III. TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN CÁC NHTM
2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰ C KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Sự gia tăng khủng hoảng tài chính tiền tệ ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển trong những thập niên 80 và 90 thế kỷ 20 đã khiến nhiều ngƣời không khỏi nghi ngờ về lợi ích của TDHTC. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia đã xuất hiện hàng loạt vấn đề đáng lƣu ý, thậm chí có một số ngân hàng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong nhiều trƣờng hợp ví dụ nhƣ Chilê năm 1981, những vấn đề trong hệ thống NHTM đã nhanh chóng xuất hiện chỉ ngay sau
khi Nhà nƣớc giảm thiểu can thiệp đối với hệ thống tài chính.
Khủng hoảng ngân hàng có xác suất xuất hiện tại những nƣớc tiến hành TDHTC cao hơn so với những nƣớc kìm hãm tài chính kể cả khi một số lĩnh vực khác bị kìm hãm. Một đặc điểm khác là khủng hoảng ngân hàng không phải là hậu quả tức thì ngay sau khi tự do hóa mà thơng thƣờng xảy ra sau đó một vài năm. Một nghiên cứu phân tích về các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới cho thấy 18 trong 25 trƣờng hợp đƣợc nghiên cứu, khủng hoảng tài chính đã diễn ra theo sau TDHTC khoảng 5 năm. Do vậy, nhiều ngƣời cho rằng khủng hoảng ngân hàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hƣớng mở cửa. Thậm chí nhiều chính phủ cho rằng đó là cái giá phải trả của TDHTC. Trớ trêu thay nhận định này dƣờng nhƣ đƣợc minh chứng bởi các cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra ở Argentina, Brazil, Chile trong những năm 70, khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994-1995 và Thái Lan 1997.
Tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu việc mở cửa thị trƣờng tài chính, bản thân nó thực chất không phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng tài chính - ngân hàng. Việc cải cách hệ thống tài chính và tự do hóa có chăng chỉ lật tẩy và làm trầm trọng thêm những yếu kém trong thể chế và các chính sách tài chính vĩ mơ vốn dĩ đã tiềm ẩn, và do đó làm tăng thêm rủi ro của việc dẫn đến khủng hoảng tài chính.
TDHTC thƣờng xuyên gây ra các cuộc khủng hoảng ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển bởi vì cơ chế tự do hóa đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thu một lƣợng vốn chảy vào quá lớn so với khả năng hấp thụ của chúng một cách an tồn. Thời gian trơi qua, vốn chảy vào biến thành vốn chảy ra, để lộ ra một hệ thống tài chính què quặt. Đặc điểm của chu kỳ thịnh vƣợng - suy vong là nhƣ sau. Nhờ có tăng trƣởng nhanh hơn và/hoặc lạm phát cao hơn, lãi suất có xu hƣớng cao hơn ở nƣớc có tài khoản đƣợc tự do hóa so với mức quốc tế. Lãi suất cao hơn này, kết hợp với sự hiện diện của nhiều cơ hội mới nảy sinh từ việc tự do hóa, dẫn đến dịng vốn chảy vào tăng lên mạnh, phần lớn là vốn vay ngân hàng ngắn hạn và vốn đầu tƣ vào hạng mục tài sản (vốn đầu tƣ gián tiếp), giống nhƣ việc van ngăn nƣớc đƣợc mở ra. Dòng vốn đổ vào này dẫn đến việc tăng giá của bản tệ trong cơ chế tỷ giá linh hoạt,
hoặc thậm chí thêm nhiều vốn đổ vào hơn nữa trong cơ chế tỷ giá ổn định, với quan niệm sai lầm rằng khơng có rủi ro tiền tệ khi vay nƣớc ngồi. Dù khả năng nào xảy ra đi nữa thì nền kinh tế sẽ có tăng trƣởng tiền tệ nhanh, và thậm chí tăng trƣởng tín dụng nhanh hơn thế, giá các loại tài sản tăng kiểu bong bóng, kéo theo cơn sốt đầu tƣ và tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự thịnh vƣợng này sẽ biến thành suy vong một khi tính cạnh tranh bị giảm sút, tài khoản vãng lai thâm hụt, và nợ xấu tăng lên, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tƣ. Sự tăng giá của bản tệ, hoặc là do sự lên giá về danh nghĩa, hoặc là do lạm phát cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, và do đó làm tăng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai. Sau giai đoạn giá các loại tài sản đạt đỉnh điểm, lƣợng tín dụng cho vay đầu tƣ bất động sản và chứng khốn trở nên khó thu hồi, trong khi đó các khoản đầu tƣ kinh doanh khơng cịn mang lại mấy lợi nhuận. Mất cân đối trong cán cân vãng lai và sự mong manh dễ vỡ của hệ thống tài chính là dấu hiệu của rủi ro và thúc đẩy vốn chảy ngƣợc ra ngoài. Sự đổ ngƣợc vốn ra ngoài nhƣ vậy gây áp lực lên tỷ giá và thị trƣờng tài sản nội địa và đặt các cơ quan quản lý vào tình trạng tiến thối lƣỡng nan giữa một bên là nâng lãi suất, và một bên là để cho bản tệ bị mất giá. Tình trạng tiến thoái lƣỡng nan này càng trở nên trầm trọng khi tỷ giá đƣợc giữ cố định cho đến khi thịnh vƣợng biến thành suy vong. Bản tệ mất giá sẽ làm tăng gánh nặng nghĩa vụ tài chính cho những doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt khi sự phá giá diễn ra sau giai đoạn tỷ giá đƣợc ấn định. Trong trƣờng hợp xấu nhất thì sự chảy ngƣợc vốn ra bất thình lình sẽ châm ngịi cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nghiêm trọng ở Scandinavia, Mỹ La tinh và Đông Á, mặc dầu giữa chúng có những khác biệt đáng kể.
