TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 43 - 48)

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển hệ thống các NHTM Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyển biến theo hƣớng hoạt động dựa nguyên tắc thị trƣờng, lành mạnh về tài chính và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng mở cửa.

1. Giai đoạn từ 1975 đến trƣớc năm 1990

Với những đặc thù riêng về chính trị và xã hội thời kỳ sau giải phóng Miền Nam, q trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tạm chia thành 2 giai đoạn ngắn nhƣ sau:

1.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1985

Ngay sau khi thống nhất, Nhà nƣớc đã tiến hành đình chỉ hoạt động của tất các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh kể cả các ngân hàng nƣớc ngồi tại Việt Nam. Tính đến cuối những năm 80 hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản vẫn hoạt động nhƣ một công cụ ngân sách, chƣa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng. Mặc dù đã tiến hành thành lập các ngân hàng chuyên nghiệp (NHNT và NHĐT&PT) theo Nghị định số 163/CP ban hành ngày 16/06/1977 nhƣng về thực chất Nhà nƣớc vẫn sở hữu và trực tiếp kiểm soát. Khái niệm NHTM hồn tồn khơng tn ti.

Ngân hàng Nhà n-íc ViƯt Nam

Chi nh¸nh NH Nhµ n-íc tØnh, thµnh phè

Chi nhánh NH Nhà n-ớc quận, huyện

Khách hàng

1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990

Theo tinh thần Nghị định 53 HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng, nay là Chính phủ, thì cuộc cải tổ lần đầu tiên có điểm nổi bật là thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên doanh, bao gồm Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng Công - Thƣơng Việt Nam; và Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam và tách chức năng kinh doanh của NHNN giao về cho các ngân hàng chuyên doanh, bƣớc đầu hình thành thị trƣờng kinh doanh ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đƣợc mơ tả nhƣ sau:

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam

Ngân hàng Chuyên doanh Chi nhánh NH Nhà n-ớc Việt Nam

NH Công th-ơng ViƯt Nam

NH PT N«ng nghiƯp ViƯt Nam

NH Đầu t- Xây dựng Việt Nam NH Ngoại th-ơng ViƯt Nam Chi nh¸nh NH Cơng th-ơng Chi nhánh NH PT Nơng nghiƯp Chi nh¸nh NH Đầu t- Xây dựng Chi nhánh NH Ngoại th-ơng

Hình 2.2: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987-1990

Tuy nhiên tổ chức hệ thống ngân hàng kiểu này vẫn còn nhiều nhƣợc điểm nhƣ vẫn còn mang nặng tính chất độc quyền Nhà nƣớc, chƣa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng, khiến cho hệ thống ngân hàng khơng thích ứng đƣợc khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Với nhƣợc điểm nhƣ vậy đòi hỏi một lần nữa phải cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc cùng với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế đa thành phần. Cuộc cải tổ từ năm 1990 đến nay có thể tạm chia thành 2 giai đoạn nhỏ.

2.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000

Ngày 23/05/1990 Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh về NHNN Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính, đánh dấu bƣớc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc tổ chức gần giống nhƣ hệ thống ngân hàng các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động từ một cấp sang hai cấp. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc cơ cấu cụ thể bao gồm: NHNN và các NHTM. Trong đó các NHTM tồn tại dƣới nhiều loại hình sở hữu khác nhau gồm NHTM quốc doanh, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nƣớc ngồi, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, cơng ty tài chính…

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam

C¸c tỉ chøc tÝn dơng Chi nhánh NH Nhà n-ớc Việt Nam

Ngân hàng th-ơng mại

Ngân hàng đầu t-

và phát triển Hợp tác xà tín dụng Cơng ty tài chính

NH th-ơng m¹i qc doanh NH th-ơng mại cổ phần NH th-ơng mại liên doanh Chi nhánh NH th-ơng mại

Hình 2.3: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990-1997

Ƣu điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng kiểu này là đã xóa bỏ đƣợc tính chất độc quyền Nhà nƣớc và có sự hiện diện và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi. Thơng qua đó góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng nhƣ số lƣợng ngân hàng. Số lƣợng các NHTM với nhiều loại hình sở hữu cũng đã tăng dần qua các năm.

Có thể thấy kể từ khi mở cửa đến nay số lƣợng các NHTM đã tăng rất nhanh đáng kể là giai đoạn từ năm 1993 với sự xuất hiện của các NHTM cổ phần. Giai đoạn từ năm 2000-2005 có sự giảm mạnh số lƣợng các NHTM cổ phần nguyên

nhân là theo chủ trƣơng của Đề án tái cơ cấu các NHTM, Nhà nƣớc đã mạnh dạn sắp xếp, sáp nhập, và xóa bỏ hoạt động của các ngân hàng nhỏ lẻ, yếu kém. Về số lƣợng các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi cũng có nhiều thay đổi, tăng theo thời gian, đặc biệt từ năm 1997 - 2006.

Bảng 2.1: Phát triển về số lƣợng NHTM Việt Nam từ 1991-2006

1991 1993 1995 1997 2000 2005 2006

Ngân hàng quốc doanh 4 4 4 5 5 5 5

Ngân hàng cổ phần 4 41 48 50 50 37 34

Ngân hàng liên doanh 1 3 4 4 4 5 5

Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 0 8 18 25 28 31 31

Tổng cộng 9 56 74 84 87 78 78

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NHNN Việt Nam 2003-2006

Cuối năm 1994 Chính phủ thành lập hệ thống Cục đầu tƣ phát triển, tách toàn bộ nguồn vốn thuộc ngân sách cho đầu tƣ xây dựng cơ bản ra khỏi hệ thống ngân hàng, bƣớc đầu tách bạch tín dụng ngân sách với tín dụng thƣơng mại.

2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Rút kinh nghiệm sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng đã từng bƣớc đƣợc sửa đổi và bổ sung thành Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và công bố ngày 26/12/1997. Theo luật này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm:

 NHNN Việt Nam đóng vai trò ngân hàng trung ƣơng;

 Các tổ chức tín dụng đóng vai trị định chế tài chính trung gian.

Các tổ chức tài chính tín dụng đƣợc phân làm thành 2 nhóm là định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Trong đó hoạt động chủ yếu của nhóm định chế tài chính ngân hàng bao gồm: (1) Huy động vốn; (2) Hoạt động tín dụng; (3) Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ; và (4) Các hoạt động khác.

Về mặt hình thức, tổ chức hệ thống ngân hàng khơng có nhiều thay đổi so với giai đoạn trƣớc, song nếu xét về mặt pháp lý và thể chế thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực.

vực ngân hàng theo hƣớng ngày càng mở cửa hơn. Các NHTM Việt Nam đã và đang gia tăng sức cạnh tranh, chuẩn bị tích cực cho thời kỳ hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng. Bắt đầu từ năm 2001 khi tiến hành ký kết Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ và những năm tiếp theo cho đến thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, ngày 11/01/2007, các NHTM Việt Nam đã từng bƣớc “thay da đổi thịt” để có thể cạnh tranh đƣợc với các định chế tài chính hùng mạnh của nƣớc ngồi.

Những diễn biến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2000 đến nay có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM Nhà nƣớc và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM cổ phần.

Năm 2001: Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc ký kết. Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng theo một lộ trình nhất định.

Năm 2002: Tự do hóa lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bƣớc cuối cùng tự do hóa hồn tồn lãi suất thị trƣờng tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.

Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các NHTM. Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội tiến tới tách bạch hồn tồn tín dụng chính sách với tín dụng thƣơng mại theo cơ chế thị trƣờng. Tiến hành sửa đổi Luật NHNN Việt Nam.

Năm 2004: Tiến hành sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các NHTM Nhà nƣớc, triển khai Giai đoạn II Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán.

Năm 2005: Ban hành quy chế kiểm toán độc lập và quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn, đổi mới cơ chế về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo sát thông lệ quốc tế. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thí điểm cổ phần hoá NHNT Việt Nam.

Năm 2006 và 2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007. Theo đó thị trƣờng tài chính ngân hàng sẽ từng bƣớc đƣợc mở cửa cho các doanh nghiệp của nƣớc ngồi vào hoạt động và cạnh tranh bình đẳng với các định chế tài chính trong nƣớc khác. Đây là điều kiện tốt để thị trƣờng tài

chính Việt Nam phát triển nhƣng cũng là một thách thức rất lớn cho các tổ chức tài chính trong nƣớc, nhất là các NHTM.

Trải qua hơn 20 năm kể từ lần cải tổ đầu tiên vào năm 1987 đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Từ hệ thống ngân hàng 1 cấp, mang nặng tính chất sở hữu Nhà nƣớc, NHTM Việt Nam đã từng bƣớc chuyển mình trở thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, đa hình thức sở hữu và dần phát triển thành một hệ thống ngân hàng hiện đại và có khả năng cạnh tranh trên trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 43 - 48)