VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 67 - 69)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM DƢỚ

1.2. VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM

Vốn tự có đóng vai trị to lớn trong hoạt động của các NHTM vì đây là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng và là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng.

Trƣớc năm 2000, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đều thấp, ở mức khoảng 2%. Nhƣng dƣới tác động của TDHTC với sự tham gia thị trƣờng ngày càng nhiều của các NHTM nƣớc ngồi thì vấn đề nâng cao năng lực tài

chính đã trở nên hết sức cần thiết, đảm bảo an toàn cho hoạt động và sức cạnh tranh của các ngân hàng. Do đó từ năm 2000 đến nay, các NHTM không ngừng tăng lƣợng vốn tự có. Ngồi ra theo Hiệp ƣớc Basel Việt Nam đã ký với IMF, giai đoạn 2007 - 2008 các NHTM Việt Nam đều phải đạt yêu cầu an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Bảng 2.5 : Vốn tự có của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2006 Năm 2003 2004 2005 2006 Q3/2007* Vốn tự có (tỷ đồng) 26,596 32,355 43,157 58,592 60,681 Tốc độ phát triển vốn tự có (%) --- 21,65 33,39 35,76 3,57 Hệ só vốn tự có/tổng tài sản (%) 4,82 4,76 5,11 5,19 5,39

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam *: Số liệu ước tính

Qua số liệu của bảng trên có thể thấy quy mơ vốn tự có và hệ số vốn tự có/tổng tài sản qua các năm đều tăng. Lƣợng vốn tự có của các ngân hàng tính đến hết quý 3/2007 đã tăng hơn 2,3 lần so với năm 2003, hệ số vốn tự có đạt mức trung bình tồn hệ thống hiện nay ở khoảng 5,4%. Việc tăng vốn tự có của các NHTM đƣợc thơng qua các hình thức nhƣ vốn cấp ngân sách, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

Các NHTM cổ phần đã thực hiện tăng vốn tự có bằng cách tranh thủ thu hút đầu tƣ từ các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngồi thơng qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Tính đến nay các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngồi đã và đang chuyển khoảng trên 200 triệu USD vào mua cổ phần các NHTM trong nƣớc. Các ngân hàng nhƣ ACB, Sacombank, Techcombank, VIB, VP bank, … đều có các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ ANZ của Australia, IFC của World Bank, Standard Chartered Bank tham gia góp vốn. Khơng chỉ nhận đƣợc một khoản vốn lớn các NHTM cổ phần này còn nhận đƣợc các khoản trợ giúp kỹ thuật hiện đại hố cơng nghệ, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị điều hành từ phía các đối tác tham gia góp vốn cổ phần.

Đối với các NHTM quốc doanh, việc tăng vốn tự có đƣợc thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc, cụ thể năm 2004 cấp bổ sung 3.294,9 tỷ đồng, năm

2005 cấp 800 tỷ đồng cho NHCT và NHNT… Do đó từ mức vốn tự có thấp, chỉ khoảng 1.100 tỷ đồng đến cuối năm 2007 đã tăng lên xấp xỉ 5.578 tỷ đồng (khoảng 380 triệu USD.

Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực song theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì lƣợng vốn nhỏ và tỷ lệ an tồn vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp. Cụ thể:

Về quy mơ vốn, tính trên lãnh thổ Việt Nam, khối NHTM Nhà nƣớc có vốn điều lệ cao nhất, đứng đầu là NHNNo&PTNT với 5.190 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 325 triệu USD. Mức vốn tự có trung bình của mỗi ngân hàng chỉ là 4200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 NHTM Nhà nƣớc chỉ tƣơng đƣơng với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Đối với khối NHTM cổ phần, theo thống kê của NHNN Việt Nam, đến 6/2/2007 có 34 NHTM cổ phần đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đạt 16.564 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM cổ phần đều đạt mức 8% nhƣng quy mơ vốn lại nhỏ. Tính trên tồn hệ thống thì hệ số an tồn vốn vẫn là thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 5-6%. Đây là nguyên nhân làm giảm sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM hiện nay.

Với quy mơ vốn và tỷ lệ an tồn vốn cịn thấp nhƣ hiện nay thì các NHTM Việt Nam cịn cần phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động nghiệp vụ nguồn vốn đặc biệt là vốn tự có để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngồi, nhất là khi các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (Trang 67 - 69)