Tóm lại khủng hoảng ngân hàng thƣờng xảy ra tại những nƣớc có mơi trƣờng thể thế kém hiệu quả. Cụ thể TDHTC thƣờng sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến các NHTM khi các quy định pháp lý lỏng lẻo, nạn tham nhũng tràn lan, thủ tục hành chính rƣờm rà, và các công cụ quản lý kém hiệu quả. (Demirguc-Kunt và Detragiache, 1998)
2.1. Rủi ro do hạn chế năng lực quản lý tín dụng
ngân hàng thƣờng bị khống chế trong mức lãi suất trần và sàn điều này khiến các ngân hàng không thể cho vay với lãi suất q cao. Do đó cấp tín dụng cho những dự án có độ rủi ro cao không thể mang lại lợi nhuận. Nhƣng khi lãi suất đƣợc tự do hóa, thì việc các ngân hàng tài trợ cho những dự án mạo hiểm với mong muốn nhận đƣợc nhƣng khoản lợi nhuận khổng lồ là hồn tồn có thể xảy ra. Thực tế một trong những lợi ích của TDHTC đó là các dự án có độ rủi ro cao và lợi nhuận lớn có thể tìm kiếm đƣợc nguồn tài trợ.
Nếu một khoản cho vay với độ rủi ro cao đƣợc bảo hiểm bằng một danh mục đầu tƣ đa dạng thì khoản cho vay rủi ro này sẽ không thể đẩy các ngân hàng vào tình trạng phá sản hay xét một cách tổng thể thì khơng thể dẫn đến khủng hoảng toàn hệ thống. Tuy nhiên danh mục đầu tƣ mạo hiểm kể cả đa dạng thì thƣờng vẫn rất nhạy cảm với những cú shock kinh tế lớn ví dụ nhƣ suy thối kinh tế.
Bên cạnh đó quản trị danh mục cho vay có độ rủi ro cao là rất phức tạp trong khi ở hầu hết các nƣớc mới ở những năm đầu TDHTC thì các cán bộ nhân viên ngân hàng thƣờng khơng có đủ những kỹ năng và kinh nghiệm quản trị cần thiết này. Đánh giá mức độ rủi ro của dự án và quản trị khoản cho vay từ lúc cấp phát vốn đến lúc thu hồi cùng đòi hỏi những kỹ năng nhất định mà vốn trƣớc đây trong cơ chế cấp phát tín dụng đã khơng đƣợc sử dụng nhiều.
2.2. Rủi ro “bất cập kỳ hạn thanh toán” và “rủi ro tiền tệ”
Tại phần lớn các quốc gia ở những năm đầu mới TDHTC, ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc rót những khoản tiết kiệm trong nƣớc vào đầu tƣ. Những ngân hàng này cấp vốn cho rất nhiều doanh nghiệp mà họ có mối quan hệ từ lâu, đồng thời các giám đốc ngân hàng cũng thƣờng giữ những vị trí nhất định trong ban quản trị của chính những doanh nghiệp đó. Thị trƣờng chứng khốn của các quốc gia này nói chung cũng chƣa phát triển.
Trong bối cảnh đó đáng lý nhu cầu vốn dài hạn, tốt nhất đƣợc thỏa mãn bằng các khoản đầu tƣ dài hạn của những ngƣời cho vay dƣới dạng vốn cổ phần hay trái phiếu dài hạn thì các doanh nghiệp lại phải giải quyết cho những vấn đề thiếu hụt nguồn tài trợ qua ngân hàng. Trong khi đó với vai trị là trung gian tài chính, các ngân hàng thông thƣờng sẽ chuyển các khoản vay ngắn hạn (tiền gửi) thành tài sản
dài hạn (các khoản tín dụng và đầu tƣ), theo đó rủi ro về “bất cập kỳ hạn thanh toán” sẽ xuất hiện. Đặc biệt trong trƣờng hợp TDHTC diễn ra trƣớc khi thị trƣờng liên ngân hàng phát triển thì các ngân hàng có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đối phó với những vấn đề thanh khoản, nếu nhƣ ngân hàng trung ƣơng không đáp ứng kịp thời. Vấn đề thanh khoản tại một ngân hàng có thể nhanh chóng lan sang các ngân hàng khác và trở thành khủng hoảng khi các nhà chức trách không đƣợc thông báo đầy đủ (Chari và Jagannathan, 1988).
Đó là chƣa kể đến tại nhiều quốc gia, TDHTC diễn ra đồng thời với dỡ bỏ các kiểm soát giao dịch tài khoản vốn. Điều này đã tạo nên một rủi ro khác hay còn gọi là rủi ro ngoại hối khi các ngân hàng có thể huy động vốn ngoại tệ từ nƣớc ngồi sau đó cho vay lại trong nƣớc và có sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ. Điều này giải thích cho lý do vì sao mà khủng hoảng tiền tệ thƣờng xảy ra ngay trƣớc khi hoặc đồng thời với khủng hoảng ngân hàng.
2.3. Rủi ro đạo đức kinh doanh do yếu kém trong quản lý vĩ mơ
Cũng đã có những nghiên cứu chứng minh đƣợc rằng trong điều kiện TDHTC cùng với việc giảm độc quyền trong kinh doanh ngân hàng đã làm gia tăng rủi ro đạo đức kinh doanh, một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. (Caprio và Summers, 1993)
Theo Caprio và Summers (1993) và Hellmann, Murdock, và Stiglitz (1994) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro đạo đức đó chính là việc cấp phép kinh doanh ngân hàng ngày càng rộng rãi và sự dỡ bỏ hạn chế trong lãi suất. Khi lãi suất đƣợc kiểm soát và các rào cản gia nhập ngành còn rất nghiêm ngặt thì giấy phép kinh doanh ngân hàng là rất có giá trị. Điều này khuyến khích các ngân hàng quản trị rất tốt cơng tác tín dụng và độ rủi ro của các danh mục tín dụng và đầu tƣ. Tuy nhiên khi TDHTC xuất hiện đã làm tăng mức độ cạnh tranh và giảm lợi nhuận độc quyền thì giá trị của giấy phép kinh doanh ngân hàng theo đó mà cũng mất dần, khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn để mong có đƣợc lợi nhuận lớn hơn. Trong trƣờng hợp này đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế quản lý và giám sát thận trọng có hiệu quả để kiểm sốt tình hình và ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng.
mà bất cứ một cơ chế nào hạn chế các nhà quản trị ngân hàng trong việc đánh giá hợp lý độ rủi ro các quyết định cho vay sẽ là rất nguy hiểm. Hạn chế trách nhiệm là một trong những cơ chế nhƣ vậy. Việc Nhà nƣớc đảm bảo một cách công khai hay ngấm ngầm cho những khoản tiền gửi vào ngân hàng càng làm cho rủi ro đạo đức kinh doanh tăng cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng lơ là trong việc quản lý các khoản tiền gửi một cách hợp lý và cấp tín dụng tràn lan.
Tóm lại TDHTC bằng việc dỡ bỏ các hạn chế đối với các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác đã làm tăng nguy cơ các tổ chức này chấp nhận rủi ro cao hơn. Điều này đã dẫn đến tình trạng dễ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy TDHTC khơng phải là ngun nhân trực tiếp bởi vì các khoản tín dụng và đầu tƣ rủi ro cao nếu đƣợc thẩm định tốt thì hồn tồn có thể mang lại lợi nhuận và thậm chí là lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên do hạn chế trách nhiệm và các cơ chế bảo đảm công khai hay ngấm ngầm khác đã khiến các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Nếu các cơ chế giám sát và quản lý thận trọng kém hiệu quả trong việc quản lý hoạt động của các ngân hàng thì TDHTC sẽ đẩy tồn hệ thống vào tình trạng hết sức mỏng manh. Ngoài ra các kỹ năng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng, quản trị danh mục đầu tƣ mạo hiểm chỉ có thể đƣợc nâng cao dần dần trong mơi trƣờng tài chính tự do và thông qua học hỏi từ thực tế do đó mà NHTM tại các nƣớc mới tiến hành tự do hóa thƣờng dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng.