III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM DƢỚ
3.3. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng I, TDHTC tác động tích cực đến việc mở rộng các hoạt động dịch vụ cung cấp do đó các NHTM đã khơng ngừng phát triển một số dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ dịch vụ thẻ, dịch vụ cho vay tiêu dùng…
a. Dịch vụ thẻ
Trƣớc năm 2000 các NHTM trong nƣớc hoàn toàn chƣa tham gia vào thị trƣờng thẻ. Song từ sau 2000 đến nay có đến 23 ngân hàng tham gia vào dịch vụ thẻ, trong đó có 5 ngân hàng không chỉ dừng lại ở phát hành thẻ nội địa mà còn cung cấp dịch vụ thẻ quốc tế. Trên thị trƣờng có trên 60 loại thẻ khác nhau bao gồm cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa với nhiều tiện ích cho khách hàng.
Dịch vụ thẻ phát triển mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay là dịch vụ thẻ rút tiền tự động ATM. Tính đến năm 2006 số lƣợng máy ATM là 2.104 tăng gần 9 lần so với thời điểm năm 2003. Số lƣợng thẻ trong lƣu thông hiện nay đạt trên 3,5 triệu thẻ, tăng gần 30% so với năm 2005.
273 485 1781 2184 4000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2003 2004 2005 2006 Aug-07 Năm ChiÕc
Hình 2.14: Số lƣợng máy ATM lắp đặt tại Việt Nam từ năm 2003-2007
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 NHNN Việt Nam.
Nguyên nhân phát triển khối lƣợng máy ATM là do các NHTM đã ra sức đầu tƣ công nghệ, mở rộng mạng lƣới máy ATM ở khắp tất cả các tỉnh thành trong nƣớc, tăng tính năng và tiện ích thẻ, có thể thanh tốn trực tuyến, thanh tốn một số loại hóa đơn…Ngồi ra NHTM còn đẩy mạnh việc xây dựng trung tâm chuyển mạch để kết nối các máy ATM và các thiết bị đầu cuối của các ngân hàng lại với nhau và liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ nhƣ: Banknet, liên kết qua NHNT Việt Nam… Hệ thống thanh toán bù trừ nội địa thẻ Visa, với mục tiêu xử lý bù trừ cho các giao dịch thẻ Visa nội địa của 8 ngân hàng thành viên đã đi vào hoạt động từ 31/7/2006 với doanh số tính đến 18/9/2006 đạt 8,2 tỷ đồng.
Ngồi ra, các NHTM trong nƣớc cịn tiến hành hợp tác và tận dụng những tiến bộ công nghệ và mạng lƣới hoạt động của nƣớc ngồi. Ví dụ nhƣ liên kết giữa ANZ và Sacombank và liên kết giữa CitiBank và EAB. CitiBank đã ký hợp đồng hợp tác với EAB về phát triển dịch vụ. CitiBank hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của EAB về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và kết nối hệ thống thanh toán thẻ của EAB với hệ thống thẻ của Citibank.
Mặc dù đã có nhiều sự tiến bộ vƣợt bậc nhƣng theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì dịch vụ thẻ tại Việt Nam hiện nay vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng to lớn của nƣớc ta hiện nay. Ví dụ nhƣ dịch vụ thẻ tín dụng, Việt Nam hiện
nay có trên 80 triệu dân nhƣng mới chỉ có khoảng 300.000 thẻ tín dụng, trong khi Thái Lan có 64 triệu dân nhƣng có tới gần 4 triệu thẻ tín dụng. Nhƣ vậy tiềm năng thị trƣờng Việt Nam là rất lớn, nếu không nhanh chân nắm bắt thị trƣờng và khai thác tối đa về mạng lƣới thì việc bị mất thị phần cho các đối thủ nƣớc ngoài - những ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và có khả năng kết nối với mạng lƣới tồn cầu là hồn tồn có thể.
b. Dịch vụ cho vay tiêu dùng
Giai đoạn trƣớc năm 2000, dịch vụ cho vay tiêu dùng thực sự không phát triển nguyên nhân là do các quy định chặt chẽ về điều kiện vay và mức vay. Nhƣng từ năm 2000 đến nay cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng đang là một hƣớng đi mới đầy tiềm năng giúp các NHTM phân tán rủi ro. Các đối tƣợng khách hàng đƣợc vay tiêu dùng từ chủ yếu là cán bộ công nhân viên Nhà nƣớc trƣớc đây đã đƣợc mở rộng ra đối với ngƣời làm việc tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Tuy vậy tính đến nay hoạt động này vẫn chỉ mới ở dạng sơ khai và bƣớc đầu, chƣa đạt đƣợc nhiều kết quả. Trong khi đó mảng nghiệp vụ này ở các ngân hàng nƣớc ngoài lại rất phát triển. Nguyên nhân là do các ngân hàng nƣớc ngoài có những ƣu thế trong kinh nghiệm và chất lƣợng dịch vụ. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với ngân hàng trong nƣớc vì hiện nay cho vay tiêu dùng đang là xu hƣớng phát triển mới.
Nhƣ vậy hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các NHTM Việt Nam, cả khối NHTM Nhà nƣớc và NHTM cổ phần đều có những bƣớc chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng cùng với mở cửa thị trƣờng tài chính - ngân hàng, các NHTM đã khơng ngừng đa dạng hóa dịch vụ cung cấp và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Các dịch vụ kinh doanh hiện nay của các NHTM Việt Nam không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống nhƣ huy động, cho vay, chuyển tiền… mà còn phát triển và mở rộng ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, dịch vụ thẻ, cho vay tiêu dùng… Để đạt đƣợc những thành tích nhƣ vậy các NHTM đã không ngừng đầu tƣ thích đáng về mặt cơng nghệ, đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài, chú trọng đào tạo nhân lực… Tuy nhiên phải thừa nhận rằng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nghèo nàn đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao, chƣa định hƣớng theo các nhu cầu
khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dƣới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Hiện nay ƣu thế thị phần dịch vụ ngân hàng có vẻ đang thuộc về các NHTM Việt Nam, đó là nhờ sự bảo hộ mạnh mẽ của Nhà nƣớc đối với ngành dịch vụ này. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi mà thị trƣờng trở nên thơng thống hơn, mở cửa hoàn tồn dịch vụ ngân hàng thì những ƣu thế về mạng lƣới, về am hiểu thông tin nội địa sẽ mất dần giá trị. Do đó các NHTM cần phải có những bƣớc đi đúng đắn trong việc nâng cao năng lực để từ đó có thể cạnh tranh đƣợc với ngân hàng nƣớc ngoài.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM