HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 71)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM DƢỚ

2.1. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

Thực tế cho thấy các NHTM đóng vai trị hết sức to lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế trong mọi lĩnh vực phát triển, từ đầu tƣ của Chính phủ tới đầu tƣ của các tổ chức kinh tế, của cá nhân, hộ gia đình. Trong bối cảnh đổi mới, mở cửa và phát triển nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các NHTM cũng ngày càng có những thay đổi cơ bản, vận hành theo cơ chế thị trƣờng.

a. Về đối tượng cho vay và lãi suất cho vay

Trong thời kỳ bao cấp tín dụng, tín dụng của ngân hàng tập trung tới 90% cho các xí nghiệp quốc doanh, 10% cho khu vực hợp tác xã và không cho vay cá thể. Tuy nhiên cùng chính sách từng bƣớc nới lỏng hoạt động cho vay của các ngân hàng, các NHTM đƣợc phép tự chủ trong quyết định cho vay nên cơ cấu tín dụng của các NHTM có những biến đổi cơ bản, giảm tỷ trọng cho vay đối với khu vực doanh nghiệp quốc doanh và tăng dần tỷ trọng đối với khu vực ngoài quốc doanh.

Bảng 2.8: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %) Năm 1997 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DN quốc doanh 67,4 84,3 44,9 42,0 38,7 35,5 34,0

DN ngoài quốc doanh 32,6 15,7 55,1 58,0 61,3 64,5 66,0

Nguồn: IMF, Vietnam selected issues 2002 và Vietnam annual report 2005

Theo bảng 2.3 ta có thể thấy bắt đầu từ năm 1990 -1997, tỷ trọng cho vay đối với khu vực quốc doanh giảm dần, đặc biệt là năm 1995 với 57%. Nguyên nhân là do Nhà nƣớc đã chủ trƣơng mở rộng đối tƣợng cho vay, đa dạng về ngành nghề và thành phần kinh tế, không hạn chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; đồng thời mở rộng thẩm quyền cấp tín dụng cho các chi nhánh. Tuy nhiên chuyển sang giai đoạn 1997 - 1999 tỷ trọng lại chuyển về hƣớng các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các tổng công ty lớn. Đây cũng là tất yếu khi mà giai đoạn trƣớc với việc tự do hóa hoạt động tín dụng của các NHTM quá mạnh trong khi đó lại thiếu cơ chế giám sát hiệu quả nhƣ: hạn chế trong tiêu chuẩn cấp tín dụng, quy trình thẩm định, kiểm sốt khoản vay, nhất là kiểm sốt dịng tiền của khách hàng để thu hồi nợ, việc cảnh báo rủi ro tín dụng chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên, những khái niệm về nhóm khách hàng có liên quan, ngành hàng kinh doanh có nhiều rủi ro trong nhận thức của cán bộ tín dụng cịn mờ nhạt… nên đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Với khối lƣợng nợ q hạn khó địi của NHTM lên tới trên 14%, trong đó vụ Epco - Minh Phụng (1997) chiếm trên 50%, đƣa một số NHTM rơi vào thời kỳ hết sức khó khăn. Các NHTM do đó đã ngầm chuyển hƣớng sang cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh nên tỷ trọng cho vay cũng có những thay đổi nhất định.

Cùng với nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng nhanh và cơ chế cho vay ngày càng thơng thống, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng cũng tăng mạnh theo thời gian.

