kinh phí cũng như huy động, xã hội hóa giáo dục các nguồn lực từ PHHS cho việc tổ chức HĐTN. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cũng quán triệt đến GV việc sử dụng hiệu quả CSVC sau khi tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, nội dung “Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh” chỉ đạt ở mức 1, có nghĩa là yếu. Điều đó có nghĩa là, mặc dù nhà trường có kế hoạch và quan tâm đến việc đầu tư CSVC nhưng chưa đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức HĐTN. Đây là một trong những điều kiện rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả việc tổ chức HĐTN. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần có biện pháp huy động nguồn nhân lực để bổ sung cũng như quản lý việc sử dụng hiệu quả CSVC đảm bảo cho việc tổ chức HĐTN theo CTGDPT mới.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trƣờng Trung học cơ sở Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)