Khái niệm hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 26 - 28)

1.2.5 .Quản lý hoạt động giáo dục

1.2.7. Khái niệm hoạt động trải nghiệm

Hoạt động là phương thức tồn tại của một sự vật, hiện tượng. Con người chỉ ngừng hoạt động khi khơng cịn sự sống. Theo các nhà tâm lý học, hoạt động bao gồm hai q trình: q trình đối tượng hố (xuất tâm) và q trình chủ thể hố (nhập tâm).

Q trình đối tượng hố là hoạt động của con người tác động vào sự vật, hiện tượng để tạo ra sản phẩm và thay đổi thế giới. Q trình chủ thể hố là sự lĩnh hội những tri thức, quy luật trong quá trình hoạt động tương tác với

sự vật, hiện tượng, từ đó chuyển hố thành những kinh nghiệm cá nhân, hình thành nên nhân cách cho mình.

Như vậy, thơng qua hoạt động con người thiết lập, vận hành mối quan hệ của mình với thế giới và với người khác, “sáng tạo ra lịch sử và trong q trình đó, sáng tạo ra chính bản thân mình” (Các-Mác).

Trải nghiệm là bản chất hoạt động của con người, bởi chính q trình tương tác với sự vật, hiện tượng, với người khác và lĩnh hội, tư duy, rút ra kinh nghiệm cho bản thân là hoạt động trải nghiệm. Platon K.K. nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ tâm lý học giáo dục, A.N. Leontiev cho rằng “trong cuộc đời mình, con người đã đồng hố kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”.

Trải nghiệm, dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau:

- Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong q trình giáo dục và đào tạo chính quy.

- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục; thông qua giao tiếp với nhau, với người lớn hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường...

- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh hoạ cho một quan điểm lý luận cụ thể.

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục là việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có định hướng, có phương pháp nhằm tạo ra môi trường để học sinh được trải nghiệm, qua đó tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thể hiện thái

độ để hình thành năng lực và phẩm chất. Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung: “bản chất của hoạt động là mang tính trải nghiệm (chủ thể thực hiện) và mang tính sáng tạo (dấu ấn chủ thể)...”, “...hoạt động bao giờ cũng có thuộc tính trải nghiệm, sáng tạo (của chủ thể). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ bản chất của hoạt động cá nhân. Giáo dục trong nhà trường hoặc các lực lượng giáo dục xã hội tổ chức, phù hợp quy luật của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người.” [3, tr. 32).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông olympia (Trang 26 - 28)