21.83 21.8 28.41 41.65 31.1 25.44 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm %

Hình 2.11: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2000-2006

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006 của NHNN Việt Nam

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các NHTM trong thời gian qua khá mạnh, đặc biệt là giai đoạn năm 2004-2005 với 41,65%. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn phát triển của các doanh nghiệp ngày tăng, các NHTM lại ra sức gia tăng vốn tự có, cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, theo đó cho phép mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên sang đến năm 2006 thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng có xu hƣớng chậm lại nguyên nhân là do sự phát triển ngày càng mạnh của thị trƣờng chứng khoán. Các doanh nghiệp chuyển từ sử dụng vốn vay của các NHTM để đầu tƣ sang huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thơng qua thị trƣờng chứng khốn.

c. Về thị phần hoạt động cho vay

Hiện nay trong hệ thống NHTM Việt Nam thì các NHTM Nhà nƣớc vẫn chiếm thị phần lớn trong hoạt động cho vay nội tệ, luôn giữ ở mức ổn định khoảng 70- 80%. Đối với các NHTM cổ phần thị phần hoạt động cho vay có xu hƣớng ngày càng tăng, từ đứng thứ 3 trong tồn hệ thống thì nay đã vƣợt qua chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi để xếp vị trí thứ 2.

Đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ vậy là do hệ thống NHTM trong nƣớc mà đặc biệt là các NHTM quốc doanh Nhà nƣớc có ƣu thế về huy động vốn nội tệ,

thêm vào đó lại có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp và có mối quan hệ lâu đời, khăng khít với nhóm khách hàng tổng cơng ty, các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tuy đƣợc đối xử nhƣ các ngân hàng Việt Nam trong hoạt động này, song do nguồn vốn tự có hạn chế lại bị những quy định liên quan đến mạng lƣới giao dịch nên khó cạnh tranh đƣợc với ngân hàng trong nƣớc. Cũng tƣơng tự nhƣ hoạt động huy động vốn, các NHTM cổ phần ngày càng đóng một vai trị quan trọng khi mà tỷ trọng cho vay tăng từ khoảng 9% năm 2000 lên đến hơn 21% năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng vốn tự có của các ngân hàng này khá cao bên cạnh đó chất lƣợng dịch vụ tín dụng cũng đƣợc cải thiện rất nhiều, đỡ phiền hà và phức tạp hơn so với các NHTM quốc doanh.

Bảng 2.9 : Thị phần hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam so với chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam (Đơn vị: %)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 NHTM Nhà nƣớc 76,7 79,0 79,9 78,6 76,9 70,80 63,94

NHTM cổ phần 9,2 9,3 9,5 10,8 11,6 14,76 21,16

Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 11,3 9,5 7,7 7,7 8,3 8,31 8,04

Ngân hàng liên doanh 1,0 1,0 1,1 1,2 1,2 1,17 1,25

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2003-2006.

Tuy nhiên trong thời gian sắp tới, khi mà hoạt động của các tổ chức tín dụng đƣợc tự do hóa hồn tồn và mở cửa thị trƣờng tài chính - ngân hàng, cùng với việc cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngồi thì thị phần hoạt động của các NHTM Việt Nam có lẽ sẽ khơng đƣợc cao nhƣ vậy.

d. Tình hình nợ quá hạn của các NHTM Việt Nam

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng mạnh là một dấu hiệu đáng mừng song khi xem xét tốc độ tăng trƣởng tín dụng thì cần phải đặt nó trong mối quan hệ với chất lƣợng tín dụng.

Giai đoạn từ năm 1990 - 2000, chính sách tín dụng tuy thơng thống nhƣng hệ thống ngân hàng lại thiếu một cơ chế giám sát hiệu quả nhƣ đã đề cập ở trên nên tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc đánh giá theo các quy định chủ quan của các ngân hàng trên 13%.

NHTM, Thủ tƣớng chính phủ có quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Tiếp theo đó NHNN cũng đã ban hành Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn dƣ nợ đến 31/12/2000. Do đó tính đến năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn khoảng 8% trên tổng dƣ nợ.

Bảng 2.10 : Nợ quá hạn của các NHTM theo phân loại của NHNN Năm

ChØ tiªu 1999 2000 2001 2002 2003

Tổng dƣ nợ (tỉ VND) toàn bộ nền kinh tế 139.180 184.936 225.704 286.614 365.300

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ 13,2% 10,75% 8,7% 8,15% 8,02%

Nguồn: NHNN Việt Nam

Nhƣ vậy có thể thấy tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hƣớng giảm, nhƣng nếu tính số tuyệt đối thì đây là con số nợ quá hạn là rất lớn do tốc độ tăng trƣởng tín dụng nhanh. Nếu số nợ này trở thành nợ khó địi, nợ xấu thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và các doanh nghiệp vay vốn.

Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế về ngân hàng chúng ta còn phải phấn đấu hơn nữa để hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tiến gần hơn với con số 5%. Đây vẫn đang là thách thức đặt ra đối với các NHTM Việt Nam, đặc biệt là thời điểm tự do hóa hồn tồn hoạt động các tổ chức tín dụng đang ngày càng tiến đến gần.

2.2. Hoạt động nghiệp vụ đầu tư

Trƣớc giai đoạn trƣớc năm 2004, khi mà thị trƣờng chứng khốn cịn chƣa thật sự sôi động, hoạt động đầu tƣ của các NHTM Việt Nam mới chỉ rất đơn giản, dừng lại ở những hình thức nhƣ góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh, mua cổ phần của các công ty, đơn vị kinh tế và các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ đầu tƣ vào chứng khốn vẫn cịn thấp, chỉ ở mức 3%-5%. Điều này chứng tỏ các NHTM chƣa thực sự quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này.

Sau năm 2004 đến nay các NHTM đang ra sức đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ tài chính. Với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản việc đẩy mạnh đầu tƣ tài chính cũng nhƣ hình thành các cơng ty chun đầu tƣ tài chính

là điều kiện tốt để các ngân hàng tạo thêm lợi nhuận. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của ACB, từ đầu năm 2007 đến tháng 8/2007 ngân hàng này tuyên bố trong 880 tỷ VND lợi nhuận thì có đến hơn 30% là thu nhập từ hoạt động tài chính.

Bên cạnh đó các NHTM cũng tiến hành đẩy mạnh hợp tác trong đầu tƣ với các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngồi. Cụ thể, Sacombank góp vốn với Dragon Fund thành lập Công ty Liên doanh Quản lý quỹ và đầu tƣ chứng khoán - VFM, NHNo&PTNT Việt Nam với một đối tác của Mỹ thành lập quỹ đầu tƣ liên doanh… Điều này hứa hẹn sẽ giúp cải thiện phần nào tình hình hoạt động đầu tƣ ảm đạm của các NHTM Việt Nam do tiếp nhận đƣợc những kinh nghiệm trong quản lý và nghiệp vụ đầu tƣ của các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngồi.

Tóm lại, hoạt động tín dụng và đầu tƣ của các NHTM Việt Nam hiện nay đã có những biến đổi sâu sắc cả chất và lƣợng. Trong bối cảnh tự do hóa lãi suất và tự do hóa hoạt động cho vay, các NHTM đã có quyền tự chủ trong hoạt động tín dụng, tự quyết định đối tƣợng cho vay, mức lãi suất, thời hạn cho vay… Nhờ vậy mà tình hình chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc cải thiện, số lƣợng nợ quá hạn và nợ xấu cũng đã giảm dần. Bên cạnh những điểm tích cực đó, hoạt động tín dụng và đầu tƣ của các NHTM Việt Nam vẫn cịn nhiều điểm bất cập. Chất lƣợng tín dụng tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng tiềm ẩn rủi ro lớn. Chỉ số nợ quá hạn trong tổng mức cho vay vẫn còn cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Hoạt động đầu tƣ vẫn đang còn đơn điệu và chƣa thực sự mang lại kết quả.

3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Kinh doanh dịch vụ ngân hàng đƣợc xem là mảng nghiệp vụ không những làm cho các NHTM trở thành các ngân hàng đa năng mà còn là mảng nghiệp vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó đây là chính là hoạt động mà theo dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho NHTM trong nƣớc khơng cịn.

Trong những năm gần đây, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng đặc biệt là trong bối cảnh TDHTC thì các NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển nghiệp vụ này. Các dịch vụ chủ yếu hiện nay là dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và một số dịch vụ mới.

a. Thanh toán trong nước

Việc mở rộng dịch vụ đã làm cho quy mơ thanh tốn qua các NHTM ngày càng tăng nhanh.

Tại thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2004, tổng khối lƣợng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn ƣớc tính đạt khoảng 1.638.112 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2003, chiếm 85% trong tổng khối lƣợng thanh tốn qua ngân hàng. Cịn tại Hà Nội doanh số thanh toán qua ngân hàng ƣớc đạt 3.211.280 tỷ đồng, chiếm 91,3% tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng. Tính trên tồn quốc, tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng ngừng tăng cao, với tốc độ hàng năm khoảng 5-7%.

69.2 73.4 70.9 75 75 77.44 77.97 79.56 80.99 82.79 60 65 70 75 80 85 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm %

Hình 2.12: Tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các NHTM

Nguồn: NHNN Việt Nam

Đạt đƣợc những kết quả nhƣ vậy là do thực hiện chủ trƣơng giảm tiền mặt trong lƣu thông, các NHTM đã ra sức cải thiện dịch vụ thanh tốn, đầu tƣ phát triển các cơng nghệ hiện đại, mở rộng mạng lƣới chi nhánh khắp các tỉnh thành, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán diễn ra nhanh hơn, tại nhiều địa phƣơng hơn.

b. Dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong dịch vụ thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng liên tục trong nhiều năm qua. Thị phần cung cấp dịch vụ thanh tốn quốc tế hiện nay khơng cịn chỉ là sân chơi của các NHTM Nhà nƣớc lớn mà còn là dịch vụ cung cấp của nhiều NHTM cổ phần hiện nay. Cho đến nay có đến 42/48 ngân hàng trong nƣớc tham gia vào hoạt dộng thanh toán quốc tế.

Cũng trong năm 2007 đã có đến 13 ngân hàng đạt giải thƣởng Thanh tốn quốc tế Chất luợng cao do Công ty Citi trao tặng, tăng gần gấp 3 lần so với con số 5 ngân hàng năm 2005. Điều này đã minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ vƣợt bậc về chuyên môn ở cả hai khối NHTM quốc doanh và ngân hàng cổ phần, giúp củng cố thêm năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trên thị trƣờng.

Tuy nhiên theo đánh giá, hoạt động thanh toán của các NHTM Việt Nam hiện nay khơng đồng bộ, vẫn cịn nhiều ngân hàng chƣa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngồi ra tâm lý thích sử dụng tiền mặt đã hạn chế rất nhiều trong các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

3.2. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Năm 1988 NHNN đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh ngoại hối cho hầu hết các NHTM (Nghị định 161 ngày 18/10/1988). Giai đoạn này nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam vẫn cịn sơ khai, đơn giản cả về quy mơ và trang thiết bị… năng lực cán bộ, trình độ quản lý cịn hết sức hạn chế. Các NHTM chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng để hƣởng phí.

Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong bối cảnh TDHTC các NHTM Việt Nam buộc phải từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, hiện đại hóa hệ thống thiết bị kinh doanh, mở rộng nghiệp vụ ngoại hối tới khách hàng. Hiện nay khơng chỉ có các NHTM quốc doanh tham gia kinh doanh ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế mà cịn có nhiều NHTM cổ phần khác cũng tham gia. Một số ngân hàng còn tổ chức lại mơ hình kinh doanh ngoại tệ theo mơ hình của một ngân hàng hiện đại, tách bách hoạt động thanh toán và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, qua đó hạn chế rủi ro. Nhiều NHTM thực hiện các giao dịch ngoại tệ thông qua hệ thống thông tin hiện đại mà chủ yếu là hệ thống Reuters Dealing 20006.

Trong năm 2006 tổng khối lƣợng ngoại tệ kinh doanh của toàn bộ hệ thống

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)