Chỉ đạo đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 95 - 97)

3.2. Các biệnpháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Khánh Hịa

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới, làm phong phú các hình thức tổ chức HĐTN, là tránh lập đi lập lại các nội dung gây sự nhàm chán cho HS. Với những hoạt động thay đổi, HS ln cảm thấy tị mị, bị thu hút, lơi cuốn vào các hoạt động thì HS mới tích cực, hăng hái tham gia, say mê khám phá. Từ đó, HS sẽ chủ động tham gia vào việc thiết kế, tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện, thực tế của lớp, trường mình.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Theo chủ điểm tháng, năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện HĐTN theo các hình thức, nội dung tổ chức phù hợp với thực tiễn lớp học, nhà trường và địa phương. Những hoạt động đã thực hiện tốt thì

phát huy nhưng chú trọng việc đổi mới hình thức vào tiết chào cờ, HĐNGLL; HĐNK của các tổ chuyên mơn, cơng đồn, Đội TNTP HCM, Đoàn TNCS HCM và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua đó, các hoạt động sẽ hình thành cho HS tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, và rèn các KNS.

Từng tổ, nhóm bộ mơn, nhóm chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức các chuyên đề theo từng nội dung, mơn học. Sau đó, tổ chức rút kinh nghiệm để lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN phù hợp nhất và triển khai trong toàn trường để thực hiện.

Ngoài các hoạt động trong nhà trường, lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo GVCN các lớp tổ chức cho HS tham quan trải nghiệm ngoài nhà trường ở các làng nghề, thí nghiệm thực hành, các di tích lịch sử ở địa phương như: nhà máy sản xuất muối, dây chuyền sản xuất gạch ngói Tuynel Ninh Hịa, khu thực hành cơng nghệ cao, cơ khí, cơng nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Nha Trang, đan giỏ cần xé tại làng nghề truyền thống Cam Hiệp Bắc, làm đồ gốm tại xã Ngọc Hiệp, học nấu ăn tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp HT CHEF, tham quan Viện Hải dương học, Đài thiên văn Nha Trang, Khu Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc ma, Tháp Bà Ponagar, Nhà bảo tàng truyền thống… Bên cạnh đó, để giáo dục các em học sinh sự cảm thơng với những hồn cảnh khó khăn qua đó giáo lịng nhân ái, biết chia sẻ với những bạn khó khăn hơn mình, u thương cha mẹ, các lớp đã tổ chức đến thăm và tặng quà Làng trẻ SOS Nha Trang, Trung tâm Hội người mù TP Nha Trang, nhà tình thương Thanh Sơn xã Cam hải tây huyện Cam Lâm, bệnh nhân nghèo tại bệnh viện tỉnh Khánh Hịa, các trường cịn gặp khó khăn trong tỉnh.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch thành lập các CLB về chuyên môn cũng như năng khiếu trong trường học như: CLB Văn học, CLB tiếng Anh, CLB Âm nhạc, CLB Mỹ thuật, CLB Thể dục thể thao, CLB em yêu khoa học… qua đó HS được tham gia và trải nghiệm trong thời gian dài thì

các em mới có điều kiện làm quen với các hoạt động và từ đó mới phát huy hết năng lực của cá nhân mình.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tùy vào tình hình từng lớp và kế hoạch của nhà trường, cần tổ chức các HĐTN cho phù hợp, tránh việc tổ chức hoạt động không đúng với mục tiêu đề ra như tổ chức hoạt động ngồi nhà trường khơng phải là trải nghiệm mà đi dã ngoại, vui chơi, giải trí gây tốn kém tiền bạc và thời gian học tập của HS.

Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch kiểm tra, đánh giá và động viên khen thưởng kịp thời với những GV thực hiện tốt, sáng tạo; tổ chức HĐTN đa dạng và hiệu quả từ đó tạo động lực trong việc sáng tạo tổ chức HĐTN của GV.

3.2.5. Chỉ đạo tăng cường bổ sung và quản lý thiết bị dạy học phục vụ hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS thái nguyên thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)